Ngày 29/11, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương sẽ tổ chức Lễ tuyên dương các công trình, sản phẩm, dịch vụ có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2011-2015 chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vinh dự có 12 công trình và 16 cá nhân được tuyên dương trong dịp này.
1. Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03
Giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03 do PVN làm chủ đầu tư, Công ty CP Chế tạo giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) là đơn vị thi công chính với tổng mức đầu tư 198,9 triệu USD, hoàn thành vào ngày ngày 30/3/2012.
Giàn khoan Tam Đảo 03 là giàn khoan tự nâng lớn nhất của nước ta đến thời điểm hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia chế tạo giàn khoan trên thế giới, đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Bên cạnh đó, giàn khoan Tam Đảo 03 còn phục vụ đắc lực cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Việc đóng thành công giàn Tam Đảo 03 đã thúc đẩy phát triển và khẳng định ngành Công nghiệp Cơ khí Chế tạo Việt Nam có yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao, qua đó dần hòa nhập với khu vực và thế giới, tiến tới mục tiêu xuất khẩu giàn khoan, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu.
2. Dự án Biển Đông 01
Dự án Biển Đông 01 có tổng mức đầu tư hơn 2,3 tỷ USD, do Tập đoàn là chủ đầu tư giao cho Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Biendong POC) làm đại diện. Cụm giàn khai thác chính Hải Thạch - Mộc Tinh của dự án do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) thi công, hoàn thành vào ngày 6/9/2013.
Cụm giàn Hải Thạch - Mộc Tinh thuộc dự án Biển Đông 01
Dự án Biển Đông 01 được đưa vào vận hành đã đảm bảo an ninh năng lượng, bổ sung sản lượng khí lớn cho các nhà máy nhiệt điện tại khu vực Đông Nam Bộ (2 tỷ m3 khí/năm) đồng thời thúc đẩy hoạt động dầu khí tại khu vực Lô 05-2, 05-3 và các lô lân cận, nơi chưa có giếng thăm dò nào từ năm 1996, góp phần khẳng định quyền chủ quyền tại vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
3. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có tổng mức đầu tư hơn 1,4 tỷ USD do PVN làm chủ đầu tư. Nhà máy được khởi công tháng 4/2009 và khánh thành vào tháng 9/2015.
Nhà máy có tổng công suất 1200 MW (2x600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại cả hai tổ máy, đến nay đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 4 tỉ kWh, hằng năm nhà máy dự kiến cung cấp khoảng 7,8 tỉ kWh, góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải của khu vực nói chung và hệ thống điện quốc gia nói riêng
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
Đây là dự án nhiệt điện than đầu tiên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, có công suất lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành, là một trong số ít các dự án nhiệt điện than đã đạt mức nội địa hóa có tỉ lệ đáng khích lệ (khoảng 30%) đối với thiết kế, chế tạo, vật tư thiết bị trong nước, trong đó có gói thầu với tỉ lệ nội địa hóa chiếm 55% do các đơn vị trong nước sản xuất.
4. Khối thượng tầng Giàn công nghệ HRD
Khối thượng tầng Giàn công nghệ HRD do Tập đoàn dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) làm chủ đầu tư. PTSC M&C là đơn vị thi công công trình này trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2014.
Khối thượng tầng Giàn công nghệ trung tâm HRD
Đây là dự án mà PTSC M&C được giao thầu thông qua đấu thầu quốc tế (vượt qua nhiều nhà thầu quốc tế và khu vực). Đây cũng là Khối thượng tầng giàn công nghệ trung tâm lớn nhất mà Việt Nam từng xây dựng và làm cho nước ngoài. Khối thượng tầng có khối lượng 8.400 tấn được hoàn thành sớm 5 tháng so với tiến độ, đạt 3.5 triệu giờ làm việc an toàn, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Đặc biệt, toàn bộ khối lượng công việc được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ người lao động Việt Nam. Công trình đã được Chủ đầu tư ONGC (Ấn Độ), nhà thầu chính Afcons và các đối tác khác đánh giá rất cao.
Sự thành công của dự án đã góp phần khẳng định năng lực, vị thế của PTSC M&C trên thị trường quốc tế và khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ dịch vụ Cơ khí xây lắp công trình, EPC, EPCI các dự án cũng như các dịch vụ khác ra nước ngoài.
5. Giàn PV DRILLING VI
Giàn khoan PV DRILLING VI có tổng mức đầu tư hơn 220 triệu USD do PVN làm chủ đầu tư, Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) là đại diện. Giàn được thi công từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2015.
