Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới đang tăng cao nhất thế giới, do nền kinh tế này đang thu hút những dự án sản xuất mà Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ. Và giống như Trung Quốc cách đây một thập kỷ, Ấn Độ đang cố giảm bớt nhu cầu năng lượng trong tương lai bằng cách đầu tư vào những dự án sản xuất mới cả ở trong và ngoài nước.
Ấn Độ có thể sẽ có một lợi thế mà quốc gia láng giềng phía đông bắc không có. Trong khi Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng năng lượng vào thời điểm giá dầu thô lên đến đỉnh điểm 147,27 USD một thùng năm 2008, nhu cầu năng lượng của Ấn Độ lại tăng cao vào thời điểm giá dầu tụt dốc mạnh nhất trong lịch sử. Chính lợi thế này khiến cho chi phí nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ ít hơn rất nhiều.
“Ngoài lợi thế từ giá dầu thấp, những thay đổi về cơ cấu và chính sách đang mang lại kết quả là nhu cầu tiêu thụ dầu của Ấn Độ giống như đã xảy ra ở Trung Quốc thời điểm cuối những năm 1990, khi nhu cầu dầu ở Trung Quốc ở mức tương đương với nhu cầu của Ấn Độ hiện tại,” Amrita Sen, chuyên gia phân tích về dầu tại Energy Aspects Ltd tại Luân Đôn, nói.
Năm 1999, kinh tế của Trung quốc nhỏ hơn 10 lần so với quy mô 10.000 tỷ USD hiện tại, và lúc đó xe đạp cùng xuất hiện đông đảo với những chiếc xe taxi, xe buýt trên những tuyến phố đông đúc ở những thành phố lớn như Thượng Hải. Trong suốt 17 năm qua, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Doanh số bán hàng ô tô tăng cao đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại thị trường này tăng gần gấp 3, vượt qua Mỹ và trở thành thị trường tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới.
Còn bây giờ, Ấn Độ đang khởi đầu gióng như Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á này năm ngoái đã tiêu thụ hết 4 triệu thùng dầu thô, theo số liệu của International Energy Agency (IEA). Dự kiến năm nay Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới.
Theo IEA, Ấn Độ sẽ là quốc gia tiêu thụ dầu có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới vào năm 2040, với nhu cầu khoảng 6 triệu thùng một ngày, so với mức 4,8 triệu thùng của Trung Quốc.
Hiện tại 80% nhu cầu dầu của Ấn Độ phải dựa vào nhập khẩu, vì vậy quốc gia này cũng đang theo chân Trung Quốc tiến hành mua nhiều tài sản liên quan đến sản xuất năng lượng ở bên ngoài. Quý 4 năm ngoái, các công ty của Ấn Độ đã cam kết dùng 3 tỷ USD để mua các tài sản dầu mỏ khác ngoài Ấn Độ, mức cao nhất kể từ năm 2012. Các công ty này cũng đề xuất trả 5 tỷ USD cho các mỏ dầu và khí ở vùng Siberia của Nga.
Ấn Độ có thể sẽ có một lợi thế mà quốc gia láng giềng phía đông bắc không có. Trong khi Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng năng lượng vào thời điểm giá dầu thô lên đến đỉnh điểm 147,27 USD một thùng năm 2008, nhu cầu năng lượng của Ấn Độ lại tăng cao vào thời điểm giá dầu tụt dốc mạnh nhất trong lịch sử. Chính lợi thế này khiến cho chi phí nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ ít hơn rất nhiều.
“Ngoài lợi thế từ giá dầu thấp, những thay đổi về cơ cấu và chính sách đang mang lại kết quả là nhu cầu tiêu thụ dầu của Ấn Độ giống như đã xảy ra ở Trung Quốc thời điểm cuối những năm 1990, khi nhu cầu dầu ở Trung Quốc ở mức tương đương với nhu cầu của Ấn Độ hiện tại,” Amrita Sen, chuyên gia phân tích về dầu tại Energy Aspects Ltd tại Luân Đôn, nói.
Năm 1999, kinh tế của Trung quốc nhỏ hơn 10 lần so với quy mô 10.000 tỷ USD hiện tại, và lúc đó xe đạp cùng xuất hiện đông đảo với những chiếc xe taxi, xe buýt trên những tuyến phố đông đúc ở những thành phố lớn như Thượng Hải. Trong suốt 17 năm qua, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Doanh số bán hàng ô tô tăng cao đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại thị trường này tăng gần gấp 3, vượt qua Mỹ và trở thành thị trường tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới.
Theo IEA, Ấn Độ sẽ là quốc gia tiêu thụ dầu có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới vào năm 2040, với nhu cầu khoảng 6 triệu thùng một ngày, so với mức 4,8 triệu thùng của Trung Quốc.
Hiện tại 80% nhu cầu dầu của Ấn Độ phải dựa vào nhập khẩu, vì vậy quốc gia này cũng đang theo chân Trung Quốc tiến hành mua nhiều tài sản liên quan đến sản xuất năng lượng ở bên ngoài. Quý 4 năm ngoái, các công ty của Ấn Độ đã cam kết dùng 3 tỷ USD để mua các tài sản dầu mỏ khác ngoài Ấn Độ, mức cao nhất kể từ năm 2012. Các công ty này cũng đề xuất trả 5 tỷ USD cho các mỏ dầu và khí ở vùng Siberia của Nga.
Bảo Trâm - Enternews.vn
Relate Threads