Ngày 17/8, giám đốc điều hành của Pimco đồng tình với quan điểm của các chuyên gia khác rằng con số kỳ diệu của giá dầu là 50 USD/thùng.
Giá dầu Brent và WTI hiện đang được giao dịch lần lượt quanh mốc 51 USD/thùng và 49 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 19/8. Giá dầu đã tăng khá ổn định sau những tin đồn xung quanh việc Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) có thể “hồi sinh” thỏa thuận đóng băng sản lượng sản xuất.
Giám đốc đầu tư Mihir Worah của Pimco cho rằng giá dầu 50-60 USD/thùng là hợp lý để duy trì thị trường ổn định trong một vài năm tới và chúng ta sắp đạt được ngưỡng đó trong những phiên giao dịch gần đây.
Kể từ đầu năm tới nay, giá dầu WTI đã tăng khoảng 11% nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trên 100 USD/thùng từng đạt được vào giữa năm 2014.
Sự sụt giảm của giá dầu trong năm nay xoay quanh những lo ngại về vấn đề dư cung toàn cầu, sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc cùng những tác động của nó vào nhu cầu tiêu thụ năng lượng và xu hướng sản xuất trong tương lai.
Các thành viên của OPEC sẽ có một cuộc họp không chính thức vào tháng 9 trong bối cảnh có những tin đồn về việc tổ chức do Ảrập Xêút dẫn đầu này sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng về việc giới hạn sản lượng sản xuất, qua đó thúc đẩy giá mặt hàng này. Trước đó, Nga và Ảrập Xêút cũng đã có những cuộc thảo luận xung quanh vấn đề dư cung toàn cầu tại Vienna.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông Worah cho rằng Nga và Ảrập Xêút mới chỉ bàn bạc tới những vấn đề chung mà chưa đi vào cụ thể. Cả 2 quốc gia này vẫn liên tục bơm vào thị trường càng nhiều dầu mỏ càng tốt để đảm bảo thị phần không bị mất đi bởi sự trỗi dậy của các quốc gia khác như Iran. Do đó, thỏa thuận đóng băng sản lượng gần như là vô nghĩa.
Tuy nhiên, khi giá dầu tăng lên trên mức 50 USD/thùng, các nhà sản xuất của Mỹ sẽ có thêm lý do để qua trở lại sản xuất. Điều này sẽ kĩm hãm giá dầu và sẽ giữ nó dưới mức 60 USD/thùng trong khoảng 6-12 tháng tiếp theo.
Nhà phân tích dầu mỏ nổi tiếng Malcolm Graham-Wood của HydroCarbon Capital đã dùng từ “kỳ diệu” khi nói về mức giá 50 USD/thùng trong một bài viết trên mạng xã hội ngày 17/8.
Ngân hàng Renaissance Capital nhận định rằng giá dầu 50 USD/thùng là lý tưởng đối với các công ty năng lượng của Nga. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ai Cập – ông Tarek Kabil – cho rằng giá dầu trong khoảng 50-55 USD/thùng là tốt nhất với quốc gia này.
Ngày 16/8, công ty tài chính UBS dự báo mức giá dầu WTI trung bình trong năm 2016 sẽ đạt 43,81 USD/thùng và tăng lên 57 USD/thùng vào năm 2017. Con số này của UBS khá gần với mức trung bình thị trường đưa ra cho năm 2016 là 43,3 USD/thùng và năm 2017 là 54,25 USD/thùng. Trong khi đó, ngân hàng BNP Paribas lại đưa ra mức dự báo thấp hơn là 40 USD/thùng trong năm nay và 50 USD/thùng trong năm sau.
Theo ông Worah, sự sụt giảm của giá dầu có vẻ đã kết thúc và các nhà đầu tư có thể xem xét các tác động tích cực tới từ tình trạng lạm phát diễn ra trên toàn cầu.
Ông Worah nhận định lạm phát như một kẻ khù khờ. Rất nhiều người đang bỏ qua nó nhưng chúng ta bắt đầu thấy khoảng cách sản lượng đang được thu hẹp, sự điều chỉnh giá hàng hóa, cụ thể là giá dầu, có thể đã diễn ra và kết thúc. Do đó, lạm phát không còn là thứ khiến người khác phải lo ngại nhưng hoàn toàn có thể tăng lên một cách thầm lặng trong vài năm tới.
