10 Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên Thế giới

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trữ lượng dầu trong bảng danh sách này được công bố bởi nhiều nguồn khác nhau, dựa trên các cuộc thăm dò địa chất, trữ lượng dầu khí được tính ngoài dầu mỏ còn bao gồm cả đá phiến dầu và cát dầu.

Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới với 297.570 triệu thùng, tiếp đến là Ả Rập Saudi với 267.910 triệu thùng. Việt Nam xếp thứ 28 thế giới về trữ lượng dầu thô, với khoảng 4.400 triệu thùng, xếp sau Ai Cập nhưng xếp trước Australia. Những quốc gia dầu mỏ, nhưng trữ lượng quá ít chỉ có vài trăm nghìn thùng như Ethiopia, Maroc xếp cuối bảng.

1. Venezuela: trữ lượng dầu mỏ 297.570 triệu thùng

Công nghiệp dầu mỏ là ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước. Đất nước này có một nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt to lớn và hiện nay, Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Do được chính phủ trợ cấp, Venezuela là một trong những nước có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên những lên xuống thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela. Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này.

an-oil-and-gas-refinery-of-pdvsa.jpg

2. Ả Rập Saudi: Trữ lượng dầu mỏ của Ả Rập Saudi 267.910 triệu thùng

Ả Rập Saudi có nền kinh tế dựa trên dầu lửa với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ trên mọi hoạt động kinh tế chính. Năm 2003, Ả Rập Saudi tuyên bố sở hữu 260,1 tỷ barrel dự trữ dầu, chiếm khoảng 24% tổng lượng dự trữ dầu mỏ đã được chứng minh của thế giới. Họ là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và đóng vai trò quyết định trong OPEC. Hơn nữa, nguồn dự trữ dầu được chứng minh ngày một tăng thêm khi các giếng dầu không ngừng được phát hiện, trái ngược với hầu hết các nước sản xuất dầu khác. Lĩnh vực dầu khí chiếm gần 75% thu nhập, 40% GDP, và 90% nguồn thu từ xuất khẩu. Khoảng 35% tới từ lĩnh vực tư nhân.

3. Cannada: Trữ lượng dầu mỏ 173.625 - 175.200 triệu thùng

Canada là một trong vài quốc gia phát triển xuất khẩu ròng năng lượng. Canada Đại Tây Dương có các mỏ khí đốt ngoài khơi rộng lớn, và Alberta cũng có các tài nguyên dầu khí lớn. Các mỏ cát dầu Athabasca và các tài sản khác khiến Canada sở hữu 13% trữ lượng dầu toàn cầu, và lớn thứ ba trên thế giới, sau Venezuela và Ả Rập Saudi.

oilladen_sand.jpg.size.custom.crop.855x650.jpg

4. Iran: Trữ lượng dầu mỏ: 157.300 triệu thùng

Kinh tế Iran là sự hoà trộn giữa tập trung hoá kế hoạch, quyền sở hữu nhà nước với các công ty dầu mỏ và các doanh nghiệp lớn, nông nghiệp làng xã, và các công ty thương mại, dịch vụ tư nhân nhỏ. Chính quyền hiện tại tiếp tục theo đuổi các kế hoạch cải cách thị trường của chính phủ tiền nhiệm và đã thông báo rằng họ sẽ thay đổi nền kinh tế dựa nhiều vào dầu mỏ của Iran.

5. Iraq: Trữ lượng dầu mỏ 140.300 triệu thùng

Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước. Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu tạo ra rất ít việc làm. Tháng 12 năm 1999 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này với một lượng đủ để đảm bảo các nhu cầu dân sự. Dầu mỏ đã được xuất khẩu nhiều hơn 3/4 sản lượng của thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên 28% thu nhập của Iraq từ xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này đã bị chiết trừ vào quỹ đền bù và dành cho các chi phí quản lý của Liên Hiệp Quốc.

6. Kuwait: Trữ lượng dầu mỏ 104.000 triệu thùng

Kuwait có nền kinh tế thịnh vượng nhờ khai thác dầu mỏ và khí đốt (khoảng 10% trữ lượng dầu thế giới). Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ chiếm 99% giá trị xuất khẩu, bảo đảm 94% thu nhập cho ngân sách nhà nước.

Từ năm 1950, sau khi phát hiện ra mỏ dầu với trữ lượng lớn (104 tỷ thùng (2008) gần 10% trữ lượng thế giới) tương đương 13,3 tỷ tấn và đi vào khai thác, bộ mặt Kuwait đã thay đổi nhanh chóng. Dầu lửa trở thành nguồn thu nhập chính chiếm 99% giá trị xuất khẩu, đảm bảo 94% thu nhập ngân sách.

Lợi nhuận từ dầu mỏ và khí đốt và việc đầu tư vốn sang nước ngoài đã cho phép Kuwait thực hiện các công trình quy hoạch lớn. Kuwait là một trong những nước có lợi nhuận tính theo đầu người khá cao trên thế giới.

Iran%20offshore.JPG

7. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất: Trữ lượng dầu mỏ 97.800 triệu thùng

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xuất khẩu chủ yếu dầu thô, khí đốt, hàng tái xuất... Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ dầu đã được xác định của thế giới), trữ lượng khí đốt: 5.892 tỷ m3, xếp hàng thứ 4 thế giới (sau Nga, Iran, và Qatar). Ngành công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 3,046 triệu thùng/ngày. Với mức sản xuất như hiện nay trữ lượng dầu và khí gas có thể khai thác trên 100 năm.

8. Nga: Trữ lượng dầu mỏ 80.000 triệu thùng

Quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất. Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nước này có dự trữ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và Ả Rập Saudi thay đổi vị trí về tiêu chí sau.

9. Libya: trữ lượng dầu mỏ 48.014 triệu thùng

Kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu từ lĩnh vực dầu khí, trên thực tế chiếm toàn bộ nguồn thu từ xuất khẩu và khoảng một phần tư GDP. Các nguồn thu từ dầu khí đó cộng với số lượng dân chúng nhỏ khiến Libya trở thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất châu Phi và cho phép nước này cung cấp cho người dân một hệ thống an sinh xã hội cao và rộng rãi đáng kinh ngạc, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục

libya-oil_web.jpg

10. Nigeria: trữ lượng dầu mỏ 37.200 triệu thùng

Nigeria là nước đứng thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về xuất khẩu dầu và là nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 1971, Nigeria gia nhập tổ chức cartel OPEC. Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 40% GDP và 80% thu nhập của Chính phủ. Tuy nhiên, sự bất ổn trong mấy năm gần đây ở các khu vực khai thác dầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu, khiến nó không thể hoạt động hết 100% công suất

wikipedia.org​
 

Việc làm nổi bật

Top