Ba Lan kích thích đầu tư đưa khí Mỹ sang Âu châu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Dù đắt gấp đôi khí đốt cung cấp từ Nga, Ba Lan đang thể hiện nỗ lực thay đổi toàn bộ châu Âu khi mua khí hóa lỏng của Mỹ.

RT thông tin, nhóm năng lượng PGNiG của Ba Lan mới đây đã ký hợp đồng 5 năm với hãng Centrica của Anh nhằm cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.

Ông Piotr Wozniak, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PGNiG cho hay: "Thỏa thuận này là hợp đồng PGNiG đầu tiên ký kết dưới danh mục hợp đồng LNG trung hạn.

Hầu hết trong số các điều khoản sẽ phục vụ việc vận chuyển nguồn khí đốt đa dạng hơn cho Ba Lan, Trung và Đông Âu nhằm tăng cường an ninh năng lượng của khu vực khi đang bị tính truyền thống chi phối bởi nguồn khí đốt của Nga".

Nguồn cung cấp khí sẽ đến từ nhà ga hóa lỏng Sabine Pass ở Louisiana. Hợp đồng sẽ bắt đầu vào năm tới và dự kiến sẽ bao gồm 9 lô hàng khí hóa lỏng được chuyển tới cảng Ba Lan Swinoujscie.

Hợp đồng với công ty Anh trước đây của Ba Lan là một hợp đồng cung cấp khí đốt từ Qatar và giao hàng vào năm 2016 và 2017.

PGNiG cho biết thêm, tháng trước, họ đã tham gia vào mùa khai thác liên kết cho đường ống dẫn khí Baltic Pipe - vận chuyển năng lượng từ Na Uy tới Ba Lan thông qua Đan Mạch. Đường ống dẫn dài 140 dặm dự kiến sẽ đi vào phục vụ từ năm 2022.

Đây là ống có độ truyền tải 10 tỷ mét khối, nối hệ thống cấp khí đốt của Ba Lan với Đan Mạch với các mỏ khí đốt của Na Uy, nơi hãng khí đốt của Ba Lan PGNiG có quyền hoạt động kinh doanh. Đường ống Baltic Pipe nằm trong danh sách đầu tư ưu tiên của Liên minh Châu Âu.

Cảng ở Świnoujście thiết kế để nhận 5 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm và là cảng khí đốt đầu tiên thuộc loại này ở Trung- Đông Âu. Cùng với việc xây dựng hệ thống ống dẫn và nối vào mạng châu Âu, cảng có triển vọng làm tăng độ an toàn về cấp khí đốt của khu vực.

ba-lan-kich-thich-dau-tu-my-dua-khi-lng-sang-au-chau_23759610.jpg

Hiện trong chiến lược phát triển, cảng cũng dự kiến tăng công suất lên mức 7,5-10 tỷ mét khối/năm.

Ba Lan hiện tiêu thụ mỗi năm 15 tỷ mét khối khí đốt, trong đó khoảng 10 tỷ mét khối mua từ hãng Gazprom của Nga.

Phía Ba Lan từng nói, Nga có lợi thế về giá và vận chuyển nhưng lại luôn thúc đẩy các dự án 10- 15 năm và "giờ đây chẳng ai làm vậy".

Hồi tháng 6/2016, khi Ba Lan phản ứng về khả năng nhập khẩu các lô hàng năng lượng được đa dạng hóa, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn từng đề xuất bán khí đốt với giá rẻ hơn cho thời hạn 10- 15 năm.

Ông nói: "Có ai mua thì mua, còn không, chúng ta sẽ tìm các thị trường khác, chả có gì đáng lo cả".

Trong khi đó, nhà ga Swinoujscie cũng nhận hàng năng lượng từ Qatar vào cuối năm 2015 là chuyến hàng đầu tiên lấy khí đốt từ Trung Đông. Thỏa thuận của Chính phủ Ba Lan và Qatar là hợp đồng cung cấp dầu tới 20 năm.

Phản ứng từ phía Ba Lan được cho là gay gắt nhất đối với dự án gia tăng lượng khí đốt được đổ vào châu Âu của Nga - Dòng chảy phương Bắc- 2.

Chưa kể phản ứng mới nhất của Ba Lan cũng có thể khiến các nước láng giềng tại châu Âu không lấy gì làm hài lòng.

Theo các chuyên gia về năng lượng ở Đức, châu Âu nên ngăn việc Mỹ ép buộc châu lục này sử dụng nguồn khí hóa lỏng của họ sản xuất được thay thế các nguồn năng lượng của Nga dù giá thì cao gấp đôi.

CEO của Tập đoàn dầu khí Đức Uniper- ông Klaus Schaefer, giá của các lô hàng năng lượng Mỹ đắt hơn tới 50% so với giá tham khảo của châu Âu.

Ngọc Dương
Báo Đất Việt​
 

Việc làm nổi bật

Top