Các số liệu kinh tế được công bố ngày 16/8 cho thấy lạm phát trong tháng 7 tại Anh đã tăng lên cao hơn mức dự báo. Tỷ lệ lạm phát tháng 7 tại quốc gia vừa quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) này đạt 0,6%, tăng 0,1% so với tháng trước. Đây là kết quả của việc đồng Bảng Anh mất giá, đặc biệt là so với đồng USD, kể từ khi cuộc bỏ phiếu ủng hộ Brexit diễn ra ngày 23/6.
Vị lãnh đạo của Pimco cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ buộc phải cân nhắc những tác động từ sự tăng giá của đồng USD lên nền kinh tế toàn cầu khi thị trường đang rất chờ đợi quyết định tăng lãi suất tới từ ngân hàng trung ương này. Trong tháng 7, lạm phát của Mỹ không đổi nhưng sự tăng trưởng trong các hoạt động công nghiệp và xây dựng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới, cho phép FED có thể tăng trong 3 cuộc họp từ nay cho tới cuối năm.
Ông Worah dự báo rằng FED sẽ chỉ tăng lãi suất 1 lần trong năm nay thay vì mức điều chỉnh 2 lần được họ công bố vào tháng 6. Tuy nhiên, nếu FED không tăng lãi suất thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là việc FED nhận ra rằng ngay cả khi họ tăng lãi suất, họ sẽ cần theo dõi kỹ lưỡng các điều kiện tài chính toàn cầu và đồng USD.
FED sẽ không để đồng USD tăng quá cao bởi nó sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. Điều này không tốt cho nền kinh tế Mỹ cũng như mọi thành phần kinh tế khác trên thế giới.
Trái phiếu ngừa lạm phát (TIPS) có thể sẽ trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn cho những người muốn bảo vệ mình khỏi lạm phát. Ông Worah cho biết giá của loại trái phiếu này thấp hơn hầu hết các loại trái phiếu chính phủ khác.
Hầu hết lợi suất của các loại trái phiếu chính phủ hiện nay đang ở mức thấp, khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà gì với loại tài sản này. Và khi mọi người không có gì để lo lắng về lạm phát, giá TIPS sẽ tương đối rẻ, biến nó trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn vào thời điểm này.
Theo Thạch Thảo
Người đồng hành
Giá dầu Brent và WTI hiện đang được giao dịch lần lượt quanh mốc 51 USD/thùng và 49 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 19/8. Giá dầu đã tăng khá ổn định sau những tin đồn xung quanh việc Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) có thể “hồi sinh” thỏa thuận đóng băng sản lượng sản xuất.
Giám đốc đầu tư Mihir Worah của Pimco cho rằng giá dầu 50-60 USD/thùng là hợp lý để duy trì thị trường ổn định trong một vài năm tới và chúng ta sắp đạt được ngưỡng đó trong những phiên giao dịch gần đây.
Kể từ đầu năm tới nay, giá dầu WTI đã tăng khoảng 11% nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trên 100 USD/thùng từng đạt được vào giữa năm 2014.
Sự sụt giảm của giá dầu trong năm nay xoay quanh những lo ngại về vấn đề dư cung toàn cầu, sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc cùng những tác động của nó vào nhu cầu tiêu thụ năng lượng và xu hướng sản xuất trong tương lai.
Các thành viên của OPEC sẽ có một cuộc họp không chính thức vào tháng 9 trong bối cảnh có những tin đồn về việc tổ chức do Ảrập Xêút dẫn đầu này sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng về việc giới hạn sản lượng sản xuất, qua đó thúc đẩy giá mặt hàng này. Trước đó, Nga và Ảrập Xêút cũng đã có những cuộc thảo luận xung quanh vấn đề dư cung toàn cầu tại Vienna.
Tuy nhiên, khi giá dầu tăng lên trên mức 50 USD/thùng, các nhà sản xuất của Mỹ sẽ có thêm lý do để qua trở lại sản xuất. Điều này sẽ kĩm hãm giá dầu và sẽ giữ nó dưới mức 60 USD/thùng trong khoảng 6-12 tháng tiếp theo.
