Ba quý đầu năm 2016, thị trường dầu mỏ toàn cầu ghi nhận sự ấm dần về giá và thừa cung, đồng thời có sự chuyển dịch ngôi vị đứng đầu...
Thừa cung vẫn đang tiếp tục
Trong báo cáo hàng tháng ra hôm 13-9, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục giảm tốc trong quý III/2016, giảm xuống 800 nghìn thùng/ngày - thấp hơn 1,5 triệu thùng/ngày so với quý III/2015.
Nhu cầu dầu mỏ của những thị trường tiêu thụ lớn trong chín tháng qua đều có xu hướng tăng, nhất là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Trong tháng 6-2016, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt 7,5 triệu thùng/ngày và sẽ đứng ở mức trung bình khoảng 7,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2016, cao hơn con số 6,7 triệu thùng dầu/ngày của năm ngoái.
Có thể thấy, thị trường dầu thô chín tháng gần đây phản ánh và chịu ảnh hưởng của quy luật cung-cầu và phản ánh động thái tăng trưởng kinh tế thông thường (IEA vừa hạ dự báo đưa ra trong tháng 9-2016 về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu khoảng 200 nghìn thùng/ngày, còn 97,3 triệu thùng/ngày trong năm 2016; đồng thời, giảm cung ước khoảng 100 nghìn thùng mỗi ngày, còn 1,3 triệu thùng/ngày. Dự báo này đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm tốc đáng kể ở các nền kinh tế phát triển và toàn cầu nói chung.
Theo IMF dự báo ngày 19-7-2016, GDP toàn thế giới chỉ tăng trưởng 3,1% năm 2016 và 3,4% năm 2017, tức giảm 0,1% so dự báo đầu quý II-2016 và dự báo 3,5% hồi đầu quý I-2016 (WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2016 chỉ còn 2,4%, so mức tăng trung bình hàng năm trên 4% của giai đoạn 2000-2010 và 3,1% trong giai đoạn 2010-2014 và cả so mức tăng 3% của năm 2015).
Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu - có thể tăng trưởng 6,5% năm 2016 và 6,2% năm 2017. Mức dự báo này giảm so mức tăng 6,9% năm 2015 của Trung Quốc, thấp nhất trong vòng 25 năm qua ở nước này.
Nhật Bản sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% năm 2016 và sụt giảm 0,1% năm 2017 do việc tăng thuế tiêu dùng theo kế hoạch gây ra, cũng như vấn đề dân số già hóa và nợ tăng cao.
Sự kết hợp của nhu cầu tiêu thụ chựng lại và gia tăng sản lượng của OPEC đã đẩy lượng dầu tồn kho tại các nước phát triển lên mức kỷ lục trong tháng bảy, 3,1 tỷ thùng. Tồn kho dầu thô ở các nước OECD đang ở mức cao chưa từng thấy.
Đặc biệt, dự trữ dầu thô trên thế giới sẽ tiếp tục tích lũy thêm và thặng dư trên thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ kéo dài đến giữa năm 2017 (năm thừa cung dầu thứ tư liên tiếp) do tăng trưởng nhu cầu khó tăng đột biến và khả năng duy trì ổn định nguồn cung. Hơn nữa, có thể có sự cải thiện nguồn cung vào nửa cuối năm 2017 từ nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng trở lại (Na Uy và Nga), cũng như sự phục hồi sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Thay đổi ngôi vị đứng đầu
Trong khi đó, nguồn cung không tăng, nhưng có sự dịch chuyển vị thế đột biến, với sự quay trở lại vị trí dẫn đầu của Ả Rập Xê út. Theo IEA, trong tháng 5-2016, Ả Rập Xê út bơm thêm khoảng 400 nghìn thùng dầu/ngày từ các giếng dầu có chi phí sản xuất thấp, còn ngược lại, Mỹ đã phải giảm khoảng 460 nghìn thùng dầu/ngày do chi phí sản xuất quá lớn. Sản lượng dầu cung cấp ra thị trường của Ả Rập Xê út tăng lên mức 10,65 triệu thùng/ngày trong tháng bảy. Tính chung tám tháng đầu năm nay, sản lượng cung cấp dầu mỏ trung bình của vương quốc này là 10,36 triệu thùng/ngày, cao hơn gần 200 nghìn thùng/ngày so cùng thời gian năm ngoái. Trong tháng tám, sản lượng dầu thô của Mỹ đứng ở mức 12,2 triệu thùng dầu/ngày, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng. Con số này của Ả Rập Xê út là 12,58 triệu thùng dầu/ngày. Điều này đã thực sự đe dọa Mỹ với tư cách nhà sản xuất dầu thô và khí hóa lỏng lớn nhất thế giới kể từ tháng 4-2014, sau khi cuộc cách mạng dầu đá phiến bùng nổ.