Giàn PV DRILLING VI
Đây là dự án đầu tư lớn mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của PV Drilling nói riêng và Tập đoàn nói chung trong chiến lược xây dựng và phát triển lĩnh vực Dịch vụ khoan Dầu khí trong nước.
Dự án cũng góp phần thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn; phát triển đội giàn khoan dầu khí biển của PV Drilling, cung cấp giàn khoan dầu khí tự nâng đa năng cho các nhà thầu dầu khí ở khu vực Đông Nam Á, Vịnh Mexico, Trung Đông...
6. Tàu chứa và xuất dầu thô Đại Hùng Queen
Tàu FSO PVN Đại Hùng Queen do Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) thi công với tổng mức đầu tư hơn 123 triệu USD được hoàn thành tháng 3/2015.
Tàu FSO PVN Đại Hùng Queen
Đây là công trình có quy mô lớn, do PV Trans và DQS thực hiện tất cả các khâu từ thu xếp vốn, thiết kế, mua sắm, chế tạo, chạy thử, vận chuyển, lắp đặt ngoài khơi đến vận hành, bảo dưỡng; chứng minh một bước phát triển của lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí; qua đó góp phần khẳng định vị thế, năng lực của Tập đoàn trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo sản lượng khai thác dầu thô, đóng góp phần không nhỏ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tàu FSO PVN Đại Hùng Queen là công trình mang tính chiến lược của PV Trans, thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế biển với công nghệ - kỹ thuật hiện đại đặc biệt là dịch vụ FSO/FPSO gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và khẳng định năng lực của PV Trans trong công tác quản lý và triển khai dự án FSO, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ và vận hành các kho nổi FSO/FPSO.
7. Hệ thống thu gom, phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, Lô 102 & 106 – giai đoạn I
Dự án do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) làm chủ đầu tư, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là Tổng thầu EPC. Dự án được hoàn thành và đưa vào vận hành tháng 8/2015.
Trung tâm Phân phối khí Tiền Hải (Thái Bình)
Sự thành công của dự án đã tạo tiền đề phát triển mạnh công nghiệp khí khu vực Bắc Bộ trong tương lai, đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Đối với các mỏ dầu như mỏ Hàm Rồng thì việc xây dựng đường ống chính Thái Bình & Hàm Rồng - giai đoạn I sẽ tránh việc phải đốt bỏ khí gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng môi trường, đồng thời có thể vận chuyển khí từ các mỏ tiềm năng và lân cận vào bờ trong các giai đoạn tiếp theo, góp phần đảm bảo về an ninh năng lượng quốc gia.
8. Hoàn thành Dự án, vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả Nhà máy Đạm Cà Mau
Nhà máy Đạm Cà Mau có tổng mức đầu tư hơn 900 triệu USD do PVN làm chủ đầu tư, giao cho Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) làm đại diện. Nhà máy được khởi công tháng 7/2008 và hoàn thành tháng 4/2012.
Nhà máy Đạm Cà Mau
Việc hoàn thành xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau đã chính thức hoàn chỉnh chuỗi Dự án khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Với sản lượng 800.000 tấn phân đạm urê/năm, Nhà máy đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ phân urea thay thế phân bón nhập khẩu, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau.
Những năm qua. PVCFC đã từng bước mở rộng thị phần. Đến nay, công ty đã có thị phần 55% ở thị trường ĐBSCL, 25% tại miền Đông Nam bộ và 35% thị trường phân đạm Campuchia. Riêng về cung ứng nguyên liệu cho sản xuất NPK trong nước, Đạm Cà Mau chiếm thị phần trên 70%.
9. Khối thượng tầng Giàn đầu giếng H5 và Hệ thống đường ống nội mỏ thuộc tổ hợp khai thác dầu khí mỏ Tê Giác Trắng
Dự án do Công ty liên doanh Điều hành chung Hoàng Long (HL JOC) làm chủ đầu tư với mức hơn 324 triệu USD. Khối thượng tầng do PTSC M&C thi công trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 8/2015.
