Kỷ niệm 56 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27-11-1961 / 27-11-2017): Bản lĩnh của “những người tìm dầu”
Trước thềm kỷ niệm ngày truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam (27-11-1961/27-11-2017), những người lao động dầu khí, các đơn vị khai thác dầu và các liên doanh với nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã hoàn thành chỉ tiêu khai thác dầu thô trong nước với sản lượng 12,28 triệu tấn.
Trước đó, vào ngày 31-10, PVN đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước năm 2017. Cụ thể: Nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn trong 10 tháng của năm 2017 đạt 76,1 nghìn tỷ đồng, vượt 2% so với kế hoạch năm, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016. Các đơn vị như Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans); Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam… đã về đích kế hoạch sản xuất kinh doanh trước thời gian từ 44 ngày tới 2 tháng.
Trong bối cảnh không ít giếng dầu ở một số mỏ đang suy giảm sản lượng với tốc độ nhanh; nhiều giếng dầu có giá thành khai thác cao hơn giá bán, dẫn đến phải đóng giếng; giá dầu chưa phục hồi như kỳ vọng khiến nhiều dự án phải giãn tiến độ, nhưng PVN vẫn khai thác được số lượng dầu thô vượt mức và hiện đang nỗ lực để khai thác thêm hơn một triệu tấn ngoài kế hoạch. Kết quả này đã thể hiện bản lĩnh của người dầu khí: Không lùi bước trước khó khăn, luôn nuôi dưỡng ngọn lửa của khát vọng tìm dầu, làm giàu cho Tổ quốc.
Cán bộ, kỹ sư dầu khí Việt Nam ngày nay đã đảm trách được những công việc khó nhất. Ảnh: HÙNG SƠN.
56 năm qua, đặc biệt là từ năm 2006 trở lại đây, PVN đã có những bước tiến vượt bậc. Nếu như năm 2006, khi mới thành lập tập đoàn, tổng tài sản của Công ty Mẹ-Tập đoàn là 97,62 nghìn tỷ đồng thì tới nay đã là 439,17 nghìn tỷ đồng. Trong nhiều năm, PVN luôn đóng góp từ 22-28% GDP của cả nước. Gần đây, do giá dầu xuống thấp, sản lượng khai thác suy giảm và do nội lực của nền kinh tế đã tăng cao nên đóng góp của PVN đã giảm nhiều nhưng vẫn ở mức cao so với các tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Theo đánh giá mới nhất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, PVN vẫn là tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, hoạt động của PVN còn có lợi ích về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Mỗi giàn khoan của PVN trên Biển Đông là một cột mốc đánh dấu chủ quyền và mỗi người thợ khai thác dầu khí thực sự là những “chiến sĩ giữ biển”. Một bước tiến vượt bậc nữa của PVN là từ vị trí “người làm thuê”; “người học việc”, đến nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các đơn vị đã làm chủ được cơ bản công nghệ thăm dò, khai thác hiện đại nhất của thế giới. Đối với PVN, khái niệm “chuyên gia” đã biến mất trong khoảng từ 5 năm trở lại đây. Người PVN đã làm chủ được những giàn khoan thăm dò, giàn khoan khai thác hiện đại nhất và đã thành công trong việc khai thác khí, dầu ở những mỏ có cấu tạo địa chất phức tạp nhất như Dự án Biển Đông 01, khai thác tại cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh. Một tập đoàn nước ngoài đã tiêu tốn vào đây gần nửa tỷ USD trong 9 năm, cuối cùng phải lùi bước trước cấu tạo địa chất quá phức tạp dưới đáy biển. Tiếp quản dự án này, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PVN đã vượt qua khó khăn thách thức về kỹ thuật, xây dựng được một cụm giàn khai thác và xử lý lớn nhất của PVN từ trước tới nay và hiện đang mang lại nguồn lợi cho đất nước. Nếu như trước kia, PVN mới chỉ có tìm kiếm-thăm dò-khai thác, thì nay, PVN đã có chuỗi giá trị sản phẩm khép kín của 5 lĩnh vực cơ bản: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác; công nghiệp khí; công nghiệp điện; công nghiệp chế biến và dịch vụ kỹ thuật cao.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định: Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chiến lược biển đảo Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam với hiệu quả kinh tế cao, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; mở rộng, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghị quyết đặt ra hướng cho ngành dầu khí là phải theo nguyên tắc kinh tế thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho PVN, nhất là về quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài; về công tác tự tổ chức thực hiện các dịch vụ dầu khí đặc thù trong nội bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam… Đây là đòn bẩy để PVN phát triển nhanh, mạnh và vững bền hơn.
