Chỉ còn 2 ngày nữa cuộc họp OPEC sẽ diễn ra tại Vienna. Theo chuyên gia kinh tế Bodhi Ganguli sẽ có 4 kịch bản dành cho thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác.
Trong tuần này, OPEC sẽ tổ chức cuộc họp quan trọng được thị trường kỳ vọng từ rất lâu do nó quyết định tương lai của thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trước đó, nhiều người dự đoán rằng thỏa thuận này sẽ được kéo dài ít nhất đến cuối năm nay trong khi hôm thứ Hai tuần trước, Nga và Ả-rập Saudi cho biết cả 2 quốc gia đã đồng thuận kéo dài kỳ hạn cắt giảm sản lượng sang tháng 3/2017.
Ngay sau đó, giá dầu thô tăng liên tục trong nhiều phiên do thị trường kỳ vọng những tín hiệu tích cực trong cuộc họp OPEC sắp tới. Đỉnh điểm là hôm thứ 6 tuần trước, giá dầu Brent tăng mạnh 2,1% tương đương 1,1 USD đạt ngưỡng 53,61 USD/thùng, mức cao nhất kể từ 18/4.
Với tham vọng kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm 9 tháng, OPEC sẽ còn rất nhiều việc phải làm để thuyết phục các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia nằm ngoài tổ chức đồng thuận, ủng hộ sáng kiến của mình.
Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Saudi Khalid al-Falih cho biết, "Tất cả các quốc gia tôi đã từng đàm phán đều thể hiện sự ủng hộ và quyết tâm tham gia vào kế hoạch kéo dài thỏa thuận cắt giảm."
Vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Saudi Khalid al-Falih cho biết với mức cắt giảm vẫn giữ như hiện tại sẽ có 1 hoặc 2 quốc gia xuất khẩu dầu khí nhỏ khác tham gia thỏa thuận. Như vậy, trữ lượng dầu thô sẽ xuống mức trung bình 5 năm.
Theo chuyên gia kinh tế đến từ Dun & Bradstreet, ông Bodhi Ganguli cho biết cuộc họp lần này đồng thời cũng được cho là rất quan trọng đối với đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của tập đoàn dầu khí quốc gia Ả-rập Saudi, Aramco. Ả-rập Saudi đang nỗ lực duy trì giá dầu ở mức có lợi cho đợt IPO này bằng việc tăng cường tuân thủ thậm chí vượt chỉ tiêu so với cam kết cắt giảm được ký kết vào cuối năm ngoái. Vì vậy ông Bodhi Ganguli cho rằng khả năng cao thỏa thuận cắt giảm sẽ tiếp tục được duy trì.
Năm ngoái OPEC cùng một số quốc gia ngoài tổ chức đã ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày, trong đó OPEC cam kết cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và các quốc gia khác trong đó có Nga là 600.000 thùng/ngày.
Theo bản báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố hôm thứ Ba (23/5) cho thấy tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của các nước thành viên OPEC là 96%. Mặc dù vậy, giá dầu thô vẫn giảm 8% tính từ đầu năm đến nay.
Ông Ganguli cho rằng về ngắn hạn, thỏa thuận cắt giảm có tác dụng tức thì trong việc đẩy giá dầu lên. Tuy nhiên về dài hạn thì giá dầu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tuân thủ cam kết và sự kỳ vọng của thị trường về nhu cầu dầu cũng như sản lượng khai thác của các quốc gia không thuộc OPEC trong đó có Mỹ.
Chuyên gia Ganguli dự đoán khả năng thỏa thuận cắt giảm được kéo dài thêm 6 tháng tới chiếm tới 75%. Cùng lúc đó, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ khởi sắc trong 6 tháng còn lại của năm 2017 sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn.
Mặc dù vậy, ông Ganguli vẫn chỉ ra 3 khả năng còn lại có thể xảy ra trong cuộc họp ngày 25/5 tới. Khả năng xấu nhất có thể xảy ra là OPEC có thể kết thúc thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào cuối tháng 6. Nếu điều này xảy ra, giá dầu sẽ lao dốc mạnh. Tuy nhiên, ông không đưa ra dự báo cụ thể giá dầu có thể giảm xuống bao nhiêu do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khả năng viễn cảnh này có thể xảy ra chiếm khoảng 15%.
Viễn cảnh thứ ba là thỏa thuận có thể được kéo dài đồng thời mức hạn định cắt giảm sẽ được nâng lên. Điều này sẽ đẩy giá lên cao trong ngắn hạn tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro thỏa thuận bị phá vỡ bởi một số nước không tham gia trong đó có Mỹ.
