Người lao động đã đòi được quyền lợi chính đáng của mình sau hơn 10 năm gian nan theo đuổi vụ kiện đòi lương chưa có tiền lệ
Tòa Phúc thẩm TAND TP HCM vừa tuyên buộc BP Exploration Operating Co. Ltd (Tập đoàn Dầu khí BP, trụ sở tại Anh), phải trả cho ông Phạm Thế Hùng, nguyên kỹ sư vô tuyến điện, hơn 132 triệu đồng tiền lương. Đây là một vụ án lao động đặc biệt bởi lần đầu tiên TAND TP HCM thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế, triệu tập đại diện BP từ Anh sang Việt Nam tham gia phiên tòa.
Khốn khổ vì bị chiếm dụng tiền lương
Theo trình bày của ông Hùng, ông cùng hơn 30 công nhân (CN) Việt Nam khác được Tập đoàn Dầu khí BP tuyển dụng, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2004. Họ được cử đi làm việc tại giàn khai thác khí Lan Tây - thuộc dự án Nam Côn Sơn, dự án mà Chính phủ đã cam kết bảo lãnh cho hợp đồng phân chia sản phẩm, trong đó có điều khoản người lao động (NLĐ) được miễn các loại thuế, kể cả thuế thu nhập cá nhân (TNCN), không phân biệt người Việt Nam hay nước ngoài.
Công nhân Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí BP đang làm việc tại giàn khai thác khí Lan Tây. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Thế nhưng, trong suốt thời gian các lao động Việt Nam làm việc tại đây, Tập đoàn Dầu khí BP vẫn khấu trừ tiền lương của họ để đóng thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong khi lao động người nước ngoài được miễn. Tổng số tiền lương mà BP đã khấu trừ của NLĐ từ năm 2003 - 2008 là hơn 22,3 tỉ đồng. Đáng nói là đến năm 2008, tập đoàn này đã viện lý do lao động Việt Nam là đối tượng miễn thuế TNCN để làm thủ tục thu hồi số tiền đã đóng thuế TNCN cho NLĐ. Song, số tiền đó BP không trả lại cho CN mà cấn trừ qua các khoản thuế khác thuộc nghĩa vụ mà tập đoàn phải đóng.
Giữa năm 2009, phát hiện sự việc, 35 CN đã khởi kiện đòi phần tiền lương bị BP chiếm dụng trái pháp luật, trong đó có ông Hùng. Tuy nhiên, trong lúc vụ việc đang được các cơ quan luật pháp Việt Nam thụ lý giải quyết thì tháng 10-2011, Tập đoàn Dầu khí BP chuyển nhượng 35% vốn góp của mình trong dự án khai thác dầu khí ở Việt Nam cho đối tác mới là Công ty TNK Vietnam B.V (Công ty TNK). Sau đó, BP rút khỏi Việt Nam nhưng lại không thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định, đồng thời chối bỏ trách nhiệm giải quyết các tồn đọng tranh chấp về tiền lương cho CN Việt Nam.
"Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho tôi trong quá trình theo đuổi vụ kiện, khi bị đơn là một pháp nhân nước ngoài không còn hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam và việc triệu tập một bị đơn như vậy đến tòa là chưa hề có tiền lệ" - ông Hùng cho biết.
Buộc doanh nghiệp nhận sai
Giữa năm 2009, vụ án đòi lương của các CN được TAND quận 2, TP HCM thụ lý. Đột nhiên, Công ty TNK xuất hiện và lấy cớ đã kế thừa 35% vốn từ BP ở Việt Nam nên mọi quyền và nghĩa vụ của tập đoàn trong hợp đồng khai thác, phân chia sản phẩm ở Việt Nam, công ty sẽ chịu trách nhiệm nên đề nghị xin được làm bị đơn thay cho BP.
"Chúng tôi ký hợp đồng lao động với Tập đoàn Dầu khí BP, không phải với Công ty TNK và tranh chấp về tiền lương giữa 2 bên phát sinh trước khi công ty này thành lập. Như vậy, việc Công ty TNK tự nhận trách nhiệm về mình là không hợp lý nên chúng tôi không đồng ý thay đổi bị đơn. Thế nhưng, thật khó hiểu khi ở các phiên xử sơ thẩm cũng như một số phiên xử phúc thẩm sau đó tại TAND quận 2 và TAND TP HCM năm 2011, tòa vẫn đặt Công ty TNK vào ghế bị đơn để xét xử khiến chúng tôi rất bức xúc" - ông Hùng nhớ lại.