NGUYỄN NHƯ
qdnd.vn
Trước thềm kỷ niệm ngày truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam (27-11-1961/27-11-2017), những người lao động dầu khí, các đơn vị khai thác dầu và các liên doanh với nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã hoàn thành chỉ tiêu khai thác dầu thô trong nước với sản lượng 12,28 triệu tấn.
Trước đó, vào ngày 31-10, PVN đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước năm 2017. Cụ thể: Nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn trong 10 tháng của năm 2017 đạt 76,1 nghìn tỷ đồng, vượt 2% so với kế hoạch năm, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016. Các đơn vị như Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans); Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam… đã về đích kế hoạch sản xuất kinh doanh trước thời gian từ 44 ngày tới 2 tháng.
Trong bối cảnh không ít giếng dầu ở một số mỏ đang suy giảm sản lượng với tốc độ nhanh; nhiều giếng dầu có giá thành khai thác cao hơn giá bán, dẫn đến phải đóng giếng; giá dầu chưa phục hồi như kỳ vọng khiến nhiều dự án phải giãn tiến độ, nhưng PVN vẫn khai thác được số lượng dầu thô vượt mức và hiện đang nỗ lực để khai thác thêm hơn một triệu tấn ngoài kế hoạch. Kết quả này đã thể hiện bản lĩnh của người dầu khí: Không lùi bước trước khó khăn, luôn nuôi dưỡng ngọn lửa của khát vọng tìm dầu, làm giàu cho Tổ quốc.
Cán bộ, kỹ sư dầu khí Việt Nam ngày nay đã đảm trách được những công việc khó nhất. Ảnh: HÙNG SƠN.
56 năm qua, đặc biệt là từ năm 2006 trở lại đây, PVN đã có những bước tiến vượt bậc. Nếu như năm 2006, khi mới thành lập tập đoàn, tổng tài sản của Công ty Mẹ-Tập đoàn là 97,62 nghìn tỷ đồng thì tới nay đã là 439,17 nghìn tỷ đồng. Trong nhiều năm, PVN luôn đóng góp từ 22-28% GDP của cả nước. Gần đây, do giá dầu xuống thấp, sản lượng khai thác suy giảm và do nội lực của nền kinh tế đã tăng cao nên đóng góp của PVN đã giảm nhiều nhưng vẫn ở mức cao so với các tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Theo đánh giá mới nhất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, PVN vẫn là tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, hoạt động của PVN còn có lợi ích về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Mỗi giàn khoan của PVN trên Biển Đông là một cột mốc đánh dấu chủ quyền và mỗi người thợ khai thác dầu khí thực sự là những “chiến sĩ giữ biển”. Một bước tiến vượt bậc nữa của PVN là từ vị trí “người làm thuê”; “người học việc”, đến nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các đơn vị đã làm chủ được cơ bản công nghệ thăm dò, khai thác hiện đại nhất của thế giới. Đối với PVN, khái niệm “chuyên gia” đã biến mất trong khoảng từ 5 năm trở lại đây. Người PVN đã làm chủ được những giàn khoan thăm dò, giàn khoan khai thác hiện đại nhất và đã thành công trong việc khai thác khí, dầu ở những mỏ có cấu tạo địa chất phức tạp nhất như Dự án Biển Đông 01, khai thác tại cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh. Một tập đoàn nước ngoài đã tiêu tốn vào đây gần nửa tỷ USD trong 9 năm, cuối cùng phải lùi bước trước cấu tạo địa chất quá phức tạp dưới đáy biển. Tiếp quản dự án này, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PVN đã vượt qua khó khăn thách thức về kỹ thuật, xây dựng được một cụm giàn khai thác và xử lý lớn nhất của PVN từ trước tới nay và hiện đang mang lại nguồn lợi cho đất nước. Nếu như trước kia, PVN mới chỉ có tìm kiếm-thăm dò-khai thác, thì nay, PVN đã có chuỗi giá trị sản phẩm khép kín của 5 lĩnh vực cơ bản: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác; công nghiệp khí; công nghiệp điện; công nghiệp chế biến và dịch vụ kỹ thuật cao.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định: Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chiến lược biển đảo Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam với hiệu quả kinh tế cao, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; mở rộng, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghị quyết đặt ra hướng cho ngành dầu khí là phải theo nguyên tắc kinh tế thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho PVN, nhất là về quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài; về công tác tự tổ chức thực hiện các dịch vụ dầu khí đặc thù trong nội bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam… Đây là đòn bẩy để PVN phát triển nhanh, mạnh và vững bền hơn.
NGUYỄN NHƯ
qdnd.vn
Relate Threads