Trữ lượng và hoạt động khai thác dầu thô của Mỹ tăng liên tục, mặc cho nỗ lực của OPEC nhằm rút lượng dầu thừa trên thị trường. Theo dữ liệu của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes hôm thứ Sáu (19/5) cho biết số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng thêm 8 giàn lên 720 giàn- mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Kịch bản cuối cùng là OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận nhưng mức hạn định cắt giảm bị hạ xuống. Khả năng xảy ra kịch bản này chỉ chiếm 5%.
Trong tuần này, OPEC sẽ tổ chức cuộc họp quan trọng được thị trường kỳ vọng từ rất lâu do nó quyết định tương lai của thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trước đó, nhiều người dự đoán rằng thỏa thuận này sẽ được kéo dài ít nhất đến cuối năm nay trong khi hôm thứ Hai tuần trước, Nga và Ả-rập Saudi cho biết cả 2 quốc gia đã đồng thuận kéo dài kỳ hạn cắt giảm sản lượng sang tháng 3/2017.
Với tham vọng kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm 9 tháng, OPEC sẽ còn rất nhiều việc phải làm để thuyết phục các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia nằm ngoài tổ chức đồng thuận, ủng hộ sáng kiến của mình.
Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Saudi Khalid al-Falih cho biết, "Tất cả các quốc gia tôi đã từng đàm phán đều thể hiện sự ủng hộ và quyết tâm tham gia vào kế hoạch kéo dài thỏa thuận cắt giảm."
Vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Saudi Khalid al-Falih cho biết với mức cắt giảm vẫn giữ như hiện tại sẽ có 1 hoặc 2 quốc gia xuất khẩu dầu khí nhỏ khác tham gia thỏa thuận. Như vậy, trữ lượng dầu thô sẽ xuống mức trung bình 5 năm.
Theo chuyên gia kinh tế đến từ Dun & Bradstreet, ông Bodhi Ganguli cho biết cuộc họp lần này đồng thời cũng được cho là rất quan trọng đối với đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của tập đoàn dầu khí quốc gia Ả-rập Saudi, Aramco. Ả-rập Saudi đang nỗ lực duy trì giá dầu ở mức có lợi cho đợt IPO này bằng việc tăng cường tuân thủ thậm chí vượt chỉ tiêu so với cam kết cắt giảm được ký kết vào cuối năm ngoái. Vì vậy ông Bodhi Ganguli cho rằng khả năng cao thỏa thuận cắt giảm sẽ tiếp tục được duy trì.
Năm ngoái OPEC cùng một số quốc gia ngoài tổ chức đã ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày, trong đó OPEC cam kết cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và các quốc gia khác trong đó có Nga là 600.000 thùng/ngày.
Theo bản báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố hôm thứ Ba (23/5) cho thấy tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của các nước thành viên OPEC là 96%. Mặc dù vậy, giá dầu thô vẫn giảm 8% tính từ đầu năm đến nay.
Ông Ganguli cho rằng về ngắn hạn, thỏa thuận cắt giảm có tác dụng tức thì trong việc đẩy giá dầu lên. Tuy nhiên về dài hạn thì giá dầu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tuân thủ cam kết và sự kỳ vọng của thị trường về nhu cầu dầu cũng như sản lượng khai thác của các quốc gia không thuộc OPEC trong đó có Mỹ.
Chuyên gia Ganguli dự đoán khả năng thỏa thuận cắt giảm được kéo dài thêm 6 tháng tới chiếm tới 75%. Cùng lúc đó, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ khởi sắc trong 6 tháng còn lại của năm 2017 sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn.
Mặc dù vậy, ông Ganguli vẫn chỉ ra 3 khả năng còn lại có thể xảy ra trong cuộc họp ngày 25/5 tới. Khả năng xấu nhất có thể xảy ra là OPEC có thể kết thúc thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào cuối tháng 6. Nếu điều này xảy ra, giá dầu sẽ lao dốc mạnh. Tuy nhiên, ông không đưa ra dự báo cụ thể giá dầu có thể giảm xuống bao nhiêu do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khả năng viễn cảnh này có thể xảy ra chiếm khoảng 15%.
Viễn cảnh thứ ba là thỏa thuận có thể được kéo dài đồng thời mức hạn định cắt giảm sẽ được nâng lên. Điều này sẽ đẩy giá lên cao trong ngắn hạn tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro thỏa thuận bị phá vỡ bởi một số nước không tham gia trong đó có Mỹ.
Trữ lượng và hoạt động khai thác dầu thô của Mỹ tăng liên tục, mặc cho nỗ lực của OPEC nhằm rút lượng dầu thừa trên thị trường. Theo dữ liệu của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes hôm thứ Sáu (19/5) cho biết số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng thêm 8 giàn lên 720 giàn- mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Kịch bản cuối cùng là OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận nhưng mức hạn định cắt giảm bị hạ xuống. Khả năng xảy ra kịch bản này chỉ chiếm 5%.
NDH.vn
Relate Threads