Nhà phân tích dầu mỏ nổi tiếng Malcolm Graham-Wood của HydroCarbon Capital đã dùng từ “kỳ diệu” khi nói về mức giá 50 USD/thùng trong một bài viết trên mạng xã hội ngày 17/8.
Ngân hàng Renaissance Capital nhận định rằng giá dầu 50 USD/thùng là lý tưởng đối với các công ty năng lượng của Nga. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ai Cập – ông Tarek Kabil – cho rằng giá dầu trong khoảng 50-55 USD/thùng là tốt nhất với quốc gia này.
Ngày 16/8, công ty tài chính UBS dự báo mức giá dầu WTI trung bình trong năm 2016 sẽ đạt 43,81 USD/thùng và tăng lên 57 USD/thùng vào năm 2017. Con số này của UBS khá gần với mức trung bình thị trường đưa ra cho năm 2016 là 43,3 USD/thùng và năm 2017 là 54,25 USD/thùng. Trong khi đó, ngân hàng BNP Paribas lại đưa ra mức dự báo thấp hơn là 40 USD/thùng trong năm nay và 50 USD/thùng trong năm sau.
Theo ông Worah, sự sụt giảm của giá dầu có vẻ đã kết thúc và các nhà đầu tư có thể xem xét các tác động tích cực tới từ tình trạng lạm phát diễn ra trên toàn cầu.
Ông Worah nhận định lạm phát như một kẻ khù khờ. Rất nhiều người đang bỏ qua nó nhưng chúng ta bắt đầu thấy khoảng cách sản lượng đang được thu hẹp, sự điều chỉnh giá hàng hóa, cụ thể là giá dầu, có thể đã diễn ra và kết thúc. Do đó, lạm phát không còn là thứ khiến người khác phải lo ngại nhưng hoàn toàn có thể tăng lên một cách thầm lặng trong vài năm tới.
Các số liệu kinh tế được công bố ngày 16/8 cho thấy lạm phát trong tháng 7 tại Anh đã tăng lên cao hơn mức dự báo. Tỷ lệ lạm phát tháng 7 tại quốc gia vừa quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) này đạt 0,6%, tăng 0,1% so với tháng trước. Đây là kết quả của việc đồng Bảng Anh mất giá, đặc biệt là so với đồng USD, kể từ khi cuộc bỏ phiếu ủng hộ Brexit diễn ra ngày 23/6.
Vị lãnh đạo của Pimco cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ buộc phải cân nhắc những tác động từ sự tăng giá của đồng USD lên nền kinh tế toàn cầu khi thị trường đang rất chờ đợi quyết định tăng lãi suất tới từ ngân hàng trung ương này. Trong tháng 7, lạm phát của Mỹ không đổi nhưng sự tăng trưởng trong các hoạt động công nghiệp và xây dựng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới, cho phép FED có thể tăng trong 3 cuộc họp từ nay cho tới cuối năm.
Ông Worah dự báo rằng FED sẽ chỉ tăng lãi suất 1 lần trong năm nay thay vì mức điều chỉnh 2 lần được họ công bố vào tháng 6. Tuy nhiên, nếu FED không tăng lãi suất thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là việc FED nhận ra rằng ngay cả khi họ tăng lãi suất, họ sẽ cần theo dõi kỹ lưỡng các điều kiện tài chính toàn cầu và đồng USD.
FED sẽ không để đồng USD tăng quá cao bởi nó sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. Điều này không tốt cho nền kinh tế Mỹ cũng như mọi thành phần kinh tế khác trên thế giới.
Trái phiếu ngừa lạm phát (TIPS) có thể sẽ trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn cho những người muốn bảo vệ mình khỏi lạm phát. Ông Worah cho biết giá của loại trái phiếu này thấp hơn hầu hết các loại trái phiếu chính phủ khác.
Hầu hết lợi suất của các loại trái phiếu chính phủ hiện nay đang ở mức thấp, khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà gì với loại tài sản này. Và khi mọi người không có gì để lo lắng về lạm phát, giá TIPS sẽ tương đối rẻ, biến nó trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn vào thời điểm này.
Theo Thạch Thảo
Người đồng hành
Relate Threads