Ba Lan quyết định số phận Nord Stream-2

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ba Lan khẳng định đã độc lập với nguồn khí đốt của Gazprom và sẽ mở một dòng chảy năng lượng mới sang châu Âu.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Moravetsky hôm 10/3 đã có cuộc hội đàm với những người đồng cấp ở Litva, Latvia và Estonia đã tuyên bố trong cuộc họp báo rằng Warsaw đã thực sự độc lập với nguồn khí đốt đến từ Nga.

Đồng thời chỉ trích dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2.

Đài phát thanh Ba Lan trích dẫn phát biểu của ông Mateusz Moravetsky cho hay: "Ba Lan từ lâu đã trở nên độc lập với Gazprom, chúng tôi đã xây dựng một trạm đầu cuối chuyên sử dụng cho nguồn khí đốt hóa lỏng ở Swinoujscie và hiện đang có ý định mở rộng khả năng chế biến".

ba-lan-dinh-thay-chan-nga-lam-nguon-cung-cho-chau-au_111224402.png

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Moravetsky
"Hơn nữa, chúng tôi đang đàm phán với Đan Mạch và Na Uy" - ông Moravetsky nói về động thái đa dạng hóa nguồn cung năng lượng ngoài các đối tác đến từ Mỹ mà nước này đang chuẩn bị các cơ sở hạ tầng để tiếp nhận.

Ông Moravetsky cũng lưu ý rằng Ba Lan và các nước Baltic coi dự án "Dòng chảy Bắc-2" là "cực kỳ nguy hiểm cho khu vực này của châu Âu" bởi nó khiến thị trường năng lượng châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng Nga, biến Gazprom thành độc quyền ở châu Âu và từ đó dễ dàng chi phối các vấn đề chính trị.

Cùng quan điểm của Thủ tướng Ba Lan, Ngoại trưởng Estonia Sven Mikser trong lần thăm Washington vào tuần trước cũng nhấn mạnh việc Nga, Đức và một số tập đoàn thuộc các nước châu Âu hợp tác xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 khiến châu Âu chia rẽ.

Đáng chú ý hơn nữa là Nga đang bị cáo buộc gây đe dọa an ninh các nước Đông Âu.

"An ninh ngày càng càng không thể chia cắt. Không có sự phân chia rõ ràng giữa an ninh bên trong và bên ngoài cũng như về mặt địa lý" - Ngoại trưởng Estonia nhấn mạnh.

Việc phản ứng xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 cũng được Mỹ đồng thuận. Mỹ hiện đang áp đặt trừng phạt lên Tập đoàn Gazprom của Nga cùng với các công ty tham gia hợp đồng vào đường ống Nord Stream-2 sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào liên bang.

ba-lan-dinh-thay-chan-nga-lam-nguon-cung-cho-chau-au_111227629.jpg

Dẫu vậy, các biện pháp trừng phạt hiện nay chưa tác động đến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng hy vọng khí hóa lỏng của mình có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu. Washington đang có kỳ vọng vào việc Ba Lan tăng cường sử dụng khí hóa lỏng của Mỹ để sử dụng, thậm chí còn làm đầu mối phân phối ở châu Âu.

Hồi giữa tháng 2/2018, truyền thông Ba Lan rộ lên thông tin, Warsaw có thể sớm khởi động dự án đường ống dẫn khí đốt riêng của mình tên là Đường ống Baltic, trái ngược với tuyến Nord Stream-2 của Nga, dẫn từ Đan Mạch tới Ba Lan thay vì Nga tới Ba Lan.

Sáng kiến xây dựng một đường ống dẫn sẽ chạy dưới biển Baltic từ Ba Lan đến Đan Mạch thuộc về Đảng Luật pháp và Công lý của Ba Lan (PiS).

Ý tưởng này dự kiến sẽ cho phép nhà khai thác vận chuyển khí đốt Ba Lan Gaz-System kết nối với mạng lưới vận chuyển khí đốt của Na Uy. Quyết định cuối cùng về việc thực hiện dự án sẽ được công bố vào cuối năm nay. Đường ống được cho là sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2022.

Trong khi đó, vẫn kiên định với ý chí về xây dựng đường ống dẫn khí là một vấn đề kinh tế thông thường chứ không phải một vấn đề bị chính trị hóa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức Rainer Breul tuyên bố rằng, các phản đối của Mỹ và các nước châu Âu về tác động của dự án khí đốt Nord Stream-2 là "hết sức bình thường".

Berlin "không đáng ngạc nhiên" trước các lý do mà một số nước châu Âu và Mỹ phản đối dự án Nord Stream-2 một cách không khách quan.

"Tôi không thấy có lý do gì để đánh giá nó. Tôi không xem xét các tuyên bố (từ phía Mỹ, châu Âu-PV) là đáng ngạc nhiên" - người phát ngôn Rainer Breul cho hay.

Mặc dù nhận được sự phản đối từ một số nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraine, Đức vẫn cho phép Gazprom của Nga xây dựng và vận hành đường ống dẫn Nord Stream-2 ở lãnh hải của nước này, giúp cung cấp 55 tỷ mét khối khí tự nhiên Nga mỗi năm cho Liên minh châu Âu.

Huy Vũ
Báo Đất Việt

 

Việc làm nổi bật

Top