Ngày 14.7 tới, lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” với Vương quốc Anh. Toà án nhân dân (TAND) TPHCM đã chính thức thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế, triệu tập đại diện Tập đoàn dầu khí BP từ Vương quốc Anh sang Việt Nam, để tham gia một phiên toà người lao động Việt Nam kiện Tập đoàn Dầu khí BP đòi tiền lương...
Bị BP tự ý cắt, giữ lại một phần tiền lương?
Từ năm 2004, anh Phạm Thế Hùng và gần 30 công nhân (CN) khác, có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với BP Exploration Operating Co; Ltd (tức Tập đoàn BP) - trụ sở tại địa chỉ Chertsey road, Sunbury on Thames, Middlesex TW16 7BP England. Những công nhân VN này được BP cử làm việc tại giàn khoan thuộc lô 06.1 - thềm lục địa VN, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Suốt thời gian dài, các CN trên vẫn nhận lương đều đặn do BP trả. Tuy nhiên, theo phản ánh của công nhân, bất ngờ vào giữa năm 2009, các CN phát hiện có việc BP đã tự ý cắt, giữ lại một phần tiền lương hằng tháng của người lao động trong suốt thời gian dài. Tổng số tiền lương mà BP cắt, giữ của CN làm việc trên giàn khoan lô 06.1 là hơn 22,3 tỉ đồng.
Anh Phạm Thế Hùng (kỹ sư vô tuyến điện) - người đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn cho BP trên giàn khoan lô 06.1 - được 28 CN uỷ quyền đại diện, nộp đơn khởi kiện BP đòi lại số tiền lương hơn 22,3 tỉ đồng mà công nhân cho rằng, BP đã “chiếm giữ” từ năm 2004 - 2009.
Theo anh Phạm Thế Hùng: “Tập thể CN chúng tôi làm việc trên giàn khoan 06.1 thuộc diện được “miễn thuế thu nhập cá nhân”... Tuy nhiên, suốt từ năm 2004 - 2009, BP tự tiện cắt, khấu trừ một phần tiền lương của CN, coi như đóng thuế thu nhập cá nhân (?)... Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của tập thể CN làm việc ngày đêm trên giàn khoan lô 06.1”.
BP có né tránh nghĩa vụ tố tụng?
Trong lúc vụ án đòi lương của tập thể CN giàn khoan 06.1 đang được các cơ quan luật pháp VN thụ lý giải quyết, thì tháng 10.2011, Tập đoàn BP chuyển nhượng 35% vốn góp của mình trong dự án khai thác dầu khí ở VN cho đối tác mới là Cty TNK Vietnam B.V (gọi tắt là TNK) - một pháp nhân được thành lập tại Hà Lan ngày 21.12.2010.
Trong toàn bộ quá trình tố tụng và xét xử sơ thẩm các vụ án đòi lương của các CN (nguyên đơn) tại TAND quận 2, cơ quan tố tụng đều xác định BP là bị đơn. Đồng thời, Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Tổng Cty thăm dò và khai thác khí VN, là 2 đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Đơn cử trong riêng vụ án anh Phạm Thế Hùng khởi kiện Tập đoàn BP đòi trả lại tiền lương, trong thời gian từ tháng 10 - 12.2011, thẩm phán Nguyễn Thành Vinh của TAND TPHCM thụ lý xử phúc thẩm vụ án đã ban hành 2 quyết định, cùng 4 biên bản hoãn phiên toà, đều xác định bị đơn là BP và 2 đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Cục thuế Bà Rịa - Vũng Tàu và Tổng Cty thăm dò và khai thác khí VN. Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2012, khi các giấy uỷ quyền của BP hết hạn, BP không thể cử người tham gia tố tụng tại VN.
Thay vì phải triệu hồi bị đơn BP từ Anh sang để xét xử, thì thẩm phán Nguyễn Thành Vinh lại ra quyết định... đổi bị đơn từ BP sang thành... TNK (?!). Việc này được bà Nguyễn Thuỷ Anh - đại diện cho TNK - lý giải rằng: “TNK kế thừa 35% vốn từ BP ở VN, nên mọi quyền và nghĩa vụ của BP trong hợp đồng khai thác, phân chia sản phẩm ở VN, TNK phải chịu trách nhiệm”(?). Từ đó, TNK xin được làm... bị đơn thay cho BP tại các vụ án người lao động khởi kiện BP...
Do đó, suốt thời gian dài, từ năm 2012 - 2017, các vụ án của 28 CN kiện BP đã lâm cảnh... xét xử không giống ai, vì bị đơn “tình nguyện TNK” thì không chính danh. Trong khi đó, bị đơn chính danh BP lại... né tránh nghĩa vụ tố tụng(?). Tại một số phiên xử, khi TNK khăng khăng... nhận làm bị đơn, đã bị nguyên đơn từ chối...
