OAPEC được thành lập vào năm 1968 để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 11 quốc gia...
Theo báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ Arab (OAPEC), 11 nước thuộc tổ chức này đang nắm giữ trữ lượng tương đương 700 tỷ thùng dầu thô, chiếm 55,6% tổng lượng dầu toàn thế giới.
Ngoài ra, OAPEC cũng đang chiếm tới 27,7% lượng khí gas toàn cầu, tương đương 54 nghìn tỷ mét khối, một lãnh đạo cấp cao của tổ chức này cho biết tại Diễn đàn Các nguyên tắc cơ bản của ngành dầu và khí gas, diễn ra tại Kuwait từ 9 - 13/4.
Năm 2016, 11 nước OAPEC cho sản lượng 25 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong khi đó, tổng sản lượng cùng kỳ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là 33,08 triệu thùng/ngày.
OAPEC được thành lập vào năm 1968 để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 11 quốc gia, gồm Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Algeria, Arab Saudi, Syria, Iraq, Qatar, Kuwait, Lybia, Ai Cập và Tunisia. Trong đó, một số nước cũng là thành viên của OPEC.
Theo báo cáo thị trường dầu tháng 2/2017 của OPEC, sản lượng dầu trung bình của tổ chức này là 31,96 triệu thùng/ngày, giảm 140.000 thùng so với tháng 1. Đây là tác động của việc cắt giảm sản lượng theo cam kết của OPEC hồi tháng 11 năm ngoái nhằm đẩy giá dầu.
Theo Bloomberg, ước tính sản lượng tháng 3 của OPEC là 32,095 triệu thùng/ngày, trong đó một phần ba đến từ Arab Saudi.
Dù OPEC đạt được thỏa thuận kêu gọi cắt giảm sản lượng, theo ngân hàng phát triển xăng dầu Arab Apicorp, cam kết này có thể không giúp giá dầu phục hồi trong dài hạn.
Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng này dự báo năm 2017, giá dầu sẽ dao động ở ngưỡng 50 - 60 USD/thùng và khó có thể vượt mức này.
Nguyên nhân thứ nhất là giá dầu thấp kỷ lục thời gian đã khiến nhiều nước tích trữ một lượng dầu thô lớn. Thứ hai là sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang trên đà tăng mạnh và được coi là đối thủ chính của OPEC trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Tuy nhiên, sau sự kiện Mỹ nã tên lửa vào Syria tuần trước, giá dầu đã tăng đáng kể. Theo Bloomberg, nếu căng thẳng leo thang, tác động tới giá dầu sẽ còn lớn hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ Arab (OAPEC), 11 nước thuộc tổ chức này đang nắm giữ trữ lượng tương đương 700 tỷ thùng dầu thô, chiếm 55,6% tổng lượng dầu toàn thế giới.
Ngoài ra, OAPEC cũng đang chiếm tới 27,7% lượng khí gas toàn cầu, tương đương 54 nghìn tỷ mét khối, một lãnh đạo cấp cao của tổ chức này cho biết tại Diễn đàn Các nguyên tắc cơ bản của ngành dầu và khí gas, diễn ra tại Kuwait từ 9 - 13/4.
Năm 2016, 11 nước OAPEC cho sản lượng 25 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong khi đó, tổng sản lượng cùng kỳ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là 33,08 triệu thùng/ngày.
OAPEC được thành lập vào năm 1968 để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 11 quốc gia, gồm Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Algeria, Arab Saudi, Syria, Iraq, Qatar, Kuwait, Lybia, Ai Cập và Tunisia. Trong đó, một số nước cũng là thành viên của OPEC.
Theo Bloomberg, ước tính sản lượng tháng 3 của OPEC là 32,095 triệu thùng/ngày, trong đó một phần ba đến từ Arab Saudi.
Dù OPEC đạt được thỏa thuận kêu gọi cắt giảm sản lượng, theo ngân hàng phát triển xăng dầu Arab Apicorp, cam kết này có thể không giúp giá dầu phục hồi trong dài hạn.
Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng này dự báo năm 2017, giá dầu sẽ dao động ở ngưỡng 50 - 60 USD/thùng và khó có thể vượt mức này.
Nguyên nhân thứ nhất là giá dầu thấp kỷ lục thời gian đã khiến nhiều nước tích trữ một lượng dầu thô lớn. Thứ hai là sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang trên đà tăng mạnh và được coi là đối thủ chính của OPEC trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Tuy nhiên, sau sự kiện Mỹ nã tên lửa vào Syria tuần trước, giá dầu đã tăng đáng kể. Theo Bloomberg, nếu căng thẳng leo thang, tác động tới giá dầu sẽ còn lớn hơn.
vneconomy.vn
Relate Threads