Khối thượng tầng giàn H5 mỏ Tê Giác Trắng
Thành công của dự án đã duy trì được sản lượng khai thác ổn định của mỏ thêm một năm với lưu lượng trung bình là 40.000 thùng dầu/ngày. Kéo dài hiệu quả kinh tế, thời gian khai thác của hai mỏ Tê Giác Trắng và Hải Sư Trắng thêm bốn năm với giá trị kinh tế lớn. Việc tăng thêm lượng dầu thu hồi cho mỏ Tê Giác Trắng từ 12 - 15 triệu thùng đã làm tăng lợi nhuận cho các bên tham gia hợp đồng (khoảng 400 triệu USD cho đất nước).
Dự án được triển khai an toàn, chất lượng và đạt 2,4 triệu giờ làm việc an toàn; đồng thời tiết kiệm được hơn 37 triệu USD đã góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế của dự án.
10. Giàn Khai thác Sư Tử Nâu Nam và Sư Tử Nâu Bắc
Dự án do Công ty Liên doanh Điều hành chung Cửu Long (Cuu Long JOC) làm chủ đầu tư. PTSC M&C là đơn vị thi công từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2014.
Giàn khoan tại mỏ Sư Tử Nâu Nam
Đây là dự án qui mô lớn với 02 giàn đầu giếng được chế tạo đồng thời (mỗi giàn xấp xỉ 1.000 tấn chân đế và 2.000 tấn thượng tầng) và gần 60 km các tuyến ống nội mỏ được kết nối dẫn về mỏ Sư Tử Đen; Dự án cho dòng dầu đầu tiên vượt kế hoạch tiến độ 2 tuần.
Mỏ Sư Tử Nâu hiện đang thực hiện khai thác ở mức 35.000 thùng dầu/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng khai thác trong ngày của CLJOC. Kể từ khi mỏ được đưa vào khai thác đến nay tổng sản lượng đã đạt hơn 14,2 triệu thùng dầu, và đang duy trì sản lượng ổn định.
11. Sửa chữa Giàn Đại Hùng 01 và phao CALM trên đốc
Dự án do PVEP làm chủ đầu tư, DQS là đơn vị thi công. Dự án được hoàn thành vào tháng 5/2015.
Giàn Đại Hùng 01 đang được sửa chữa tại DQS
Việc sửa chữa và đưa giàn Đại hùng 01 vào khai thác sớm 10 ngày so với kế hoạch cùng việc gia tăng sản lượng khai thác là 108.000 thùng dầu đã làm lợi cho đơn vị gần 6 triệu USD. Bên cạnh đó, việc sửa chữa cũng giúp PVEP tiết kiệm được 2,6 triệu USD so với dự kiến.
Việc đưa giàn Đại Hùng 01 -01 và phao Calm vào vận hành sớm đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.
12. Giàn khai thác dầu khí ThTC-2
Dự án do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư và thi công trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2015.
Giàn khai thác Thỏ Trắng 2 được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước thời hạn 1 tháng 18 ngày (so với kế hoạch) đã làm lợi hàng triệu USD.
Giàn được xây dựng và đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo bổ sung sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro thay thế cho một số khu vực, công trình khác của mỏ Bạch Hổ, Rồng đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên, nhằm giảm đà suy giảm và giữ được tổng sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro ở mức trên 5 triệu tấn, đảm bảo cho Vietsovpetro hoàn thành kế hoạch về sản lượng khai thác dầu năm 2015;
Trong suốt quá trình triển khai từ chế tạo trên bờ cho đến lắp đặt ngoài biển và đưa vào sử dụng, công trình đã thực hiện đảm bảm tuyệt đối về an ninh, an toàn, không xảy ra tai nạn lao động; dưới sự giám sát, thẩm định của cơ quan đăng kiểm quốc tế DNV và đã được cấp chứng chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng trong lĩnh vực công trình khai thác dầu khí.
1. Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03
Giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03 do PVN làm chủ đầu tư, Công ty CP Chế tạo giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) là đơn vị thi công chính với tổng mức đầu tư 198,9 triệu USD, hoàn thành vào ngày ngày 30/3/2012.
Giàn khoan Tam Đảo 03 là giàn khoan tự nâng lớn nhất của nước ta đến thời điểm hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia chế tạo giàn khoan trên thế giới, đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Bên cạnh đó, giàn khoan Tam Đảo 03 còn phục vụ đắc lực cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Việc đóng thành công giàn Tam Đảo 03 đã thúc đẩy phát triển và khẳng định ngành Công nghiệp Cơ khí Chế tạo Việt Nam có yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao, qua đó dần hòa nhập với khu vực và thế giới, tiến tới mục tiêu xuất khẩu giàn khoan, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu.
