Arập Xê út cần tăng ngân sách nhưng số nguồn thu chỉ có giới hạn. Với giá dầu 50 USD/thùng hiện tại thì không thể cân bằng ngân sách nhưng nếu tăng lên thành 60 USD thì sản xuất dầu đá phiến tại Bắc Mỹ sẽ phục hồi.
Hãng tin Reuters cho biết, khi giá dầu đang ở mức thấp hơn 50 USD/thùng thì Arập Xê út dự tính sẽ tăng thêm 10 USD. Việc tăng giá sẽ giúp nước này giảm bớt thâm hụt ngân sách vì 90% nguồn thu quốc gia phụ thuộc doanh thu bán dầu.
Trước đó, nguồn thu chính của nước này gặp khó khăn do sự cạnh tranh từ dầu đá phiến của Mỹ.
Hiện nay, Arập Xê út cần phải có hành động thiết thực để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách đáng báo động (gần 15% GDP trong tháng 9/2016) gây đe dọa đến các chính sách xã hội “hào phóng” cho người dân.
Nhưng thực tế thì không dễ dàng để có thể kiểm soát tốt giá dầu. Nếu giá quá thấp thì các nước sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận; còn nếu giá quá cao thì sẽ các nước sẽ đổ xô đi khai thác. Mỹ có thể sẽ tăng sản lượng khai thác dầu, vốn đã giảm từ năm 2014 do dầu thô mất giá.
Mặt khác, việc sản xuất dầu từ đá phiến dễ hơn so với sản xuất dầu truyền thống. Chỉ mất vài tháng để phục hồi khai thác một mỏ dầu đá phiến, trong khi một giếng dầu truyền thống phải mất đến vài năm. Đây là ưu điểm mà Mỹ đã tận dụng khi cạnh tranh với Arập Xê út.
Tháng 9/2016, các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thông qua thỏa thuận hạn chế sản xuất để tăng giá “vàng đen”.
Ba tháng sau, OPEC và các nước sản xuất dầu khác, trong đó có Nga, đã đạt được một “thỏa thuận lịch sử” nhằm giảm thêm sản lượng dầu. Sáng kiến này đã đẩy giá dầu thô lên cao ngay lập tức, nhưng vẫn không đủ cho Arập Xê út bù thâm hụt ngân sách.
Trước đó, nguồn thu chính của nước này gặp khó khăn do sự cạnh tranh từ dầu đá phiến của Mỹ.
Hiện nay, Arập Xê út cần phải có hành động thiết thực để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách đáng báo động (gần 15% GDP trong tháng 9/2016) gây đe dọa đến các chính sách xã hội “hào phóng” cho người dân.
Nhưng thực tế thì không dễ dàng để có thể kiểm soát tốt giá dầu. Nếu giá quá thấp thì các nước sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận; còn nếu giá quá cao thì sẽ các nước sẽ đổ xô đi khai thác. Mỹ có thể sẽ tăng sản lượng khai thác dầu, vốn đã giảm từ năm 2014 do dầu thô mất giá.
Mặt khác, việc sản xuất dầu từ đá phiến dễ hơn so với sản xuất dầu truyền thống. Chỉ mất vài tháng để phục hồi khai thác một mỏ dầu đá phiến, trong khi một giếng dầu truyền thống phải mất đến vài năm. Đây là ưu điểm mà Mỹ đã tận dụng khi cạnh tranh với Arập Xê út.
Tháng 9/2016, các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thông qua thỏa thuận hạn chế sản xuất để tăng giá “vàng đen”.
Ba tháng sau, OPEC và các nước sản xuất dầu khác, trong đó có Nga, đã đạt được một “thỏa thuận lịch sử” nhằm giảm thêm sản lượng dầu. Sáng kiến này đã đẩy giá dầu thô lên cao ngay lập tức, nhưng vẫn không đủ cho Arập Xê út bù thâm hụt ngân sách.
H.Phan - Petrotimes.vn
Relate Threads