Động thái nổi bật làm ấm lòng giới đầu tư và các nước xuất khẩu dầu mỏ là kỳ vọng mới vào khả năng OPEC và các nước sản xuất ngoại khối chủ chốt (Nga) có thể nối lại đàm phán về đóng băng sản lượng khi nhóm họp tại Algeria vào cuối tháng 9-2016.
Bên cạnh đó, thị trường dầu mỏ vẫn tiếp tục trở thành chiến trường cho các cuộc chiến công khai hoặc ngấm ngầm, nhưng đều hết sức mạnh mẽ, gây sức ép và thử thách sức chịu đựng của các đối thủ, nhất là giữa các nước vốn phụ thuộc nặng vào sản xuất và xuất khẩu năng lượng. Đây cũng là cuộc cạnh tranh thị trường và “nắn gân” sức chịu đựng về kinh tế giữa các nước sản xuất và xuất khẩu dầu được sản xuất theo công nghệ kiểu truyền thống, với các công ty - đối thủ mới sử dụng công nghệ khai thác dầu khí đá phiến.
Trên thực tế, giá dầu giảm khiến các nước sản xuất dầu đều phải chịu thiệt hại lớn vì lợi nhuận giảm mạnh. 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015 vì giá dầu giảm. Trong quý I-2016, khối này lại đang lao đao vì giá dầu từng tụt hẫng dưới mức 30 USD/thùng. Những công ty sở hữu công nghệ khai thác dầu đá phiến cũng là những người dễ tổn thương nhất. Đến cuối năm 2015, hơn nửa trong số 1.500 giếng dầu của các công ty Mỹ dùng công nghệ khai thác khí đá phiến đã đóng cửa và làn sóng phá sản các công ty dầu lửa trong năm 2016 dưới sức ép nợ nần vẫn tiếp tục gia tăng. Cuối tháng 5-2016, theo số liệu của Baker Hughes Inc., Mỹ chỉ còn chỉ còn 404 giếng khoan dầu khí đá phiến tiếp tục hoạt động, và là mức thấp nhất trong sáu năm gần đây. Làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) mới trong ngành dầu khí thế giới cũng đang đậm dần, với lợi thế rơi vào một số đối thủ ngày càng nặng ký, nổi bật là Trung Quốc…
Giá dầu mỏ ấm dần…
Trên quy mô thế giới, trong chín tháng qua, giá dầu đã có chuỗi thời gian dài các đợt tăng giá mạnh và giảm nhẹ nối tiếp nhau, với mức tăng gần gấp đôi so với thời điểm thấp nhất, lúc cao nhất lên mức trên dưới 50 USD/thùng dầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8-2016 ở mức 46,80 USD/thùng. Giá dầu Brent cùng kỳ hạn là 46,96 USD/thùng, tức thấp hơn 11% so với mức trên 50 USD/thùng vào đầu tháng 6-2016.
Ngày 18-8-2016, chốt phiên, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 9-2016 tăng 1,43 USD, hay 3,1%, lên 48,22 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 9-2016 tăng 1,04 USD, tương ứng 3,1%, lên 50,89 USD/thùng. Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng hơn 20% từ mức đáy hồi đầu tháng 8-2016. Đây là mức giá cao nhất và ghi nhận phiên tăng thứ sáu liên tiếp trong sáu tuần liên tục, kể từ 5-7-2016.
West Texas Intermediate tháng 10-2016 chốt ở mức 44,90 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Trong phiên giao dịch châu Á ngày 14-9-2016, dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 29 cent hay 0,7% lên 45,19 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 11-2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,22 USD, tương đương 2,52%, xuống 47,10 USD/thùng
Về triển vọng, nhiều cơ sở để cho rằng giá dầu thô cuối năm 2016 có thể nằm ở ngưỡng 50-60 USD/thùng và có thể duy trì quanh ngưỡng 60 USD/thùng trong năm 2017, với mức giá Brent scao hơn gia WTI bình quân là 5 USD/thùng.
Trong thời gian tới, nhân tố quyết định giá dầu sẽ không còn là việc tăng cung ồ ạt nữa (vì thiệt hại của tăng cung, giữa thị phần, bất chấp lỗ, đã tới giới hạn chịu đựng của các bên liên quan). Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ và mức dự trữ nhiên liệu sẽ là hai nhân tố truyền thống có vai trò nổi lên mạnh hơn so với đầu năm 2016. Giá dầu cũng thường tăng khi xảy ra biến động tại Trung Đông. Saudi Arabia và Nga sẽ không duy trì mức sản xuất để phá hủy ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ như một số người đã tin tưởng và dự đoán (Ả Rập Xê út được cho là có khả năng sản xuất dầu ở mức 10 USD/thùng hay thấp hơn, Nga thì gần mức 30 USD/thùng )…
Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đã và đang thay đổi thị trường dầu mỏ, sẽ tiếp tục tồn tại và có tiếng nói riêng; nhưng cuộc chiến giá dầu sắp kết thúc. Cơ hội và lợi ích cho các nước nhập khẩu dầu sẽ giảm dần…!