Anh Phạm Thế Hùng nói: “Tôi là người lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn với Tập đoàn BP (Vương quốc Anh). Tôi tranh chấp với BP về tiền lương từ trước năm 2009 - khi đó TNK còn chưa được thành lập. Vậy, TNK có quyền lợi, nghĩa vụ và biết gì trong quan hệ tranh chấp tiền lương giữa tôi và BP, tại thời điểm TNK chưa ra đời?”.
Trong khi đó, theo luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa (TPHCM): “HĐLĐ được ký kết giữa ông Hùng hoặc các CN khác trên giàn khoan 06.1, với Tập đoàn BP là không thể phủ nhận. Vì vậy, dù BP có còn đầu tư, hay rời khỏi VN, mà chưa thanh lý HĐLĐ trên, thì quan hệ, trách nhiệm của BP đối với người lao động VN vẫn còn ràng buộc. BP không thể chối tránh trách nhiệm đối với các sự vụ phát sinh, liên quan đến BP và người lao động VN, trong thời gian BP đầu tư tại VN”.
Uỷ thác tư pháp quốc tế chưa có tiền lệ ở VN
Vụ án tranh chấp tiền tương giữa các công nhân VN với BP kéo dài trong suốt 8 năm qua. Ngày 2.12.2016, TAND TPHCM đã ban hành các văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh, Tập đoàn BP đóng tại Luân Đôn, Bộ Tư pháp, Đại sứ quán VN tại Vương quốc Anh... Theo đó, TAND TPHCM thông báo sẽ đưa vụ án đầu tiên công nhân VN (anh Phạm Thế Hùng) kiện BP ra xét xử phúc thẩm tại TPHCM vào ngày 14.7.
Ngày 20.1.2017, Bộ Tư pháp đã ra văn bản số 138/BTP-PLQT gửi Bộ Ngoại giao đề nghị thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự đối với BP. Đây là lần đầu tiên tại VN, một vụ án dân sự mang tính xuyên biên giới đã được thực hiện uỷ thác quốc tế, triệu hồi bị đơn từ nước ngoài để tham gia xét xử. Đặc biệt, vụ án lại liên quan đến Tập đoàn BP - một trong những tập đoàn dầu khí khổng lồ, hàng đầu thế giới. Năm 2010, BP để xảy ra vụ tràn dầu ngoài khơi vịnh Mexico.
Năm 2016, Toà án liên bang New Orleans, Mỹ đã xử phạt BP bồi thường 20 tỉ USD cho người dân, vì gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.
Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ: “Khác với vụ tràn dầu ở Mỹ, tại VN, BP bị CN khởi kiện tranh chấp tiền lương. Chúng tôi được biết, ngày 29.6 vừa qua, BP đã cử đại diện qua VN để tham gia tố tụng với tư cách bị đơn. Và, đây sẽ là vụ án đầu tiên liên quan tới uỷ thác tư pháp quốc tế diễn ra tại VN”.
Bị BP tự ý cắt, giữ lại một phần tiền lương?
Từ năm 2004, anh Phạm Thế Hùng và gần 30 công nhân (CN) khác, có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với BP Exploration Operating Co; Ltd (tức Tập đoàn BP) - trụ sở tại địa chỉ Chertsey road, Sunbury on Thames, Middlesex TW16 7BP England. Những công nhân VN này được BP cử làm việc tại giàn khoan thuộc lô 06.1 - thềm lục địa VN, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Anh Phạm Thế Hùng (kỹ sư vô tuyến điện) - người đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn cho BP trên giàn khoan lô 06.1 - được 28 CN uỷ quyền đại diện, nộp đơn khởi kiện BP đòi lại số tiền lương hơn 22,3 tỉ đồng mà công nhân cho rằng, BP đã “chiếm giữ” từ năm 2004 - 2009.
Theo anh Phạm Thế Hùng: “Tập thể CN chúng tôi làm việc trên giàn khoan 06.1 thuộc diện được “miễn thuế thu nhập cá nhân”... Tuy nhiên, suốt từ năm 2004 - 2009, BP tự tiện cắt, khấu trừ một phần tiền lương của CN, coi như đóng thuế thu nhập cá nhân (?)... Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của tập thể CN làm việc ngày đêm trên giàn khoan lô 06.1”.
BP có né tránh nghĩa vụ tố tụng?
Trong lúc vụ án đòi lương của tập thể CN giàn khoan 06.1 đang được các cơ quan luật pháp VN thụ lý giải quyết, thì tháng 10.2011, Tập đoàn BP chuyển nhượng 35% vốn góp của mình trong dự án khai thác dầu khí ở VN cho đối tác mới là Cty TNK Vietnam B.V (gọi tắt là TNK) - một pháp nhân được thành lập tại Hà Lan ngày 21.12.2010.
