Ngoài những tác động từ việc nước Anh rời EU, thị trường dầu mỏ thế giới sắp tới đang đứng trước nguy cơ giảm giá bởi 3 “tín hiệu xấu”.
Thứ nhất, giá dầu đã tăng 95% trong 4 tháng tính đến tuần trước, chủ yếu do cháy rừng tại Canada và các đợt tấn công quân sự tại châu Phi gây gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất dầu của Canada đã tái khởi động và các nước xuất khẩu chủ chốt khác đang tăng sản lượng mạnh hơn dự đoán và đà tăng của giá dầu gần đây sẽ khiến sản lượng không giảm như mong đợi, nhất là tại Mỹ.
Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ Canada (CAPP) mới đây cho biết sản lượng dầu từ trữ lượng khổng lồ của Canada có thể phát triển nhanh hơn cơ sở hạ tầng để mang lại dầu thô trong những năm tới, ngay cả khi họ giảm quy mô dự báo tăng trưởng trong dài hạn. Tổ chức các nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên của Canada đã dự đoán trong dự báo tăng trưởng hàng năm rằng sản lượng sẽ tăng 28% lên 4,9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030. Số liệu này thấp hơn dự báo 5,3 triệu thùng mỗi ngày trước đó của họ vào năm 2030. Dự đoán thấp hơn này trong bối cảnh bất ổn trong giá dầu toàn cầu kéo dài 2 năm đã gây thiệt hại cho các công ty dầu mỏ Canada, làm giảm hàng tỷ chi phí đầu tư.
Giá dầu thấp trong năm qua đã buộc các nhà sản xuất như Cenovus Energy và Royal Dutch Shell đột ngột hãm phanh phê duyệt các nhà máy cát dầu mới, trong khi tất cả các dự án hiện nay sẽ được hoàn thành vào trước năm 2018.
Tăng trưởng sản lượng dầu của Canada trong tương lai sẽ đến từ cái gọi là mở rộng “những khu đất bỏ hoang”, nơi chi phí đã giảm do hoạt động xây dựng thấp, hiệu quả hoạt động đã nâng cao và giá khí đốt tự nhiên rẻ hơn. Các chuyên gia ước tính rằng kể từ năm 2014, chi phí xây dựng và hoạt động một nhà máy dầu cát mới ở Canada giảm 10 USD/thùng, và dự án rẻ nhất – mở rộng hoạt động cát dầu – có thể hòa vốn tại mức giá dầu Mỹ khoảng 50 USD/thùng.
Thứ hai, việc giá dầu tăng tới mốc 50 USD/thùng đã khiến số giàn khoan Mỹ tăng liên tiếp trong những tuần qua. "Chúng tôi dự đoán số lượng giàn khoan tiếp tục tăng vào cuối năm khi giá tăng, nhưng những giếng tồn đọng khoan dở dang (Ducs) có thể làm chậm tiến trình thúc đẩy thăm dò khai thác vì các nhà sản xuất có khả năng xem xét để cắt giảm tồn đọng của Ducs trước khi thêm giàn khoan"- các nhà nghiên cứu tại các ngân hàng Mỹ Citigroup cho biết trong một báo cáo hồi đầu tuần trước.
Thứ ba, theo báo mới nhất, sản lượng dầu Nigeria tăng lên 1,9 triệu thùng. Nigeria, một thành viên của OPEC, là nhà sản xuất dầu hàng đầu châu Âu cho đến khi các cuộc tấn công của phiến quân vào các đường ống dẫn dầu đẩy nước này đứng sau Angola. Sản lượng của Nigeria đã giảm từ 2,2 triệu thùng trong đầu năm nay. Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu cho biết trong đầu tháng 6 rằng sản lượng đã giảm xuống khoảng 1,6 triệu thùng/ngày. Nhưng vào hôm 27-6, Garba Deen Muhammad, một phát ngôn viên cho Tập đoàn dầu mỏ quốc giá Nigeria NNPC cho biết sản lượng dầu đã tăng lên 1,9 triệu thùng/ngày kể từ tuần trước.