2. Dự án Biển Đông 01
Dự án Biển Đông 01 có tổng mức đầu tư hơn 2,3 tỷ USD, do Tập đoàn là chủ đầu tư giao cho Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Biendong POC) làm đại diện. Cụm giàn khai thác chính Hải Thạch - Mộc Tinh của dự án do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) thi công, hoàn thành vào ngày 6/9/2013.
Cụm giàn Hải Thạch - Mộc Tinh thuộc dự án Biển Đông 01
3. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có tổng mức đầu tư hơn 1,4 tỷ USD do PVN làm chủ đầu tư. Nhà máy được khởi công tháng 4/2009 và khánh thành vào tháng 9/2015.
Nhà máy có tổng công suất 1200 MW (2x600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại cả hai tổ máy, đến nay đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 4 tỉ kWh, hằng năm nhà máy dự kiến cung cấp khoảng 7,8 tỉ kWh, góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải của khu vực nói chung và hệ thống điện quốc gia nói riêng
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
4. Khối thượng tầng Giàn công nghệ HRD
Khối thượng tầng Giàn công nghệ HRD do Tập đoàn dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) làm chủ đầu tư. PTSC M&C là đơn vị thi công công trình này trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2014.
Khối thượng tầng Giàn công nghệ trung tâm HRD
Sự thành công của dự án đã góp phần khẳng định năng lực, vị thế của PTSC M&C trên thị trường quốc tế và khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ dịch vụ Cơ khí xây lắp công trình, EPC, EPCI các dự án cũng như các dịch vụ khác ra nước ngoài.
5. Giàn PV DRILLING VI
Giàn khoan PV DRILLING VI có tổng mức đầu tư hơn 220 triệu USD do PVN làm chủ đầu tư, Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) là đại diện. Giàn được thi công từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2015.
Giàn PV DRILLING VI
Dự án cũng góp phần thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn; phát triển đội giàn khoan dầu khí biển của PV Drilling, cung cấp giàn khoan dầu khí tự nâng đa năng cho các nhà thầu dầu khí ở khu vực Đông Nam Á, Vịnh Mexico, Trung Đông...
6. Tàu chứa và xuất dầu thô Đại Hùng Queen
Tàu FSO PVN Đại Hùng Queen do Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) thi công với tổng mức đầu tư hơn 123 triệu USD được hoàn thành tháng 3/2015.
Tàu FSO PVN Đại Hùng Queen
Tàu FSO PVN Đại Hùng Queen là công trình mang tính chiến lược của PV Trans, thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế biển với công nghệ - kỹ thuật hiện đại đặc biệt là dịch vụ FSO/FPSO gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và khẳng định năng lực của PV Trans trong công tác quản lý và triển khai dự án FSO, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ và vận hành các kho nổi FSO/FPSO.
7. Hệ thống thu gom, phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, Lô 102 & 106 – giai đoạn I
Dự án do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) làm chủ đầu tư, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là Tổng thầu EPC. Dự án được hoàn thành và đưa vào vận hành tháng 8/2015.
Trung tâm Phân phối khí Tiền Hải (Thái Bình)
Đối với các mỏ dầu như mỏ Hàm Rồng thì việc xây dựng đường ống chính Thái Bình & Hàm Rồng - giai đoạn I sẽ tránh việc phải đốt bỏ khí gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng môi trường, đồng thời có thể vận chuyển khí từ các mỏ tiềm năng và lân cận vào bờ trong các giai đoạn tiếp theo, góp phần đảm bảo về an ninh năng lượng quốc gia.
8. Hoàn thành Dự án, vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả Nhà máy Đạm Cà Mau
Nhà máy Đạm Cà Mau có tổng mức đầu tư hơn 900 triệu USD do PVN làm chủ đầu tư, giao cho Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) làm đại diện. Nhà máy được khởi công tháng 7/2008 và hoàn thành tháng 4/2012.
Nhà máy Đạm Cà Mau
Việc hoàn thành xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau đã chính thức hoàn chỉnh chuỗi Dự án khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Với sản lượng 800.000 tấn phân đạm urê/năm, Nhà máy đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ phân urea thay thế phân bón nhập khẩu, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau.
Những năm qua. PVCFC đã từng bước mở rộng thị phần. Đến nay, công ty đã có thị phần 55% ở thị trường ĐBSCL, 25% tại miền Đông Nam bộ và 35% thị trường phân đạm Campuchia. Riêng về cung ứng nguyên liệu cho sản xuất NPK trong nước, Đạm Cà Mau chiếm thị phần trên 70%.