MINH PHONG – MINH TRÍ
Thừa cung vẫn đang tiếp tục
Trong báo cáo hàng tháng ra hôm 13-9, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục giảm tốc trong quý III/2016, giảm xuống 800 nghìn thùng/ngày - thấp hơn 1,5 triệu thùng/ngày so với quý III/2015.
Nhu cầu dầu mỏ của những thị trường tiêu thụ lớn trong chín tháng qua đều có xu hướng tăng, nhất là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Trong tháng 6-2016, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt 7,5 triệu thùng/ngày và sẽ đứng ở mức trung bình khoảng 7,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2016, cao hơn con số 6,7 triệu thùng dầu/ngày của năm ngoái.
Có thể thấy, thị trường dầu thô chín tháng gần đây phản ánh và chịu ảnh hưởng của quy luật cung-cầu và phản ánh động thái tăng trưởng kinh tế thông thường (IEA vừa hạ dự báo đưa ra trong tháng 9-2016 về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu khoảng 200 nghìn thùng/ngày, còn 97,3 triệu thùng/ngày trong năm 2016; đồng thời, giảm cung ước khoảng 100 nghìn thùng mỗi ngày, còn 1,3 triệu thùng/ngày. Dự báo này đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm tốc đáng kể ở các nền kinh tế phát triển và toàn cầu nói chung.
Theo IMF dự báo ngày 19-7-2016, GDP toàn thế giới chỉ tăng trưởng 3,1% năm 2016 và 3,4% năm 2017, tức giảm 0,1% so dự báo đầu quý II-2016 và dự báo 3,5% hồi đầu quý I-2016 (WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2016 chỉ còn 2,4%, so mức tăng trung bình hàng năm trên 4% của giai đoạn 2000-2010 và 3,1% trong giai đoạn 2010-2014 và cả so mức tăng 3% của năm 2015).
Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu - có thể tăng trưởng 6,5% năm 2016 và 6,2% năm 2017. Mức dự báo này giảm so mức tăng 6,9% năm 2015 của Trung Quốc, thấp nhất trong vòng 25 năm qua ở nước này.
Nhật Bản sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% năm 2016 và sụt giảm 0,1% năm 2017 do việc tăng thuế tiêu dùng theo kế hoạch gây ra, cũng như vấn đề dân số già hóa và nợ tăng cao.
Sự kết hợp của nhu cầu tiêu thụ chựng lại và gia tăng sản lượng của OPEC đã đẩy lượng dầu tồn kho tại các nước phát triển lên mức kỷ lục trong tháng bảy, 3,1 tỷ thùng. Tồn kho dầu thô ở các nước OECD đang ở mức cao chưa từng thấy.
Thay đổi ngôi vị đứng đầu
Trong khi đó, nguồn cung không tăng, nhưng có sự dịch chuyển vị thế đột biến, với sự quay trở lại vị trí dẫn đầu của Ả Rập Xê út. Theo IEA, trong tháng 5-2016, Ả Rập Xê út bơm thêm khoảng 400 nghìn thùng dầu/ngày từ các giếng dầu có chi phí sản xuất thấp, còn ngược lại, Mỹ đã phải giảm khoảng 460 nghìn thùng dầu/ngày do chi phí sản xuất quá lớn. Sản lượng dầu cung cấp ra thị trường của Ả Rập Xê út tăng lên mức 10,65 triệu thùng/ngày trong tháng bảy. Tính chung tám tháng đầu năm nay, sản lượng cung cấp dầu mỏ trung bình của vương quốc này là 10,36 triệu thùng/ngày, cao hơn gần 200 nghìn thùng/ngày so cùng thời gian năm ngoái. Trong tháng tám, sản lượng dầu thô của Mỹ đứng ở mức 12,2 triệu thùng dầu/ngày, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng. Con số này của Ả Rập Xê út là 12,58 triệu thùng dầu/ngày. Điều này đã thực sự đe dọa Mỹ với tư cách nhà sản xuất dầu thô và khí hóa lỏng lớn nhất thế giới kể từ tháng 4-2014, sau khi cuộc cách mạng dầu đá phiến bùng nổ.
Động thái nổi bật làm ấm lòng giới đầu tư và các nước xuất khẩu dầu mỏ là kỳ vọng mới vào khả năng OPEC và các nước sản xuất ngoại khối chủ chốt (Nga) có thể nối lại đàm phán về đóng băng sản lượng khi nhóm họp tại Algeria vào cuối tháng 9-2016.
