Na Uy và Phần Lan bất ngờ khôi phục quan hệ kinh tế, thương mại với Nga, bàn kế hoạch tìm kiếm mỏ dầu ở Bắc Cực.
Financial Times cho hay, tuần này đã có 3 Bộ trưởng Na Uy gặp những người đồng cấp phía Nga để bàn bạc về kế hoạch chia sẻ dữ liệu địa chấn với mục đích cuối cùng là tìm kiếm những mỏ dầu ở Bắc Cực và khu vực gần biên giới giữa hai nước.
Ủy ban Thương mại Phần Lan - Nga cũng thực hiện cuộc họp với nhau lần đầu tiên từ năm 2013 vào tuần trước. Hai sự kiện trên cho thấy cả hai nước Na Uy và Phần Lan đang đưa ra các tín hiệu tan băng trong quan hệ với Nga.
"Chúng tôi có đường biên giới dài 1.300km với Nga, vì vậy hai nước có rất nhiều vấn đề cần giải quyết chung với nhau. Nhưng chúng tôi có quyền lợi chung với phương Tây và sẽ đoàn kết chống các vị phạm pháp luật quốc tế. Hai điều này không có gì mâu thuẫn", ông Kai Mykkänen, Bộ trưởng Thương mại Phần Lan, nói với tờ Financial Times.
Bà Monica Maeland, Bộ trưởng Thương mại Na Uy, cho biết: "Chúng tôi muốn quan hệ láng giềng tốt với Nga, đặc biệt là ở phía bắc, nơi chúng tôi có đường biên giới chung và lợi ích chung".
Được biết, vào tuần tới, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila sẽ gặp người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev.
Tuy nhiên, Chính phủ Na Uy và Phần Lan cũng chính thức lên tiếng rằng những liên lạc mới với Nga sẽ không làm ảnh hưởng đến lệnh trừng phạt chung của châu Âu với Nga, đặc biệt là vấn đề năng lượng.
Song ông Indra Overland, chuyên gia Nga tại Viện Quan hệ quốc tế Na Uy nói rằng có một "sự tăng băng nhẹ" báo hiệu sự thay đổi quan hệ giữa 3 nước trong tương lai.
"Đây là sự khởi đầu của sự nới lỏng trừng phạt. Đây là một sự khởi đầu lớn. Hiện không có ảnh hưởng nào đến các biện pháp trừng phạt, nhưng cứ đà này thì các biện pháp trừng phạt sẽ bị hủy bỏ", ông Ovarland nói.
Rõ ràng nếu với sự tham gia của Na Uy và Phần Lan trong việc đẩy mạnh các hợp tác liên quan tới mỏ dầu ở Bắc Cực thì các ảnh hưởng của Nga sẽ ngày càng gia tăng và miếng bánh ở đây sẽ ngày càng lớn hơn trong tay Moscow.
Bản thân nước Nga đang đẩy mạnh công việc khai thác ở Bắc Cực và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, đầu tàu phát triển kinh tế. Quốc gia này đang có ý định chuyển các hoạt động khai thác dầu và khí đốt đến đây trong tương lai, cũng là để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Nhân tố Trung Quốc có sớm thành công?
Sự xuất hiện của yếu tố Trung Quốc gần đây đã khiến cả Nga và Mỹ lo ngại rằng Bắc Cực trở thành một miếng bánh bị cắt chia nhỏ thành nhiều miếng thay vì chỉ cho 5 nước như hiện nay.
Gần đây, đội tàu chiến của Hải quân nước này lần đầu thực hiện chuyến thăm tới Bắc Âu. Sau khi kết thúc hộ tống ở vịnh Aden, biên đội Hải quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành thăm toàn cầu, biên đội này bao gồm tàu khu trục tên lửa Tế Nam, tàu hộ vệ tên lửa Ích Dương và tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ. Khu trục hạm Tế Nam và tàu chiến Ích Dương thuộc các tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc, còn tàu tiếp tế Thiên Đảo Hồ được đưa vào hoạt động khoảng 10 năm trước.
Cơ hội kinh tế ở Bắc Cực rất quan trọng với Trung Quốc trong ngắn hạn, chẳng hạn như các tuyến đường biển và hàng không sẽ cho phép nước này mở rộng hoạt động vận chuyển tới các thị trường ở châu Âu và Bắc Phi.
Về dài hạn, Trung Quốc có thể tìm kiếm lợi ích từ việc tiếp cận các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, các hydrocarbon khác, khoáng sản và cả nguồn thủy hải sản, cũng như mở rộng du lịch và các công nghiệp khác tới khu vực.
Cùng với việc lớp băng ở Bắc Cực tan ra, tài nguyên của khu vực này bắt đầu dễ khai thác, đây chính là mục đích của Trung Quốc khi tăng cường quan hệ với các nước Bắc Cực để có thể thuận lợi hơn trong việc khai thái nguồn tài nguyên phong phú tại lục địa băng giá này.