Ông cho biết “sản lượng đã tăng do chúng tôi đang thực hiện sửa chữa đường ống thiệt hại và lắp đặt. Và chúng tôi không có bất kỳ cuộc tấn công lớn nào trong thời gian gần đây”. Niger Delta Avengers, tổ chức này đã tuyên bố chịu trách nhiệm cho hầu hết cuộc tấn công gần đây vào các đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Nigeria. Tuần trước, các quan chức bộ dầu mỏ cho biết chính phủ Nigeria đã đồng ý ngừng bắn một tháng với chiến binh.
Ngoài ra, việc Nga nối lại đàm phán "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" cũng tác động tới thị trường dầu khí trong thời gian tới. Ngày 29-6, sau cuộc điện đàm giữa hai tổng thống, Nga và Thổ đã chính thức nối lại quan hệ.
Tập đoàn Gazprom cho biết sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Ankara về việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sau khi Moskva nhận được lời xin lỗi từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24.
Năm 2014, Gazprom và công ty Botas của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Theo đó, đường ống dài 1.100km này dự kiến sẽ được chia làm 4 nhánh với tổng công suất 63 tỉ m3/năm. Trong đó, khoảng 16 tỉ m3 sẽ cung ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi 47 tỉ m3 còn lại sẽ được chuyển tới một trung tâm nằm ở biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển tới châu Âu. Tuy nhiên, Moskva đã ngừng các cuộc đàm phán về dự án, một phần trong số những biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga tại Syria tháng 10-2015.
Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ không hoàn toàn miễn dịch với bất kỳ hậu quả tài chính nào từ Brexit. Kết quả trưng cầu dân ý có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu bằng cách hạn chế tăng trưởng kinh tế của châu Âu, và nó có thể làm chậm đầu tư trong hoạt động dầu khí ở Biển Bắc của Vương quốc Anh.
Trước viễn cảnh trên, chuyên gia phân tích Tim Evans thuộc Citi Futures dự đoán giá dầu có thể rơi xuống 35 USD/thùng.
Tuy nhiên, cũng đang có những dấu hiệu được kỳ vọng sẽ không khiến giá dầu quay trở lại mốc hồi tháng 2-2016, với giá trên 20USD/thùng. Đó là việc sản lượng dầu thô của Iran sẽ chậm lại nhanh chóng. Sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận, sản xuất dầu của Iran đã hồi phục nhanh hơn nhiều so với nhiều nhà phân tích từng dự đoán. Tại thời điểm này, Iran đang gần như phục hồi lại mức sản xuất trước cấm vận.
Iran tin rằng nó có thể tăng sản xuất từ 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5-2016 lên 4,8 thùng dầu mỗi ngày đến năm 2021, nhưng để làm được điều đó Tehran cần 70 tỷ USD vốn nước ngoài. Thực tế là vốn có lẽ sẽ không đến với khối lượng mà Iran cần. Trung Quốc đang có vấn đề riêng của mình cần phải giải quyết, và châu Âu vẫn còn rất thận trọng việc nối lại hoạt động với Iran.
Ngoài ra, Iran cũng có những vấn đề khác khi nói đến sản xuất. Hoạt động thu mua của châu Âu như vẫn còn thua xa so với mức đã mua trước cấm vận. Italia, một trong những khách hàng tốt nhất của Iran ở châu Âu, đã mất hơn 5 tháng để chấp nhận lô hàng đầu tiên của Iran của nước này, trong khi thua mua của Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng vẫn thấp hơn nhiều so mức trước cấm vận. Thay vào đó, dầu thô của Iran là chủ yếu được bán cho các nước châu Á - Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vấn đề đối với Iran là những khách hàng đó thường sẽ tiết kiệm hơn và có lẽ khiến cho thỏa thuận mua bán khó khăn hơn so với người mua công ty ở châu Âu. Không có dấu hiệu cho thấy Iran có khả năng duy trì việc đẩy mạnh sản xuất và với giá dầu ở mức thấp.
