Mặc cho những nỗ lực của Châu Âu trong việc “vun đắp” cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2, Ba Lan vẫn ra sức ngăn cản việc xây dựng đường ống dẫn khí này.
Nỗi lo sợ bị cắt đứt việc quá cảnh khí đốt truyền thống từ Nga của Ba Lan đã khiến cho Moscow không thể tìm ra triển vọng đàm phán với quốc gia láng giềng này.
Trả lời phỏng vấn của RIA Novosti, Vụ trưởng Vụ châu Âu 3 của Bộ ngoại giao Nga - ông Sergei Nechayev cho biết, việc các nhà chức trách Ba Lan chiếm giữ địa điểm không quy hoạch của dự án xây dựng đường ống "Dòng chảy phương Bắc 2" (Nord Stream-2), là một việc làm mang nặng tính chính trị và đi ngược lại với lợi ích của quốc gia.
Nhà ngoại giao cấp cao này nói: "Tháng Bảy năm nay cơ quan chống độc quyền Ba Lan đã phản đối việc xây dựng dự án đường ống dẫn Dòng chảy phương Bắc 2, do đó phía Nga đã buộc phải rút lại đơn nộp thầu của Ba Lan theo hợp đồng của dự án này. Việc nhà chức trách Ba Lan chiếm giữ địa điểm không quy hoạch, theo tôi là việc làm có động cơ chính trị và trái ngược với lợi ích quốc gia".
Ông Nechayev nhấn mạnh rằng thật không may khi "một lần nữa các nhà lãnh đạo Ba Lan đã chứng tỏ sự lựa chọn của mình trong quá trình khắc phục sự phụ thuộc năng lượng" vào Nga.
Quan chức Nga này lưu ý: "Quá trình này là một sự cường điệu, và không thúc đẩy được vấn đề gì, bởi chẳng có lý do nào để hoài nghi về Nga trong vai trò là một nhà cung cấp, bất chấp tình hình chính trị hiện nay".
Theo ông Nechayev: "Trước đó công ty khí đốt của Ba Lan là PGNiG đã thông báo rằng, hợp đồng đến năm 2022 giữa công ty này với Tập đoàn Gazprom sẽ không có gì thay đổi, và kế hoạch tương lai sẽ mua "nhiên liệu xanh" từ nhà cung cấp thay thế, trong đó bao gồm cả việc xây dựng, đặc biệt là đối với kho dẫn khí ga hóa lỏng tại cảng Swinoujscie". Ngoài ra, cũng có lập luận rằng việc bỏ qua phần lãnh thổ Ba Lan trong quá trình xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 được coi như là một nỗ lực giảm nhẹ tầm quan trọng của các cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt của Ba Lan".
Nhà ngoại giao cũng cho rằng: "Trong khi các đồng nghiệp Ba Lan có những lời lẽ hùng biện và nỗ lực phóng đại nhằm đẩy dự án từ Warsaw sang Brussels, thì việc tiến hành đàm phán xây dựng một đường ống dẫn khí bổ sung qua biển Baltic từ Nga sang Tây Âu cũng ít có triển vọng".
Ông Nechayev đưa ra kết luận: "Để thực hiện thành công Dòng chảy phương Bắc 2 thì điều quan trọng trước tiên là phải nhìn nhận quan điểm của Ủy ban Châu Âu và sự điều chỉnh của các quốc gia có vùng lãnh hải mà đường ống xây dựng đi qua, ví dụ như Đức-một khách hàng khí đốt tự nhiên lớn của Nga. Hy vọng rằng cuối cùng ý nghĩa thông thường sẽ thắng thế và các đối tác châu Âu của chúng ta sẽ không hành động phương hại đến lợi ích riêng của chính mình trong lĩnh vực năng lượng".
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Ngày 4/9/2015, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận cổ đông về việc Nga sẽ gia tăng việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU thông qua đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2". Một loạt các công ty tây Âu đã ký kết với Tập đoàn Gazprom của Nga hợp đồng xây dựng tuyến đường ống trị giá 10 tỷ euro này.
Sau khi các thông tin về dự án này được công bố, Ba Lan, Ukraine và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này.Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”.
Nỗi lo sợ bị cắt đứt việc quá cảnh khí đốt truyền thống từ Nga của Ba Lan đã khiến cho Moscow không thể tìm ra triển vọng đàm phán với quốc gia láng giềng này.
Nhà ngoại giao cấp cao này nói: "Tháng Bảy năm nay cơ quan chống độc quyền Ba Lan đã phản đối việc xây dựng dự án đường ống dẫn Dòng chảy phương Bắc 2, do đó phía Nga đã buộc phải rút lại đơn nộp thầu của Ba Lan theo hợp đồng của dự án này. Việc nhà chức trách Ba Lan chiếm giữ địa điểm không quy hoạch, theo tôi là việc làm có động cơ chính trị và trái ngược với lợi ích quốc gia".
Ông Nechayev nhấn mạnh rằng thật không may khi "một lần nữa các nhà lãnh đạo Ba Lan đã chứng tỏ sự lựa chọn của mình trong quá trình khắc phục sự phụ thuộc năng lượng" vào Nga.
Quan chức Nga này lưu ý: "Quá trình này là một sự cường điệu, và không thúc đẩy được vấn đề gì, bởi chẳng có lý do nào để hoài nghi về Nga trong vai trò là một nhà cung cấp, bất chấp tình hình chính trị hiện nay".
Theo ông Nechayev: "Trước đó công ty khí đốt của Ba Lan là PGNiG đã thông báo rằng, hợp đồng đến năm 2022 giữa công ty này với Tập đoàn Gazprom sẽ không có gì thay đổi, và kế hoạch tương lai sẽ mua "nhiên liệu xanh" từ nhà cung cấp thay thế, trong đó bao gồm cả việc xây dựng, đặc biệt là đối với kho dẫn khí ga hóa lỏng tại cảng Swinoujscie". Ngoài ra, cũng có lập luận rằng việc bỏ qua phần lãnh thổ Ba Lan trong quá trình xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 được coi như là một nỗ lực giảm nhẹ tầm quan trọng của các cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt của Ba Lan".
Nhà ngoại giao cũng cho rằng: "Trong khi các đồng nghiệp Ba Lan có những lời lẽ hùng biện và nỗ lực phóng đại nhằm đẩy dự án từ Warsaw sang Brussels, thì việc tiến hành đàm phán xây dựng một đường ống dẫn khí bổ sung qua biển Baltic từ Nga sang Tây Âu cũng ít có triển vọng".
Ông Nechayev đưa ra kết luận: "Để thực hiện thành công Dòng chảy phương Bắc 2 thì điều quan trọng trước tiên là phải nhìn nhận quan điểm của Ủy ban Châu Âu và sự điều chỉnh của các quốc gia có vùng lãnh hải mà đường ống xây dựng đi qua, ví dụ như Đức-một khách hàng khí đốt tự nhiên lớn của Nga. Hy vọng rằng cuối cùng ý nghĩa thông thường sẽ thắng thế và các đối tác châu Âu của chúng ta sẽ không hành động phương hại đến lợi ích riêng của chính mình trong lĩnh vực năng lượng".
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Ngày 4/9/2015, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận cổ đông về việc Nga sẽ gia tăng việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU thông qua đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2". Một loạt các công ty tây Âu đã ký kết với Tập đoàn Gazprom của Nga hợp đồng xây dựng tuyến đường ống trị giá 10 tỷ euro này.
Sau khi các thông tin về dự án này được công bố, Ba Lan, Ukraine và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này.Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”.
Đức Dũng (lược dịch) - Infonet.vn
Relate Threads