Ba Lan và Ukraine “thua đau” trong cuộc chiến khí đốt với Nga

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Quyết định của Tòa án Düsseldorf đã đánh dấu thất bại tồi tệ của Ba Lan và Ukraine. Dường như hai nước này một lần nữa lại nhận được một bài học trong cuộc chiến chống Nga của mình.

Gazprom_Nga_1.jpg

Mới đây, bộ phận truyền thông của công ty Opal Gastransport GmbH & Co. KG, nhà khai thác chính của tuyến đường ống dẫn khí của Nga, đã chính thức thông báo cho các bên liên quan rằng, Tòa án Tối cao Düsseldorf đã "hủy bỏ tất cả các hạn chế về việc tổ chức đấu giá công suất của Opal".

Đôi điều cần nhớ

Opal hiện tại đang là một "nút cổ chai" đối với dự án khí đốt "Dòng chảy phương Bắc" Nga, nó chịu sự điều hành trực tiếp bởi các kỹ sư điện nổi tiếng Nga-Đức của gói Năng lượng thứ ba. Do "hạn chế về quy định", tuyến đường ống đầu tiên của "dòng chảy phương Bắc" này vẫn chưa được nạp đầy. Nhưng sau đó người ta đã tìm được giải pháp ổn thỏa về mặt quan điểm pháp lý cũng như giải pháp hiệu quả về mặt công nghệ, và ngoại trừ việc độc quyền sử dụng 50% cơ sở trung chuyển Opal (12,8 tỷ mét khối), mà hiện vẫn còn hiệu lực, Ủy ban châu Âu cho phép Gazprom tham gia đấu giá đến 40% công suất vận chuyển của Opal (khoảng 10,2 tỷ mét khối).

Và có vẻ như tất cả đều hài lòng

Tất nhiên, ngay lập tức người Ukraine cũng bị mất một phần "vận chuyển khí đốt Nga", và toàn bộ "sự quá cảnh khí đốt Nga" trong tương lai - sau khi tuyến đường ống thứ hai được xây dựng, và sau đó, có lẽ là tuyến thứ ba của dự án "Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream)".

Tuy nhiên, vẫn còn những người Ba Lan vì lý do gì đó không được hài lòng cho lắm. Họ chẳng mất gì nếu Opal đầy tải, nhưng lại không thể trở thành cái nút chính chống Nga trong bất kỳ thùng nhiên liệu châu Âu nào.

Do đó, tháng 12/2016 chính phủ Ba Lan và các công ty gas PGNiG Ba Lan cùng đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Công lý châu Âu với lý do: "Ủy ban châu Âu đã thông qua một quyết định trái với nguyên tắc đa dạng hóa các nguồn cung cấp và tạo ra một mối đe dọa đối với sự vi phạm hoặc chấm dứt nguyên tắc này". Đơn khiếu nại tương tự được PGNiG và chi nhánh tại Đức của họ là PGNiG Supply & Trading nộp tại Tòa án tối cao Düsseldorf.

Những may mắn ban đầu

Đơn kiện được chấp nhận, tòa án tạm thời đình chỉ quyết định của Ủy ban châu Âu, và toà án Tư pháp Châu Âu đưa ra lệnh cấm đối với việc tổ chức đấu giá bổ sung công suất của Opal.

Tuy nhiên, ngày vui chẳng được bao lâu. Chưa được nửa năm các tòa án châu Âu đình chỉ các "biện pháp tạm thời", và bây giờ tòa án Düsseldorf đã ban hành quyết định cuối cùng: những hy vọng kinh tế của Ukraine và tham vọng chính trị của Ba Lan tự nhiên biến mất. Và "dòng khí" của Nga lại thắng.

Điều này tất nhiên mang lại nhiều ý nghĩa, ngoài sự thất bại về mặt chính trị của Ba Lan.

Ví dụ, con đường xây dựng dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" hiện giờ đã được mở ra, và từ quan điểm pháp lý có thể thấy: giải pháp pháp lý nhanh nhạy từ việc "đấu giá công suất", đối với dự án "Nord Stream", ban đầu không được dự tính, nhưng sau đó lại loại bỏ được "nút cổ chai" đối với gói Năng lượng thứ ba. Hiện giờ đã có 10,2 tỷ mét khối tách khỏi tuyến trung chuyển Ukraine, và khi dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt và tuyến đường ống "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" với công suất 31,5 tỷ mét khối, được khởi động, thì chúng sẽ hoàn toàn thay thế tất cả khối lượng vận chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt cuả Ukraine hiện tại.

Cũng xin nhắc lại rằng, vấn đề không phải ở chỗ các nhà quản lý quá trình trung chuyển khí đốt Ukraine được biết đến với sự ôn hòa của họ, mà vấn đề là ở Ukraine –với sự ổn định chính trị của mình. Đơn giản là việc trung chuyển qua "Nord Stream" và "Nord Stream 2" có rẻ hơn đôi chút. Các đường ống dẫn khí "ngoài khơi" này có công nghệ vượt trội so với hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine vốn được xây dựng đã lâu và đang đòi hỏi phải được xây dựng lại.

Quyết định không đầu tư vào quá trình hiện đại hóa hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine, cũng như việc xây dựng các đường ống bỏ qua phần lãnh thổ nào đó không phải do một mình "Gazprom" thực hiện, mà là quyết định của Liên minh châu Âu, mà đặc biệt là Đức, và các nhà cung cấp năng lượng khác. Và hiện giờ, sau khi các quy định về "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", họ dường như bị thuyết phục vào sự đúng đắn của quyết định mà mình đưa ra. Bất chấp tất cả các hình thức trừng phạt, áp lực chính trị từ bên ngoài và sự gần gũi hệ tư tưởng với nền dân chủ Ukraine non trẻ.

Như vậy, câu chuyện chính trị Chống Nga một lần nữa lại tan vỡ bởi thực tế. Và nếu để nói về Ukraine thì họ có một kinh nghiệm rất nhỏ về việc trở thành một "mắt xích chống Nga", còn về phía Ba Lan thì kinh nghiệm về các cuộc tấn công chống lại Nga và việc giải quyết các hậu quả, vốn đã có từ hàng trăm năm nay.

Phó Thủ tướng Ukraine Vladimir Kistion ngày 23/10 cho biết, Kiev có thể quay lại mua khí đốt từ Nga, nếu chuyển điểm đo khí đốt từ biên giới phía Tây đến biên giới phía Đông của Ukraine.

Gazprom_Nga.jpg

Trả lời phỏng vấn của Economicheskaya Pravda về việc liệu có hợp lý hơn không nếu trở lại mua khí đốt từng phần của Nga, Phó Thủ tướng Kistion nói: "Đừng bao giờ nói không bao giờ. Chúng ta phải thừa nhận rằng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột. Chúng ta có thể phân tích những kinh nghiệm đã kinh qua, khi chúng ta được lôi cuốn bằng những điều kiện hấp dẫn, và sau đó họ tự giải quyết tất cả các vấn đề". Theo ông, trong bối cảnh hiện tại để mua nhiên liệu từ Moscow "là rất nguy hiểm và vô trách nhiệm".

Ukraine đã ngừng mua khí đốt từ Nga vào tháng 11/2015 và năm 2016. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hồi tháng 9 tuyên bố rằng, với sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu, cần thiết phải thay đổi việc tổ chức trung chuyển khí đốt của Nga sang EU sau năm 2019. Theo đề nghị của Tổng thống Ukraine, người châu Âu nên nhận khí đốt của Nga không phải trên biên giới phía Tây của Ukraine, mà trên ranh giới phía Đông của nước này.

infonet.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top