Bên cạnh đó, thị trường dầu mỏ vẫn tiếp tục trở thành chiến trường cho các cuộc chiến công khai hoặc ngấm ngầm, nhưng đều hết sức mạnh mẽ, gây sức ép và thử thách sức chịu đựng của các đối thủ, nhất là giữa các nước vốn phụ thuộc nặng vào sản xuất và xuất khẩu năng lượng. Đây cũng là cuộc cạnh tranh thị trường và “nắn gân” sức chịu đựng về kinh tế giữa các nước sản xuất và xuất khẩu dầu được sản xuất theo công nghệ kiểu truyền thống, với các công ty - đối thủ mới sử dụng công nghệ khai thác dầu khí đá phiến.
Trên thực tế, giá dầu giảm khiến các nước sản xuất dầu đều phải chịu thiệt hại lớn vì lợi nhuận giảm mạnh. 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015 vì giá dầu giảm. Trong quý I-2016, khối này lại đang lao đao vì giá dầu từng tụt hẫng dưới mức 30 USD/thùng. Những công ty sở hữu công nghệ khai thác dầu đá phiến cũng là những người dễ tổn thương nhất. Đến cuối năm 2015, hơn nửa trong số 1.500 giếng dầu của các công ty Mỹ dùng công nghệ khai thác khí đá phiến đã đóng cửa và làn sóng phá sản các công ty dầu lửa trong năm 2016 dưới sức ép nợ nần vẫn tiếp tục gia tăng. Cuối tháng 5-2016, theo số liệu của Baker Hughes Inc., Mỹ chỉ còn chỉ còn 404 giếng khoan dầu khí đá phiến tiếp tục hoạt động, và là mức thấp nhất trong sáu năm gần đây. Làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) mới trong ngành dầu khí thế giới cũng đang đậm dần, với lợi thế rơi vào một số đối thủ ngày càng nặng ký, nổi bật là Trung Quốc…
Giá dầu mỏ ấm dần…
Trên quy mô thế giới, trong chín tháng qua, giá dầu đã có chuỗi thời gian dài các đợt tăng giá mạnh và giảm nhẹ nối tiếp nhau, với mức tăng gần gấp đôi so với thời điểm thấp nhất, lúc cao nhất lên mức trên dưới 50 USD/thùng dầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8-2016 ở mức 46,80 USD/thùng. Giá dầu Brent cùng kỳ hạn là 46,96 USD/thùng, tức thấp hơn 11% so với mức trên 50 USD/thùng vào đầu tháng 6-2016.
Ngày 18-8-2016, chốt phiên, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 9-2016 tăng 1,43 USD, hay 3,1%, lên 48,22 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 9-2016 tăng 1,04 USD, tương ứng 3,1%, lên 50,89 USD/thùng. Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng hơn 20% từ mức đáy hồi đầu tháng 8-2016. Đây là mức giá cao nhất và ghi nhận phiên tăng thứ sáu liên tiếp trong sáu tuần liên tục, kể từ 5-7-2016.
West Texas Intermediate tháng 10-2016 chốt ở mức 44,90 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Trong phiên giao dịch châu Á ngày 14-9-2016, dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 29 cent hay 0,7% lên 45,19 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 11-2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,22 USD, tương đương 2,52%, xuống 47,10 USD/thùng
Về triển vọng, nhiều cơ sở để cho rằng giá dầu thô cuối năm 2016 có thể nằm ở ngưỡng 50-60 USD/thùng và có thể duy trì quanh ngưỡng 60 USD/thùng trong năm 2017, với mức giá Brent scao hơn gia WTI bình quân là 5 USD/thùng.
Trong thời gian tới, nhân tố quyết định giá dầu sẽ không còn là việc tăng cung ồ ạt nữa (vì thiệt hại của tăng cung, giữa thị phần, bất chấp lỗ, đã tới giới hạn chịu đựng của các bên liên quan). Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ và mức dự trữ nhiên liệu sẽ là hai nhân tố truyền thống có vai trò nổi lên mạnh hơn so với đầu năm 2016. Giá dầu cũng thường tăng khi xảy ra biến động tại Trung Đông. Saudi Arabia và Nga sẽ không duy trì mức sản xuất để phá hủy ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ như một số người đã tin tưởng và dự đoán (Ả Rập Xê út được cho là có khả năng sản xuất dầu ở mức 10 USD/thùng hay thấp hơn, Nga thì gần mức 30 USD/thùng )…
Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đã và đang thay đổi thị trường dầu mỏ, sẽ tiếp tục tồn tại và có tiếng nói riêng; nhưng cuộc chiến giá dầu sắp kết thúc. Cơ hội và lợi ích cho các nước nhập khẩu dầu sẽ giảm dần…!
MINH PHONG – MINH TRÍ
Relate Threads