Đơn cử trong riêng vụ án anh Phạm Thế Hùng khởi kiện Tập đoàn BP đòi trả lại tiền lương, trong thời gian từ tháng 10 - 12.2011, thẩm phán Nguyễn Thành Vinh của TAND TPHCM thụ lý xử phúc thẩm vụ án đã ban hành 2 quyết định, cùng 4 biên bản hoãn phiên toà, đều xác định bị đơn là BP và 2 đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Cục thuế Bà Rịa - Vũng Tàu và Tổng Cty thăm dò và khai thác khí VN. Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2012, khi các giấy uỷ quyền của BP hết hạn, BP không thể cử người tham gia tố tụng tại VN.
Thay vì phải triệu hồi bị đơn BP từ Anh sang để xét xử, thì thẩm phán Nguyễn Thành Vinh lại ra quyết định... đổi bị đơn từ BP sang thành... TNK (?!). Việc này được bà Nguyễn Thuỷ Anh - đại diện cho TNK - lý giải rằng: “TNK kế thừa 35% vốn từ BP ở VN, nên mọi quyền và nghĩa vụ của BP trong hợp đồng khai thác, phân chia sản phẩm ở VN, TNK phải chịu trách nhiệm”(?). Từ đó, TNK xin được làm... bị đơn thay cho BP tại các vụ án người lao động khởi kiện BP...
Do đó, suốt thời gian dài, từ năm 2012 - 2017, các vụ án của 28 CN kiện BP đã lâm cảnh... xét xử không giống ai, vì bị đơn “tình nguyện TNK” thì không chính danh. Trong khi đó, bị đơn chính danh BP lại... né tránh nghĩa vụ tố tụng(?). Tại một số phiên xử, khi TNK khăng khăng... nhận làm bị đơn, đã bị nguyên đơn từ chối...
Anh Phạm Thế Hùng nói: “Tôi là người lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn với Tập đoàn BP (Vương quốc Anh). Tôi tranh chấp với BP về tiền lương từ trước năm 2009 - khi đó TNK còn chưa được thành lập. Vậy, TNK có quyền lợi, nghĩa vụ và biết gì trong quan hệ tranh chấp tiền lương giữa tôi và BP, tại thời điểm TNK chưa ra đời?”.
Trong khi đó, theo luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa (TPHCM): “HĐLĐ được ký kết giữa ông Hùng hoặc các CN khác trên giàn khoan 06.1, với Tập đoàn BP là không thể phủ nhận. Vì vậy, dù BP có còn đầu tư, hay rời khỏi VN, mà chưa thanh lý HĐLĐ trên, thì quan hệ, trách nhiệm của BP đối với người lao động VN vẫn còn ràng buộc. BP không thể chối tránh trách nhiệm đối với các sự vụ phát sinh, liên quan đến BP và người lao động VN, trong thời gian BP đầu tư tại VN”.
Uỷ thác tư pháp quốc tế chưa có tiền lệ ở VN
Vụ án tranh chấp tiền tương giữa các công nhân VN với BP kéo dài trong suốt 8 năm qua. Ngày 2.12.2016, TAND TPHCM đã ban hành các văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh, Tập đoàn BP đóng tại Luân Đôn, Bộ Tư pháp, Đại sứ quán VN tại Vương quốc Anh... Theo đó, TAND TPHCM thông báo sẽ đưa vụ án đầu tiên công nhân VN (anh Phạm Thế Hùng) kiện BP ra xét xử phúc thẩm tại TPHCM vào ngày 14.7.
Ngày 20.1.2017, Bộ Tư pháp đã ra văn bản số 138/BTP-PLQT gửi Bộ Ngoại giao đề nghị thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự đối với BP. Đây là lần đầu tiên tại VN, một vụ án dân sự mang tính xuyên biên giới đã được thực hiện uỷ thác quốc tế, triệu hồi bị đơn từ nước ngoài để tham gia xét xử. Đặc biệt, vụ án lại liên quan đến Tập đoàn BP - một trong những tập đoàn dầu khí khổng lồ, hàng đầu thế giới. Năm 2010, BP để xảy ra vụ tràn dầu ngoài khơi vịnh Mexico.
Năm 2016, Toà án liên bang New Orleans, Mỹ đã xử phạt BP bồi thường 20 tỉ USD cho người dân, vì gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.
Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ: “Khác với vụ tràn dầu ở Mỹ, tại VN, BP bị CN khởi kiện tranh chấp tiền lương. Chúng tôi được biết, ngày 29.6 vừa qua, BP đã cử đại diện qua VN để tham gia tố tụng với tư cách bị đơn. Và, đây sẽ là vụ án đầu tiên liên quan tới uỷ thác tư pháp quốc tế diễn ra tại VN”.
Báo Lao Động
Relate Threads