Các chuyên gia phân tích của Fiscal Time đã đưa ra 5 nguyên nhân khiến giá dầu lại tụt xuống ngưỡng 30 USD/thùng như hiện nay.
Sự gia tăng đáng kể sản lượng khai thác dầu, nhất là của Ả Rập Xê-út, Iran và cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Mỹ, sự sụt giảm nhu cầu dầu ở Trung Quốc và châu Âu được cho là những nguyên nhân chính làm giá dầu sụt giảm.
1. Ả Rập Xê-út đang “âm mưu” chống Iran
Hiện nay, khi các lệnh cấm vận chống Iran đã được dỡ bỏ và dầu mỏ của Iran có thể được xuất khẩu trở lại nên Ả Rập Xê-út phải cố gắng làm suy giảm giá dầu để cản trở các nỗ lực của Iran.
Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út Adel al-Dzubeir mới đây đã lên tiếng phủ nhận âm mưu chống lại Iran trong bài trả lời phỏng vấn trên CNN. Tuy nhiên, những nghi ngờ về việc giá dầu thấp được duy trì nhằm chống lại Iran vẫn đang được lan truyền.
2. Mỹ và Ả Rập Xê-út muốn “trừng phạt” Nga
El-Riyadh và Washington hiện đều đang có quan hệ không tốt đẹp với Moscow. Đối với Ả Rập Xê-út, việc Kremlin ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, chế độ mà Ả Rập Xê-út đang cố gắng lật đổ, là điều khó chấp nhận.
Đối với Mỹ và châu Âu, những chính sách của Nga áp dụng đối với Ukraine cũng khó nuốt trôi.
Nếu như Mỹ và Ả Rập Xê-út đang thực sự cố gắng tấn công Nga một cách gián tiếp thì phải thừa nhận đây là công cụ hiệu quả nhất để phá vỡ nền kinh tế Nga. Vấn đề là ở chỗ xuất khẩu dầu mỏ đang chiếm hơn 50% tổng thu nhập của Nga.
Do đó, sự sụt giảm của giá dầu sẽ gây nên những hiệu ứng tiêu cực đáng kể không chỉ cho mảng năng lượng mà đối với toàn bộ nền kinh tế Nga nói chung.
Các quan chức cao cấp của Nga mới đây đã tuyên bố rằng Nga muốn thảo luận với Ả Rập Xê-út chiến lược để ổn định giá dầu. Thông tin này đã giúp giá dầu gia tăng trở lại trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, rất ít chuyên gia cho rằng đề xuất này sẽ đem lại hiệu quả nào đó.
3. Tổng thống Obama đang “tuyên chiến” với các nhà sản xuất dầu phiến đá
Theo giả thiết này, Tổng thống Obama cùng với Ả Rập Xê-út muốn “dìm thế giới trong dầu” nhằm làm phá sản mảng khai thác dầu phiến đá Mỹ vì một trong những nhiệm vụ chính của chính quyền Tổng thống Obama là bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, dầu đá phiến lại làm cản trở đến quá trình tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
4. Mối quan hệ với OPEC của Ả Rập Xê-út đang bị hủy hoại
Hiện tất cả các thành viên của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ngoại trừ Ả Rập Xê-út, đều đã nhiều lần bày tỏ mong muốn ngồi lại với nhau để thảo luận các biện pháp cắt giảm sản lượng khai thác “vàng đen”.
Nguyên nhân là do các nước thành viên OPEC đang gánh chịu những thiệt hại đáng kể khi giá dầu ở mức thấp. Venezuela, quốc gia kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc 100% vào dầu mỏ đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế.
Nigieria hiện cũng đang nằm trong tình trạng tương tự như Venezuela. Tuy nhiên, bất chấp lời kêu gọi từ các thành viên khác trong OPEC, Ả Rập Xê-út vẫn tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác dầu.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng El-Riyadh đang muốn giữ giá dầu ở mức thấp như hiện nay để chống lại Iran và Nga, cũng như các nhà sản xuất dầu phiến đá Mỹ và các nước OPEC khác.
