Tình trạng thừa cung dầu mỏ toàn cầu có vẻ vẫn xấu trong thời điểm hiện tại, nhưng bức tranh cung cầu dự kiến sẽ cải thiện vào nửa cuối năm 2016, với Ấn Độ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu.
Theo Helima Croft, giám đốc điều hành kiêm giám đốc chiến lược bộ phận hàng hóa của RBC Capital Market đánh giá Ấn Độ đang chứng tỏ vị thế của mình ngay lúc này và sẽ sớm trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ trong tương lai.
Số liệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu mỏ ở quốc gia này trong quý II đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Đồng thời, lượng tiêu thụ dầu mỏ của Ấn Độ thời gian gần đây đã chạm ngưỡng kỷ lục, đạt trung bình hơn 4 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Bà Croft cho biết việc cung vượt quá cầu trên thế giới và việc các nước Nigeria và Venezuela, 2 quốc gia thuộc OPEC, đang gặp các vấn đề về kinh tế và chính trị đã tạo áp lực kéo giá dầu xuống. RBC dự đoán thị trường sẽ biến động trong ngắn hạn do những vấn đề Cảng New York đang gặp phải và việc xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Trung Quốc.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô gần đây như quyết định Anh rời EU và biến động trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể gây áp lực lên thị trường dầu mỏ và đẩy giá xuống.
Vị giám đốc của RBC cho rằng mặc dù nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc hầu như không biến động, nhưng nhu cầu dầu mỏ tại Ấn Độ đang tăng rất mạnh khiến giá dầu thô Brent có thể giữ ở mức 50 USD/thùng vào cuối quý 3, và khoảng 55 USD vào cuối quý 4/2016.
Bà Croft cho biết những quốc gia OPEC ở khu vực Trung Đông như Ảrập Xêut và Iran đã không tăng lượng cung dầu mỏ để làm ngập thị trường dự đoán.
Những vấn đề về kinh tế và chính trị ở Nigeria và Venezuela có thể tiếp tục gây áp lực cho thị trường dầu mỏ.
Đối với Libya, các cảng cung cấp mỏ ở phía đông đã bị đóng cửa từ năm 2014 vì xung đột giữa các phe phái vũ trang. Chính phủ được Liên Hợp Quốc ủng hộ tại Libya đang tiến hành đàm phán với các phe phái kiểm soát 2 cảng này để cho mở cửa trở lại các cảng này.
Với tình hình này của các nước, RBC hy vọng bức tranh về thị trường dầu thô thế giới sẽ tươi sáng hơn vào nửa cuối năm 2016.
Theo Helima Croft, giám đốc điều hành kiêm giám đốc chiến lược bộ phận hàng hóa của RBC Capital Market đánh giá Ấn Độ đang chứng tỏ vị thế của mình ngay lúc này và sẽ sớm trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ trong tương lai.
Số liệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu mỏ ở quốc gia này trong quý II đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Đồng thời, lượng tiêu thụ dầu mỏ của Ấn Độ thời gian gần đây đã chạm ngưỡng kỷ lục, đạt trung bình hơn 4 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Bà Croft cho biết việc cung vượt quá cầu trên thế giới và việc các nước Nigeria và Venezuela, 2 quốc gia thuộc OPEC, đang gặp các vấn đề về kinh tế và chính trị đã tạo áp lực kéo giá dầu xuống. RBC dự đoán thị trường sẽ biến động trong ngắn hạn do những vấn đề Cảng New York đang gặp phải và việc xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Trung Quốc.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô gần đây như quyết định Anh rời EU và biến động trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể gây áp lực lên thị trường dầu mỏ và đẩy giá xuống.
Bà Croft cho biết những quốc gia OPEC ở khu vực Trung Đông như Ảrập Xêut và Iran đã không tăng lượng cung dầu mỏ để làm ngập thị trường dự đoán.
Những vấn đề về kinh tế và chính trị ở Nigeria và Venezuela có thể tiếp tục gây áp lực cho thị trường dầu mỏ.
Đối với Libya, các cảng cung cấp mỏ ở phía đông đã bị đóng cửa từ năm 2014 vì xung đột giữa các phe phái vũ trang. Chính phủ được Liên Hợp Quốc ủng hộ tại Libya đang tiến hành đàm phán với các phe phái kiểm soát 2 cảng này để cho mở cửa trở lại các cảng này.
Với tình hình này của các nước, RBC hy vọng bức tranh về thị trường dầu thô thế giới sẽ tươi sáng hơn vào nửa cuối năm 2016.
Theo: NDH.vn
Relate Threads