Thị trường dư cung rất cần một cuộc giải cứu và mới đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Ả Rập Xê Út cũng đang tiến đến quan điểm này.
Một nguồn tin ở Vùng Vịnh nói với hãng tin CNN rằng những nước sản xuất dầu ở khu vực này “sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để ổn định thị trường và tất cả các lựa chọn đều để ngỏ”. Điều này bao gồm một cuộc họp khẩn cấp có thể diễn ra trong tháng 2 giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia ngoài OPEC như Nga.
Nguồn tin trên cho hay Ả Rập Xê Út, nước kiểm soát mạnh mẽ OPEC, có thể đang có một sự thay đổi. Quốc gia Trung Đông từ lâu từ chối lùi lại trong cuộc chiến giành thị phần. Song thực tế, mức giảm của sản lượng dầu Mỹ ít và giá dầu đã rơi xuống gần 30 USD/thùng.
Theo Russia Today, Chủ tịch hãng vận chuyển năng lượng Nga Transneft Nikolay Tokarev cho biết Ả Rập Xê Út đã yêu cầu gặp các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, trong đó có những thành viên không thuộc OPEC, để bàn về tình hình giá dầu hiện tại và khả năng giảm hạn ngạch.
“Ả Rập Xê Út đã tiên phong, đưa ra lời đề nghị nhóm họp thảo luận về chuyện giảm sản lượng. Thêm vào đó, sẽ có một cuộc họp của OPEC vào tháng 2 tới đây, cuộc họp mà giới chức và các hãng năng lượng Nga cũng tham gia”, ông Tokarev nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm 28.1 cũng cho biết OPEC và các nước ngoài OPEC đang cân nhắc việc giảm 5% sản lượng, theo hãng thông tấn TASS của Nga. Ông Novak cho biết lúc này là quá sớm để nói về điều gì đó cụ thể. Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng Nga xác nhận thông tin, nhưng cho hay hiện chưa định được ngày họp chính thức và cũng chưa có thư mời chính thức nào được gửi đi.
Chuyện các nhà sản xuất thảo luận về sản lượng đã kích thích thị trường dầu mỏ. Giá dầu thô hôm 28.1 tăng 7%, giao dịch ở mức 36,28 USD/thùng, trước khi giảm một chút xuống còn cận 35 USD/thùng.
Việc các nước phối hợp giảm sản lượng sẽ là vấn đề lớn vì thị trường đang chật vật với “trận lụt” dầu thô. Đây là lý do chính giải thích vì sao giá dầu giảm 75% từ giữa năm 2014 đến nay, từng giao dịch ở mức khoảng 26 USD/thùng hồi tuần trước.
Với Ả Rập Xê Út, động thái giảm sản lượng sẽ là sự thay đổi lớn của nước này. Bất chấp khó khăn tài chính trong thời gian qua, quốc gia Trung Đông vẫn kiên quyết không giảm sản xuất.
Hồi cuối năm 2014, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi tuyên bố nước này sẽ không bao giờ cân nhắc hạ sản lượng, kể cả khi các nước ngoài OPEC thực hiện điều tương tự. Ông Ali al-Naimi cũng nói rằng Ả Rập Xê Út sẽ giữ nguyên lập trường mãi mãi, chứ không chỉ trong năm 2015.
Nước Nga cũng miễn cưỡng trước chuyện thay đổi hạn ngạch dầu mỏ. Kinh tế nước này rất cần doanh thu từ dầu mỏ. Nga là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong năm 2014, bơm hơn 10 triệu thùng/ngày theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về một thỏa thuận hạn ngạch tiềm năng giữa OPEC và Nga, bởi vì Nga có một số hãng dầu lớn với lợi ích cạnh tranh, còn Ả Rập Xê Út thì có hãng dầu khí quốc doanh Saudi Aramco độc quyền. “Ngay cả khi OPEC đã sẵn sàng thay đổi chiến thuật và hợp tác cắt giảm sản lượng, chuyện Nga có là đối tác tin cậy hay không vẫn chưa rõ ràng”, chuyên gia Julian Jessop thuộc Capital Economics nhận định.