9. Khối thượng tầng Giàn đầu giếng H5 và Hệ thống đường ống nội mỏ thuộc tổ hợp khai thác dầu khí mỏ Tê Giác Trắng
Dự án do Công ty liên doanh Điều hành chung Hoàng Long (HL JOC) làm chủ đầu tư với mức hơn 324 triệu USD. Khối thượng tầng do PTSC M&C thi công trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 8/2015.
Khối thượng tầng giàn H5 mỏ Tê Giác Trắng
Thành công của dự án đã duy trì được sản lượng khai thác ổn định của mỏ thêm một năm với lưu lượng trung bình là 40.000 thùng dầu/ngày. Kéo dài hiệu quả kinh tế, thời gian khai thác của hai mỏ Tê Giác Trắng và Hải Sư Trắng thêm bốn năm với giá trị kinh tế lớn. Việc tăng thêm lượng dầu thu hồi cho mỏ Tê Giác Trắng từ 12 - 15 triệu thùng đã làm tăng lợi nhuận cho các bên tham gia hợp đồng (khoảng 400 triệu USD cho đất nước).
Dự án được triển khai an toàn, chất lượng và đạt 2,4 triệu giờ làm việc an toàn; đồng thời tiết kiệm được hơn 37 triệu USD đã góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế của dự án.
10. Giàn Khai thác Sư Tử Nâu Nam và Sư Tử Nâu Bắc
Dự án do Công ty Liên doanh Điều hành chung Cửu Long (Cuu Long JOC) làm chủ đầu tư. PTSC M&C là đơn vị thi công từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2014.
Giàn khoan tại mỏ Sư Tử Nâu Nam
Đây là dự án qui mô lớn với 02 giàn đầu giếng được chế tạo đồng thời (mỗi giàn xấp xỉ 1.000 tấn chân đế và 2.000 tấn thượng tầng) và gần 60 km các tuyến ống nội mỏ được kết nối dẫn về mỏ Sư Tử Đen; Dự án cho dòng dầu đầu tiên vượt kế hoạch tiến độ 2 tuần.
Mỏ Sư Tử Nâu hiện đang thực hiện khai thác ở mức 35.000 thùng dầu/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng khai thác trong ngày của CLJOC. Kể từ khi mỏ được đưa vào khai thác đến nay tổng sản lượng đã đạt hơn 14,2 triệu thùng dầu, và đang duy trì sản lượng ổn định.
11. Sửa chữa Giàn Đại Hùng 01 và phao CALM trên đốc
Dự án do PVEP làm chủ đầu tư, DQS là đơn vị thi công. Dự án được hoàn thành vào tháng 5/2015.
Giàn Đại Hùng 01 đang được sửa chữa tại DQS
Việc sửa chữa và đưa giàn Đại hùng 01 vào khai thác sớm 10 ngày so với kế hoạch cùng việc gia tăng sản lượng khai thác là 108.000 thùng dầu đã làm lợi cho đơn vị gần 6 triệu USD. Bên cạnh đó, việc sửa chữa cũng giúp PVEP tiết kiệm được 2,6 triệu USD so với dự kiến.
Việc đưa giàn Đại Hùng 01 -01 và phao Calm vào vận hành sớm đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.
12. Giàn khai thác dầu khí ThTC-2
Dự án do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư và thi công trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2015.
Giàn khai thác Thỏ Trắng 2 được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước thời hạn 1 tháng 18 ngày (so với kế hoạch) đã làm lợi hàng triệu USD.
Giàn được xây dựng và đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo bổ sung sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro thay thế cho một số khu vực, công trình khác của mỏ Bạch Hổ, Rồng đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên, nhằm giảm đà suy giảm và giữ được tổng sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro ở mức trên 5 triệu tấn, đảm bảo cho Vietsovpetro hoàn thành kế hoạch về sản lượng khai thác dầu năm 2015;
Trong suốt quá trình triển khai từ chế tạo trên bờ cho đến lắp đặt ngoài biển và đưa vào sử dụng, công trình đã thực hiện đảm bảm tuyệt đối về an ninh, an toàn, không xảy ra tai nạn lao động; dưới sự giám sát, thẩm định của cơ quan đăng kiểm quốc tế DNV và đã được cấp chứng chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng trong lĩnh vực công trình khai thác dầu khí.
Theo: Năng lượng mới
Relate Threads