Thứ nhất, giá dầu đã tăng 95% trong 4 tháng tính đến tuần trước, chủ yếu do cháy rừng tại Canada và các đợt tấn công quân sự tại châu Phi gây gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất dầu của Canada đã tái khởi động và các nước xuất khẩu chủ chốt khác đang tăng sản lượng mạnh hơn dự đoán và đà tăng của giá dầu gần đây sẽ khiến sản lượng không giảm như mong đợi, nhất là tại Mỹ.
Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ Canada (CAPP) mới đây cho biết sản lượng dầu từ trữ lượng khổng lồ của Canada có thể phát triển nhanh hơn cơ sở hạ tầng để mang lại dầu thô trong những năm tới, ngay cả khi họ giảm quy mô dự báo tăng trưởng trong dài hạn. Tổ chức các nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên của Canada đã dự đoán trong dự báo tăng trưởng hàng năm rằng sản lượng sẽ tăng 28% lên 4,9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030. Số liệu này thấp hơn dự báo 5,3 triệu thùng mỗi ngày trước đó của họ vào năm 2030. Dự đoán thấp hơn này trong bối cảnh bất ổn trong giá dầu toàn cầu kéo dài 2 năm đã gây thiệt hại cho các công ty dầu mỏ Canada, làm giảm hàng tỷ chi phí đầu tư.
Tăng trưởng sản lượng dầu của Canada trong tương lai sẽ đến từ cái gọi là mở rộng “những khu đất bỏ hoang”, nơi chi phí đã giảm do hoạt động xây dựng thấp, hiệu quả hoạt động đã nâng cao và giá khí đốt tự nhiên rẻ hơn. Các chuyên gia ước tính rằng kể từ năm 2014, chi phí xây dựng và hoạt động một nhà máy dầu cát mới ở Canada giảm 10 USD/thùng, và dự án rẻ nhất – mở rộng hoạt động cát dầu – có thể hòa vốn tại mức giá dầu Mỹ khoảng 50 USD/thùng.
Thứ hai, việc giá dầu tăng tới mốc 50 USD/thùng đã khiến số giàn khoan Mỹ tăng liên tiếp trong những tuần qua. "Chúng tôi dự đoán số lượng giàn khoan tiếp tục tăng vào cuối năm khi giá tăng, nhưng những giếng tồn đọng khoan dở dang (Ducs) có thể làm chậm tiến trình thúc đẩy thăm dò khai thác vì các nhà sản xuất có khả năng xem xét để cắt giảm tồn đọng của Ducs trước khi thêm giàn khoan"- các nhà nghiên cứu tại các ngân hàng Mỹ Citigroup cho biết trong một báo cáo hồi đầu tuần trước.
Thứ ba, theo báo mới nhất, sản lượng dầu Nigeria tăng lên 1,9 triệu thùng. Nigeria, một thành viên của OPEC, là nhà sản xuất dầu hàng đầu châu Âu cho đến khi các cuộc tấn công của phiến quân vào các đường ống dẫn dầu đẩy nước này đứng sau Angola. Sản lượng của Nigeria đã giảm từ 2,2 triệu thùng trong đầu năm nay. Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu cho biết trong đầu tháng 6 rằng sản lượng đã giảm xuống khoảng 1,6 triệu thùng/ngày. Nhưng vào hôm 27-6, Garba Deen Muhammad, một phát ngôn viên cho Tập đoàn dầu mỏ quốc giá Nigeria NNPC cho biết sản lượng dầu đã tăng lên 1,9 triệu thùng/ngày kể từ tuần trước.