Thực tế lịch sử cho thấy Ả Rập Xê Út và Nga ít khi bắt tay nhau, đặc biệt là khi Nga ủng hộ Iran. Năm 2014 và 2015, Nga có tham dự cuộc họp của OPEC để thảo luận nhưng cả hai lần đều không đến được một thỏa thuận nào.
Một nguồn tin ở Vùng Vịnh nói với hãng tin CNN rằng những nước sản xuất dầu ở khu vực này “sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để ổn định thị trường và tất cả các lựa chọn đều để ngỏ”. Điều này bao gồm một cuộc họp khẩn cấp có thể diễn ra trong tháng 2 giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia ngoài OPEC như Nga.
Nguồn tin trên cho hay Ả Rập Xê Út, nước kiểm soát mạnh mẽ OPEC, có thể đang có một sự thay đổi. Quốc gia Trung Đông từ lâu từ chối lùi lại trong cuộc chiến giành thị phần. Song thực tế, mức giảm của sản lượng dầu Mỹ ít và giá dầu đã rơi xuống gần 30 USD/thùng.
“Ả Rập Xê Út đã tiên phong, đưa ra lời đề nghị nhóm họp thảo luận về chuyện giảm sản lượng. Thêm vào đó, sẽ có một cuộc họp của OPEC vào tháng 2 tới đây, cuộc họp mà giới chức và các hãng năng lượng Nga cũng tham gia”, ông Tokarev nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm 28.1 cũng cho biết OPEC và các nước ngoài OPEC đang cân nhắc việc giảm 5% sản lượng, theo hãng thông tấn TASS của Nga. Ông Novak cho biết lúc này là quá sớm để nói về điều gì đó cụ thể. Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng Nga xác nhận thông tin, nhưng cho hay hiện chưa định được ngày họp chính thức và cũng chưa có thư mời chính thức nào được gửi đi.
Chuyện các nhà sản xuất thảo luận về sản lượng đã kích thích thị trường dầu mỏ. Giá dầu thô hôm 28.1 tăng 7%, giao dịch ở mức 36,28 USD/thùng, trước khi giảm một chút xuống còn cận 35 USD/thùng.
Việc các nước phối hợp giảm sản lượng sẽ là vấn đề lớn vì thị trường đang chật vật với “trận lụt” dầu thô. Đây là lý do chính giải thích vì sao giá dầu giảm 75% từ giữa năm 2014 đến nay, từng giao dịch ở mức khoảng 26 USD/thùng hồi tuần trước.
Với Ả Rập Xê Út, động thái giảm sản lượng sẽ là sự thay đổi lớn của nước này. Bất chấp khó khăn tài chính trong thời gian qua, quốc gia Trung Đông vẫn kiên quyết không giảm sản xuất.
Hồi cuối năm 2014, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi tuyên bố nước này sẽ không bao giờ cân nhắc hạ sản lượng, kể cả khi các nước ngoài OPEC thực hiện điều tương tự. Ông Ali al-Naimi cũng nói rằng Ả Rập Xê Út sẽ giữ nguyên lập trường mãi mãi, chứ không chỉ trong năm 2015.
Nước Nga cũng miễn cưỡng trước chuyện thay đổi hạn ngạch dầu mỏ. Kinh tế nước này rất cần doanh thu từ dầu mỏ. Nga là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong năm 2014, bơm hơn 10 triệu thùng/ngày theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về một thỏa thuận hạn ngạch tiềm năng giữa OPEC và Nga, bởi vì Nga có một số hãng dầu lớn với lợi ích cạnh tranh, còn Ả Rập Xê Út thì có hãng dầu khí quốc doanh Saudi Aramco độc quyền. “Ngay cả khi OPEC đã sẵn sàng thay đổi chiến thuật và hợp tác cắt giảm sản lượng, chuyện Nga có là đối tác tin cậy hay không vẫn chưa rõ ràng”, chuyên gia Julian Jessop thuộc Capital Economics nhận định.
Thực tế lịch sử cho thấy Ả Rập Xê Út và Nga ít khi bắt tay nhau, đặc biệt là khi Nga ủng hộ Iran. Năm 2014 và 2015, Nga có tham dự cuộc họp của OPEC để thảo luận nhưng cả hai lần đều không đến được một thỏa thuận nào.
Theo: Báo Thanh Niên
Relate Threads