Nguyên nhân là do giá thành khai thác một thùng dầu ở nước này khá thấp nên Ả Rập Xê-út vẫn có thể duy trì lợi nhuận nếu giá dầu ở mức 20 USD/thùng.
Trong khi đó, Venezuela đã không dưới 1 lần kêu gọi triệu tập Hội nghị thượng đỉnh đột xuất của OPEC. Tuy nhiên, đề xuất này chỉ nhận được sự ủng hộ của Algieria, Nigieria và Ecuador, trong khi để triệu tập được hội nghị này cần phải đến sự biểu quyết đồng ý của tất cả 13 thành viên OPEC.
5. Ả Rập Xê-út đang trong trạng thái “tuyên chiến” với các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ
Nhờ sự bùng nổ trong cách mạng khai thác dầu đá phiến mà sản lượng khai thác dầu ở Mỹ đã gia tăng đáng kể từ sau năm 2011. Trong năm 2014, Mỹ hàng ngày đã khai thác được 8,7 triệu thùng, cho dù trước đó 1 năm sản lượng khai thác cao nhất mới chỉ dừng ở mức 7,5 triệu thùng/ngày.
Hiện nay, sản lượng khai thác dầu ở Mỹ đã đạt mức gần 9,5 triệu thùng/ngày, chiếm gần 10% sản lượng khai thác dầu toàn thế giới và đưa Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới.
El-Riyadh về mặt công khai chưa bao giờ thừa nhận nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng Ả Rập Xê-út đang nỗ lực kiềm chế giá dầu để bảo vệ thị phần của mình trước các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ.
Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến giá dầu suy giảm như hiện nay. Trong một vài năm trở lại đây, sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ của Ả Rập Xê-út đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, những người phản đối nhận định này cho rằng, ngay cả khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu, các nhà sản xuất dầu của Mỹ cũng không sẵn sàng đe dọa đến vị thế của Ả Rập Xê-út trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Bản thân Ả Rập Xê-út cũng không muốn giá dầu thấp như hiện nay vì chính ngân sách của họ cũng đang gánh chịu những thiệt hại đáng kể từ thực trạng giá dầu đang ở mức thấp như hiện nay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.
Sự gia tăng đáng kể sản lượng khai thác dầu, nhất là của Ả Rập Xê-út, Iran và cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Mỹ, sự sụt giảm nhu cầu dầu ở Trung Quốc và châu Âu được cho là những nguyên nhân chính làm giá dầu sụt giảm.
Hiện nay, khi các lệnh cấm vận chống Iran đã được dỡ bỏ và dầu mỏ của Iran có thể được xuất khẩu trở lại nên Ả Rập Xê-út phải cố gắng làm suy giảm giá dầu để cản trở các nỗ lực của Iran.
Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út Adel al-Dzubeir mới đây đã lên tiếng phủ nhận âm mưu chống lại Iran trong bài trả lời phỏng vấn trên CNN. Tuy nhiên, những nghi ngờ về việc giá dầu thấp được duy trì nhằm chống lại Iran vẫn đang được lan truyền.
2. Mỹ và Ả Rập Xê-út muốn “trừng phạt” Nga
El-Riyadh và Washington hiện đều đang có quan hệ không tốt đẹp với Moscow. Đối với Ả Rập Xê-út, việc Kremlin ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, chế độ mà Ả Rập Xê-út đang cố gắng lật đổ, là điều khó chấp nhận.
Đối với Mỹ và châu Âu, những chính sách của Nga áp dụng đối với Ukraine cũng khó nuốt trôi.
Nếu như Mỹ và Ả Rập Xê-út đang thực sự cố gắng tấn công Nga một cách gián tiếp thì phải thừa nhận đây là công cụ hiệu quả nhất để phá vỡ nền kinh tế Nga. Vấn đề là ở chỗ xuất khẩu dầu mỏ đang chiếm hơn 50% tổng thu nhập của Nga.
Do đó, sự sụt giảm của giá dầu sẽ gây nên những hiệu ứng tiêu cực đáng kể không chỉ cho mảng năng lượng mà đối với toàn bộ nền kinh tế Nga nói chung.