Ông cho biết “sản lượng đã tăng do chúng tôi đang thực hiện sửa chữa đường ống thiệt hại và lắp đặt. Và chúng tôi không có bất kỳ cuộc tấn công lớn nào trong thời gian gần đây”. Niger Delta Avengers, tổ chức này đã tuyên bố chịu trách nhiệm cho hầu hết cuộc tấn công gần đây vào các đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Nigeria. Tuần trước, các quan chức bộ dầu mỏ cho biết chính phủ Nigeria đã đồng ý ngừng bắn một tháng với chiến binh.
Ngoài ra, việc Nga nối lại đàm phán "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" cũng tác động tới thị trường dầu khí trong thời gian tới. Ngày 29-6, sau cuộc điện đàm giữa hai tổng thống, Nga và Thổ đã chính thức nối lại quan hệ.
Tập đoàn Gazprom cho biết sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Ankara về việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sau khi Moskva nhận được lời xin lỗi từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24.
Năm 2014, Gazprom và công ty Botas của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Theo đó, đường ống dài 1.100km này dự kiến sẽ được chia làm 4 nhánh với tổng công suất 63 tỉ m3/năm. Trong đó, khoảng 16 tỉ m3 sẽ cung ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi 47 tỉ m3 còn lại sẽ được chuyển tới một trung tâm nằm ở biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển tới châu Âu. Tuy nhiên, Moskva đã ngừng các cuộc đàm phán về dự án, một phần trong số những biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga tại Syria tháng 10-2015.
Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ không hoàn toàn miễn dịch với bất kỳ hậu quả tài chính nào từ Brexit. Kết quả trưng cầu dân ý có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu bằng cách hạn chế tăng trưởng kinh tế của châu Âu, và nó có thể làm chậm đầu tư trong hoạt động dầu khí ở Biển Bắc của Vương quốc Anh.
Trước viễn cảnh trên, chuyên gia phân tích Tim Evans thuộc Citi Futures dự đoán giá dầu có thể rơi xuống 35 USD/thùng.
Tuy nhiên, cũng đang có những dấu hiệu được kỳ vọng sẽ không khiến giá dầu quay trở lại mốc hồi tháng 2-2016, với giá trên 20USD/thùng. Đó là việc sản lượng dầu thô của Iran sẽ chậm lại nhanh chóng. Sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận, sản xuất dầu của Iran đã hồi phục nhanh hơn nhiều so với nhiều nhà phân tích từng dự đoán. Tại thời điểm này, Iran đang gần như phục hồi lại mức sản xuất trước cấm vận.
Iran tin rằng nó có thể tăng sản xuất từ 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5-2016 lên 4,8 thùng dầu mỗi ngày đến năm 2021, nhưng để làm được điều đó Tehran cần 70 tỷ USD vốn nước ngoài. Thực tế là vốn có lẽ sẽ không đến với khối lượng mà Iran cần. Trung Quốc đang có vấn đề riêng của mình cần phải giải quyết, và châu Âu vẫn còn rất thận trọng việc nối lại hoạt động với Iran.
Ngoài ra, Iran cũng có những vấn đề khác khi nói đến sản xuất. Hoạt động thu mua của châu Âu như vẫn còn thua xa so với mức đã mua trước cấm vận. Italia, một trong những khách hàng tốt nhất của Iran ở châu Âu, đã mất hơn 5 tháng để chấp nhận lô hàng đầu tiên của Iran của nước này, trong khi thua mua của Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng vẫn thấp hơn nhiều so mức trước cấm vận. Thay vào đó, dầu thô của Iran là chủ yếu được bán cho các nước châu Á - Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vấn đề đối với Iran là những khách hàng đó thường sẽ tiết kiệm hơn và có lẽ khiến cho thỏa thuận mua bán khó khăn hơn so với người mua công ty ở châu Âu. Không có dấu hiệu cho thấy Iran có khả năng duy trì việc đẩy mạnh sản xuất và với giá dầu ở mức thấp.
S.Phương
Nguồn:Năng Lượng Mới
Nguồn:Năng Lượng Mới
Relate Threads