Tờ Der Standard của Áo mới đây đưa tin, bất chấp các nỗ lực của Ba Lan cũng như sự phản đối mạnh mẽ từ phía Ukraine nhằm ngăn chặn dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream – 2) thì châu Âu vẫn tìm cách tài trợ cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt này.
Tờ báo của Áo cho biết, Kiev và Warsaw phản đối dự án vì lo sợ bị cắt đứt việc quá cảnh khí đốt truyền thống từ Nga. Chính quyền Ukraine và Ba Lan đang rất cố gắng để ngăn chặn Dòng chảy phương Bắc 2.
Điều luật chống độc quyền của Ba Lan không cho phép hãng năng lượng khổng lồ của Áo OMV và 4 tập đoàn khác tham gia liên doanh với tập đoàn Gazprom của Nga, nhưng Áo đã tìm được cách giải quyết vấn đề này.
Tác giả bài báo cho biết có nhiều nhà phân tích cho rằng OMV có thể cùng với các hãng Shell, Wintershall, Uniper và Engie tài trợ xây dựng dự án "Nord Stream - 2" bằng nguồn chi phí vốn vay.
Tờ báo kết luận: "Như vậy, dự án sẽ được cấp kinh phí với số tiền khoảng 10 tỷ euro".
Tuy nhiên, nếu Nga có khả năng vận hành các đường ống dẫn khí mới vào năm 2019, thì sẽ gây ra một bất ngờ thực sự. Kiev và Warsaw sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Thứ Sáu vừa rồi trong một cuộc họp tại Vienna, đại diện của Ba Lan và Ukraine đã nhắc lại mối quan tâm của họ với sự ra đời của một đường ống dẫn khí mới sẽ làm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu "tăng lên quá nhiều". Trước đó, Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã đề nghị các nước EU, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu không cho phép việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt quá cảnh mà bỏ qua Ukraine.
Trước đó, Phó chủ tịch của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom Alexander Medvedev cho biết rằng việc từ chối xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có nghĩa là "một thất bại với châu Âu". Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng dự án là hoàn toàn mang mục đích thương mại thuần túy, và những nỗ lực của các nước nhằm ngăn chặn là một ý đồ chính trị.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Ngày 4/9/2015, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận cổ đông về việc Nga sẽ gia tăng việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU thông qua đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2 - North Stream 2". Một loạt các công ty tây Âu đã ký kết với Tập đoàn Gazprom của Nga hợp đồng xây dựng tuyến đường ống trị giá 10 tỷ euro này.
Sau khi các thông tin về dự án này được công bố, Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này.Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”.
Tờ báo của Áo cho biết, Kiev và Warsaw phản đối dự án vì lo sợ bị cắt đứt việc quá cảnh khí đốt truyền thống từ Nga. Chính quyền Ukraine và Ba Lan đang rất cố gắng để ngăn chặn Dòng chảy phương Bắc 2.
Tác giả bài báo cho biết có nhiều nhà phân tích cho rằng OMV có thể cùng với các hãng Shell, Wintershall, Uniper và Engie tài trợ xây dựng dự án "Nord Stream - 2" bằng nguồn chi phí vốn vay.
Tờ báo kết luận: "Như vậy, dự án sẽ được cấp kinh phí với số tiền khoảng 10 tỷ euro".
Tuy nhiên, nếu Nga có khả năng vận hành các đường ống dẫn khí mới vào năm 2019, thì sẽ gây ra một bất ngờ thực sự. Kiev và Warsaw sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Thứ Sáu vừa rồi trong một cuộc họp tại Vienna, đại diện của Ba Lan và Ukraine đã nhắc lại mối quan tâm của họ với sự ra đời của một đường ống dẫn khí mới sẽ làm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu "tăng lên quá nhiều". Trước đó, Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã đề nghị các nước EU, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu không cho phép việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt quá cảnh mà bỏ qua Ukraine.
Trước đó, Phó chủ tịch của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom Alexander Medvedev cho biết rằng việc từ chối xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có nghĩa là "một thất bại với châu Âu". Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng dự án là hoàn toàn mang mục đích thương mại thuần túy, và những nỗ lực của các nước nhằm ngăn chặn là một ý đồ chính trị.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Ngày 4/9/2015, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận cổ đông về việc Nga sẽ gia tăng việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU thông qua đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2 - North Stream 2". Một loạt các công ty tây Âu đã ký kết với Tập đoàn Gazprom của Nga hợp đồng xây dựng tuyến đường ống trị giá 10 tỷ euro này.
Sau khi các thông tin về dự án này được công bố, Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này.Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”.
Đức Dũng - Infonet.vn (lược dịch)
Relate Threads