Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Konrad Szymanski đã gọi dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là cuộc thử nghiệm cho sự thống nhất của toàn EU.
Tháng 8/2016, các đối tác của dự án này ở Ba Lan đã rút thông báo về việc thành lập công ty liên danh. Theo ông Szymanski, động thái này cho thấy các công ty đã không bỏ qua những lo ngại từ phía Ba Lan về dự án đường ống dẫn mới.
Ông này cho biết, những lập luận phản đối việc xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đã ngày càng có sức thuyết phục hơn. Thứ trưởng Ba Lan nhận định: "Khi dự án này được đưa ra lần đầu tiên, nó chỉ gây tranh cãi, nhưng hiện giờ giống như con ngựa thành Troia (Trojan Horse), nó có thể gây bất ổn cho nền kinh tế và làm tổn hại các mối quan hệ chính trị trong EU".
Nhà ngoại giao này cũng kêu gọi Liên minh Châu Âu "giữ quan điểm cứng rắn" về vấn đề dự án. Theo lời ông, Ủy ban Châu Âu cần đảm bảo "bảo vệ các nước dễ bị tổn thương nhất EU khỏi sự độc quyền của nước ngoài". Ông tin rằng, để làm được điều này thì hoặc là cần phải hoàn toàn đóng băng cả dự án, hoặc hạn chế tác động của nó trên thị trường Châu Âu.
Ông Szymanski cũng đe dọa kiện các quốc gia ủng hộ cho Dòng chảy phương Bắc 2 lên tòa án. "Sự ủng hộ dự án từ phía bất kỳ một nước thành viên hoặc việc Ủy ban Châu Âu không có động thái nào tạo ra một vị trí đặc quyền của Dòng chảy phương Bắc 2, ví dụ như việc miễn quy tắc thị trường của Gói năng lượng thứ ba, đều có thể dẫn đến khiếu nại pháp lý từ phía Ba Lan và các nước khác…".
Về phần mình, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cũng cảnh báo EU về việc ngăn chặn dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" vì lý do chính trị. Trong cuộc phỏng vấn trên ấn bản tiếng Đức của tờ WirtaschaftsWoche, phó chủ tịch tập đoàn Alexander Medvedev nói rằng việc phản đối dự án sẽ dẫn đến "một sự thất bại của châu Âu”. Ông này cho biết: "Điều đó có nghĩa là sự bức chế chính trị đã bỏ qua nhu cầu kinh tế".
“Dòng chảy phương Bắc 2” là dự án xây dựng 2 đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm nối từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Cộng hòa LB Đức. Tháng Chín năm ngoái tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã ký thỏa thuận với các cổ đông về xây dựng đường ống dẫn khí thứ hai Nord Stream với đối tác công ty năng lượng Đức BASF và E.ON, công ty Pháp ENGIE, OMV của Áo và Royal Dutch Shell.
Việc mở rộng thêm hai đường ống chạy qua biển Baltic đến Đức sẽ hòa vào mạng lưới cung cấp hiện có và nâng công suất lên gấp đôi.
Liên minh châu Âu đã lo ngại việc Nga độc quyền trên thị trường khu vực khi họ kiểm soát cả các mạng lưới vận chuyển và kho dự trữ mà họ đang cung cấp. Các nước Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan, Hungary, Romania và Slovakia trước đó đã gửi một bản kiến nghị tới Brussels, trong đó chỉ trích việc xây dựng các dòng chảy thuộc dự án này.
Tháng 8/2016, các đối tác của dự án này ở Ba Lan đã rút thông báo về việc thành lập công ty liên danh. Theo ông Szymanski, động thái này cho thấy các công ty đã không bỏ qua những lo ngại từ phía Ba Lan về dự án đường ống dẫn mới.
Ông này cho biết, những lập luận phản đối việc xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đã ngày càng có sức thuyết phục hơn. Thứ trưởng Ba Lan nhận định: "Khi dự án này được đưa ra lần đầu tiên, nó chỉ gây tranh cãi, nhưng hiện giờ giống như con ngựa thành Troia (Trojan Horse), nó có thể gây bất ổn cho nền kinh tế và làm tổn hại các mối quan hệ chính trị trong EU".
Nhà ngoại giao này cũng kêu gọi Liên minh Châu Âu "giữ quan điểm cứng rắn" về vấn đề dự án. Theo lời ông, Ủy ban Châu Âu cần đảm bảo "bảo vệ các nước dễ bị tổn thương nhất EU khỏi sự độc quyền của nước ngoài". Ông tin rằng, để làm được điều này thì hoặc là cần phải hoàn toàn đóng băng cả dự án, hoặc hạn chế tác động của nó trên thị trường Châu Âu.
Ông Szymanski cũng đe dọa kiện các quốc gia ủng hộ cho Dòng chảy phương Bắc 2 lên tòa án. "Sự ủng hộ dự án từ phía bất kỳ một nước thành viên hoặc việc Ủy ban Châu Âu không có động thái nào tạo ra một vị trí đặc quyền của Dòng chảy phương Bắc 2, ví dụ như việc miễn quy tắc thị trường của Gói năng lượng thứ ba, đều có thể dẫn đến khiếu nại pháp lý từ phía Ba Lan và các nước khác…".
“Dòng chảy phương Bắc 2” là dự án xây dựng 2 đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm nối từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Cộng hòa LB Đức. Tháng Chín năm ngoái tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã ký thỏa thuận với các cổ đông về xây dựng đường ống dẫn khí thứ hai Nord Stream với đối tác công ty năng lượng Đức BASF và E.ON, công ty Pháp ENGIE, OMV của Áo và Royal Dutch Shell.
Việc mở rộng thêm hai đường ống chạy qua biển Baltic đến Đức sẽ hòa vào mạng lưới cung cấp hiện có và nâng công suất lên gấp đôi.
Liên minh châu Âu đã lo ngại việc Nga độc quyền trên thị trường khu vực khi họ kiểm soát cả các mạng lưới vận chuyển và kho dự trữ mà họ đang cung cấp. Các nước Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan, Hungary, Romania và Slovakia trước đó đã gửi một bản kiến nghị tới Brussels, trong đó chỉ trích việc xây dựng các dòng chảy thuộc dự án này.
Đức Dũng - infonet.vn/ (lược dịch)
Relate Threads