Các quan chức cao cấp của Nga mới đây đã tuyên bố rằng Nga muốn thảo luận với Ả Rập Xê-út chiến lược để ổn định giá dầu. Thông tin này đã giúp giá dầu gia tăng trở lại trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, rất ít chuyên gia cho rằng đề xuất này sẽ đem lại hiệu quả nào đó.
3. Tổng thống Obama đang “tuyên chiến” với các nhà sản xuất dầu phiến đá
Theo giả thiết này, Tổng thống Obama cùng với Ả Rập Xê-út muốn “dìm thế giới trong dầu” nhằm làm phá sản mảng khai thác dầu phiến đá Mỹ vì một trong những nhiệm vụ chính của chính quyền Tổng thống Obama là bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, dầu đá phiến lại làm cản trở đến quá trình tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
4. Mối quan hệ với OPEC của Ả Rập Xê-út đang bị hủy hoại
Hiện tất cả các thành viên của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ngoại trừ Ả Rập Xê-út, đều đã nhiều lần bày tỏ mong muốn ngồi lại với nhau để thảo luận các biện pháp cắt giảm sản lượng khai thác “vàng đen”.
Nguyên nhân là do các nước thành viên OPEC đang gánh chịu những thiệt hại đáng kể khi giá dầu ở mức thấp. Venezuela, quốc gia kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc 100% vào dầu mỏ đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế.
Nigieria hiện cũng đang nằm trong tình trạng tương tự như Venezuela. Tuy nhiên, bất chấp lời kêu gọi từ các thành viên khác trong OPEC, Ả Rập Xê-út vẫn tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác dầu.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng El-Riyadh đang muốn giữ giá dầu ở mức thấp như hiện nay để chống lại Iran và Nga, cũng như các nhà sản xuất dầu phiến đá Mỹ và các nước OPEC khác.
Nguyên nhân là do giá thành khai thác một thùng dầu ở nước này khá thấp nên Ả Rập Xê-út vẫn có thể duy trì lợi nhuận nếu giá dầu ở mức 20 USD/thùng.
Trong khi đó, Venezuela đã không dưới 1 lần kêu gọi triệu tập Hội nghị thượng đỉnh đột xuất của OPEC. Tuy nhiên, đề xuất này chỉ nhận được sự ủng hộ của Algieria, Nigieria và Ecuador, trong khi để triệu tập được hội nghị này cần phải đến sự biểu quyết đồng ý của tất cả 13 thành viên OPEC.
5. Ả Rập Xê-út đang trong trạng thái “tuyên chiến” với các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ
Nhờ sự bùng nổ trong cách mạng khai thác dầu đá phiến mà sản lượng khai thác dầu ở Mỹ đã gia tăng đáng kể từ sau năm 2011. Trong năm 2014, Mỹ hàng ngày đã khai thác được 8,7 triệu thùng, cho dù trước đó 1 năm sản lượng khai thác cao nhất mới chỉ dừng ở mức 7,5 triệu thùng/ngày.
Hiện nay, sản lượng khai thác dầu ở Mỹ đã đạt mức gần 9,5 triệu thùng/ngày, chiếm gần 10% sản lượng khai thác dầu toàn thế giới và đưa Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới.
El-Riyadh về mặt công khai chưa bao giờ thừa nhận nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng Ả Rập Xê-út đang nỗ lực kiềm chế giá dầu để bảo vệ thị phần của mình trước các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ.
Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến giá dầu suy giảm như hiện nay. Trong một vài năm trở lại đây, sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ của Ả Rập Xê-út đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, những người phản đối nhận định này cho rằng, ngay cả khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu, các nhà sản xuất dầu của Mỹ cũng không sẵn sàng đe dọa đến vị thế của Ả Rập Xê-út trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Bản thân Ả Rập Xê-út cũng không muốn giá dầu thấp như hiện nay vì chính ngân sách của họ cũng đang gánh chịu những thiệt hại đáng kể từ thực trạng giá dầu đang ở mức thấp như hiện nay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.
Đức Dũng (lược dịch) - Infonet.vn
Relate Threads