Trong tương lai có thể chỉ còn các cường quốc Nga - Mỹ - Canada - Trung Quốc hẹn nhau ở đỉnh Bắc của quả địa cầu.
Financial Times cho hay, tuần này đã có 3 Bộ trưởng Na Uy gặp những người đồng cấp phía Nga để bàn bạc về kế hoạch chia sẻ dữ liệu địa chấn với mục đích cuối cùng là tìm kiếm những mỏ dầu ở Bắc Cực và khu vực gần biên giới giữa hai nước.
"Chúng tôi có đường biên giới dài 1.300km với Nga, vì vậy hai nước có rất nhiều vấn đề cần giải quyết chung với nhau. Nhưng chúng tôi có quyền lợi chung với phương Tây và sẽ đoàn kết chống các vị phạm pháp luật quốc tế. Hai điều này không có gì mâu thuẫn", ông Kai Mykkänen, Bộ trưởng Thương mại Phần Lan, nói với tờ Financial Times.
Bà Monica Maeland, Bộ trưởng Thương mại Na Uy, cho biết: "Chúng tôi muốn quan hệ láng giềng tốt với Nga, đặc biệt là ở phía bắc, nơi chúng tôi có đường biên giới chung và lợi ích chung".
Được biết, vào tuần tới, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila sẽ gặp người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev.
Tuy nhiên, Chính phủ Na Uy và Phần Lan cũng chính thức lên tiếng rằng những liên lạc mới với Nga sẽ không làm ảnh hưởng đến lệnh trừng phạt chung của châu Âu với Nga, đặc biệt là vấn đề năng lượng.
Song ông Indra Overland, chuyên gia Nga tại Viện Quan hệ quốc tế Na Uy nói rằng có một "sự tăng băng nhẹ" báo hiệu sự thay đổi quan hệ giữa 3 nước trong tương lai.
"Đây là sự khởi đầu của sự nới lỏng trừng phạt. Đây là một sự khởi đầu lớn. Hiện không có ảnh hưởng nào đến các biện pháp trừng phạt, nhưng cứ đà này thì các biện pháp trừng phạt sẽ bị hủy bỏ", ông Ovarland nói.
Rõ ràng nếu với sự tham gia của Na Uy và Phần Lan trong việc đẩy mạnh các hợp tác liên quan tới mỏ dầu ở Bắc Cực thì các ảnh hưởng của Nga sẽ ngày càng gia tăng và miếng bánh ở đây sẽ ngày càng lớn hơn trong tay Moscow.
Bản thân nước Nga đang đẩy mạnh công việc khai thác ở Bắc Cực và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, đầu tàu phát triển kinh tế. Quốc gia này đang có ý định chuyển các hoạt động khai thác dầu và khí đốt đến đây trong tương lai, cũng là để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Nhân tố Trung Quốc có sớm thành công?
Sự xuất hiện của yếu tố Trung Quốc gần đây đã khiến cả Nga và Mỹ lo ngại rằng Bắc Cực trở thành một miếng bánh bị cắt chia nhỏ thành nhiều miếng thay vì chỉ cho 5 nước như hiện nay.
Gần đây, đội tàu chiến của Hải quân nước này lần đầu thực hiện chuyến thăm tới Bắc Âu. Sau khi kết thúc hộ tống ở vịnh Aden, biên đội Hải quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành thăm toàn cầu, biên đội này bao gồm tàu khu trục tên lửa Tế Nam, tàu hộ vệ tên lửa Ích Dương và tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ. Khu trục hạm Tế Nam và tàu chiến Ích Dương thuộc các tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc, còn tàu tiếp tế Thiên Đảo Hồ được đưa vào hoạt động khoảng 10 năm trước.
Cơ hội kinh tế ở Bắc Cực rất quan trọng với Trung Quốc trong ngắn hạn, chẳng hạn như các tuyến đường biển và hàng không sẽ cho phép nước này mở rộng hoạt động vận chuyển tới các thị trường ở châu Âu và Bắc Phi.
Về dài hạn, Trung Quốc có thể tìm kiếm lợi ích từ việc tiếp cận các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, các hydrocarbon khác, khoáng sản và cả nguồn thủy hải sản, cũng như mở rộng du lịch và các công nghiệp khác tới khu vực.
Cùng với việc lớp băng ở Bắc Cực tan ra, tài nguyên của khu vực này bắt đầu dễ khai thác, đây chính là mục đích của Trung Quốc khi tăng cường quan hệ với các nước Bắc Cực để có thể thuận lợi hơn trong việc khai thái nguồn tài nguyên phong phú tại lục địa băng giá này.
Trong tương lai có thể chỉ còn các cường quốc Nga - Mỹ - Canada - Trung Quốc hẹn nhau ở đỉnh Bắc của quả địa cầu.
Đông Phong - Báo Đất Việt
Relate Threads