Sau đó, với quyết tâm buộc BP phải thực hiện nghĩa vụ đối với lao động Việt Nam, ông Hùng đã kháng cáo vụ án lên tòa phúc thẩm. Xét thấy kháng cáo của NLĐ là có cơ sở, ngày 2-12-2016, TAND TP HCM đã ban hành các văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh, Tập đoàn BP, Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh..., thông báo sẽ đưa vụ án ông Hùng kiện BP ra xét xử phúc thẩm tại TP HCM. Ngày 20-1-2017, Bộ Tư pháp đã ra Văn bản số 138/BTP-PLQT gửi Bộ Ngoại giao đề nghị thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự đối với BP. Sau đó, tập đoàn này đã buộc phải cử người đại diện theo ủy quyền tham gia quá trình xét xử.
Do là lần đầu tiên tại Việt Nam, một vụ án dân sự mang tính xuyên biên giới được thực hiện ủy thác quốc tế, triệu hồi bị đơn từ nước ngoài để tham gia xét xử còn nhiều mới mẻ nên mới đây, quy trình thủ tục tố tụng mới hoàn tất và vụ án được đưa ra xét xử. Kết quả, Tập đoàn Dầu khí BP thua kiện và phải trả hơn 132 triệu đồng tiền lương cho ông Hùng.
Dù vụ kiện kết thúc thắng lợi nhưng nhiều người tham gia phiên xử đều ái ngại về việc thi hành án đặc biệt này. Ông Hùng bày tỏ: "Tôi biết nếu BP không tự nguyện thực hiện thì quá trình thi hành án sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Có thể tôi sẽ phải thực hiện thủ tục ủy thác cho một công ty luật ở Anh thực hiện bản án của tòa đối với BP. Dù vậy, mục đích của tôi khi kiên trì theo đuổi vụ kiện suốt 10 năm qua chính là muốn bảo vệ danh dự, tìm sự công bằng và buộc doanh nghiệp phải thừa nhận cái sai của mình. Do đó, dù khó mấy, tôi cũng sẽ quyết buộc BP phải thi hành án. Bên cạnh đó, chiến thắng này sẽ là tiền đề giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục đòi quyền lợi cho 28 đồng nghiệp - những người đã ủy quyền cho tôi theo đuổi vụ kiện từ năm 2009 nhưng đã bị ách tắc tại TAND quận 2 đến nay".
Tòa Phúc thẩm TAND TP HCM vừa tuyên buộc BP Exploration Operating Co. Ltd (Tập đoàn Dầu khí BP, trụ sở tại Anh), phải trả cho ông Phạm Thế Hùng, nguyên kỹ sư vô tuyến điện, hơn 132 triệu đồng tiền lương. Đây là một vụ án lao động đặc biệt bởi lần đầu tiên TAND TP HCM thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế, triệu tập đại diện BP từ Anh sang Việt Nam tham gia phiên tòa.
Khốn khổ vì bị chiếm dụng tiền lương
Theo trình bày của ông Hùng, ông cùng hơn 30 công nhân (CN) Việt Nam khác được Tập đoàn Dầu khí BP tuyển dụng, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2004. Họ được cử đi làm việc tại giàn khai thác khí Lan Tây - thuộc dự án Nam Côn Sơn, dự án mà Chính phủ đã cam kết bảo lãnh cho hợp đồng phân chia sản phẩm, trong đó có điều khoản người lao động (NLĐ) được miễn các loại thuế, kể cả thuế thu nhập cá nhân (TNCN), không phân biệt người Việt Nam hay nước ngoài.
Công nhân Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí BP đang làm việc tại giàn khai thác khí Lan Tây. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Giữa năm 2009, phát hiện sự việc, 35 CN đã khởi kiện đòi phần tiền lương bị BP chiếm dụng trái pháp luật, trong đó có ông Hùng. Tuy nhiên, trong lúc vụ việc đang được các cơ quan luật pháp Việt Nam thụ lý giải quyết thì tháng 10-2011, Tập đoàn Dầu khí BP chuyển nhượng 35% vốn góp của mình trong dự án khai thác dầu khí ở Việt Nam cho đối tác mới là Công ty TNK Vietnam B.V (Công ty TNK). Sau đó, BP rút khỏi Việt Nam nhưng lại không thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định, đồng thời chối bỏ trách nhiệm giải quyết các tồn đọng tranh chấp về tiền lương cho CN Việt Nam.
"Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho tôi trong quá trình theo đuổi vụ kiện, khi bị đơn là một pháp nhân nước ngoài không còn hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam và việc triệu tập một bị đơn như vậy đến tòa là chưa hề có tiền lệ" - ông Hùng cho biết.
Buộc doanh nghiệp nhận sai
Giữa năm 2009, vụ án đòi lương của các CN được TAND quận 2, TP HCM thụ lý. Đột nhiên, Công ty TNK xuất hiện và lấy cớ đã kế thừa 35% vốn từ BP ở Việt Nam nên mọi quyền và nghĩa vụ của tập đoàn trong hợp đồng khai thác, phân chia sản phẩm ở Việt Nam, công ty sẽ chịu trách nhiệm nên đề nghị xin được làm bị đơn thay cho BP.
"Chúng tôi ký hợp đồng lao động với Tập đoàn Dầu khí BP, không phải với Công ty TNK và tranh chấp về tiền lương giữa 2 bên phát sinh trước khi công ty này thành lập. Như vậy, việc Công ty TNK tự nhận trách nhiệm về mình là không hợp lý nên chúng tôi không đồng ý thay đổi bị đơn. Thế nhưng, thật khó hiểu khi ở các phiên xử sơ thẩm cũng như một số phiên xử phúc thẩm sau đó tại TAND quận 2 và TAND TP HCM năm 2011, tòa vẫn đặt Công ty TNK vào ghế bị đơn để xét xử khiến chúng tôi rất bức xúc" - ông Hùng nhớ lại.
Sau đó, với quyết tâm buộc BP phải thực hiện nghĩa vụ đối với lao động Việt Nam, ông Hùng đã kháng cáo vụ án lên tòa phúc thẩm. Xét thấy kháng cáo của NLĐ là có cơ sở, ngày 2-12-2016, TAND TP HCM đã ban hành các văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh, Tập đoàn BP, Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh..., thông báo sẽ đưa vụ án ông Hùng kiện BP ra xét xử phúc thẩm tại TP HCM. Ngày 20-1-2017, Bộ Tư pháp đã ra Văn bản số 138/BTP-PLQT gửi Bộ Ngoại giao đề nghị thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự đối với BP. Sau đó, tập đoàn này đã buộc phải cử người đại diện theo ủy quyền tham gia quá trình xét xử.
Do là lần đầu tiên tại Việt Nam, một vụ án dân sự mang tính xuyên biên giới được thực hiện ủy thác quốc tế, triệu hồi bị đơn từ nước ngoài để tham gia xét xử còn nhiều mới mẻ nên mới đây, quy trình thủ tục tố tụng mới hoàn tất và vụ án được đưa ra xét xử. Kết quả, Tập đoàn Dầu khí BP thua kiện và phải trả hơn 132 triệu đồng tiền lương cho ông Hùng.
Dù vụ kiện kết thúc thắng lợi nhưng nhiều người tham gia phiên xử đều ái ngại về việc thi hành án đặc biệt này. Ông Hùng bày tỏ: "Tôi biết nếu BP không tự nguyện thực hiện thì quá trình thi hành án sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Có thể tôi sẽ phải thực hiện thủ tục ủy thác cho một công ty luật ở Anh thực hiện bản án của tòa đối với BP. Dù vậy, mục đích của tôi khi kiên trì theo đuổi vụ kiện suốt 10 năm qua chính là muốn bảo vệ danh dự, tìm sự công bằng và buộc doanh nghiệp phải thừa nhận cái sai của mình. Do đó, dù khó mấy, tôi cũng sẽ quyết buộc BP phải thi hành án. Bên cạnh đó, chiến thắng này sẽ là tiền đề giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục đòi quyền lợi cho 28 đồng nghiệp - những người đã ủy quyền cho tôi theo đuổi vụ kiện từ năm 2009 nhưng đã bị ách tắc tại TAND quận 2 đến nay".
MAI CHI
https://nld.com.vn
https://nld.com.vn
Relate Threads