Ngay từ những ngày đầu nhận bàn giao Nhà máy Đạm Cà Mau, nguồn nhân lực trẻ ở đây đã gặp không biết ít khó khăn trong công tác vận hành, xử lý sự cố, quản lý rủi ro. Tuy nhiên, với định hướng đào tạo đúng đắn và niềm tin tuyệt đối của Ban lãnh đạo PVCFC vào đội ngũ kỹ sư trẻ tuổi cùng tinh thần quyết tâm làm chủ công nghệ, mọi quy trình bảo dưỡng, vận hành nhà máy đã nhanh chóng đi vào quỹ đạo ổn định.
Việc bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau được thực hiện định kỳ hàng năm và tháng 8 vừa qua là đợt BDTT lần thứ 5 của Nhà máy kể từ khi bắt đầu chạy thử vào tháng 11 năm 2011. Trong đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ hằng năm, Nhà máy Đạm Cà Mau đã dừng máy cùng thời điểm giàn cấp khí và công ty khí dừng máy để bảo dưỡng, đối với năm nay từ ngày 30/7 đến ngày 23/8.
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, đợt đại tu Nhà máy lần này có quy mô lớn với hàng ngàn thiết bị máy móc được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, nhằm đảm bảo khả năng vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả. Đây cũng là đợt bảo dưỡng lớn với 2.687 đầu mục được thực hiện, hàng ngàn thiết bị máy móc sẽ được tháo ra để kiểm tra từng chi tiết.
Từ trước đến nay, các đợt bảo dưỡng tổng thể đều diễn ra tốt đẹp, đảm bảo các tiêu chí an toàn tuyệt đối, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Đối với đợt bảo dưỡng tổng thể nhà máy năm nay, tổng số thời gian thực hiện là 24 ngày bao gồm cả thời gian dừng máy, thực hiện bảo dưỡng sửa chữa và khởi động lại Nhà máy. Việc kiểm soát chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa đã được các bên tập trung thực hiện đánh giá rủi ro kỹ thuật, thiết lập và thực hiện theo ITP, các biểu mẫu QC. Đối với các bất thường được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa, các bên nhanh chóng tổ chức thảo luận và đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất.
Cũng như những đợt bảo dưỡng trước, để chuẩn bị kế hoạch toàn diện cho đợt bảo dưỡng tổng thể lần này, PVCFC đã phải phối hợp chặt chẽ cùng Nhà máy để đưa ra kế hoạch tiến độ tổng thể, phê duyệt các hạng mục công việc và dự toán chi phí, thành lập Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy công trường và ban hành chức năng nhiệm cụ các tổ/đơn vị trực tiếp tham gia bảo dưỡng.
Đợt bảo dưỡng đã diễn ra đúng kế hoạch ban đầu, trong đó nhiều hạng mục đã hoàn thành trước thời hạn và giảm thiểu tối đa chi phí. Đóng góp vào thành công này bao gồm nhiều cá nhân và tập thể xuất sắc mà trong đó phải kể đến phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng với nỗ lực, tâm huyết không ngừng nghỉ đã biến hành động thành những kết quả ấn tượng, tô điểm thêm vào bảng thành tích của “ngôi nhà chung” PVCFC.
Để giải quyết được tất cả các đầu việc trên chỉ trong vòng 24 ngày, anh Nguyễn Đắc Tuyên, Trưởng phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng cho biết, Ban Quản lý Bảo dưỡng của Nhà máy đã phải có những bước chuẩn bị từ tháng 10 năm 2015, sau khi kết thúc đợt bảo dưỡng định kỳ năm ngoái. Các công việc lập kế hoạch, mua sắm vật tư, thuê các dịch vụ phụ trợ buộc phải được thực hiện từ sớm. Đây gần như là một chuỗi công việc phải làm liên tục và lặp đi lặp lại hàng năm.
Đợt bảo dưỡng tổng thể có lực lượng lao động lên đến 1.247 người. Với lượng nhân công lớn như vậy, phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng đã kiên trì tìm kiếm ý tưởng để quản lý một cách hiệu quả, chính xác, an toàn đảm bảo đợt bảo dưỡng diễn ra đúng tiến độ, đưa nhà máy vận hành trở lại và đạt 101% công suất thiết kế, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mùa vụ Thu - Đông cho bà con nông dân. Sự thận trọng và chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo cho đợt bảo dưỡng phần nào đó đã nói lên được tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc của đội ngũ cán bộ nhân viên phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau.
Quá trình bảo dưỡng Nhà máy được thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, chính xác và an toàn, nhiều hạng mục phải thay phiên các ca kíp để thực hiện 24/24 với sự tham gia của toàn bộ cán bộ và kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật của PVCFC cùng các chuyên gia, nhân sự của các đơn vị trong ngành như PVFCCo, BSR, PV Tex, PVU... và các nhà thầu dịch vụ.
Hình ảnh quen thuộc có thể được bắt gặp tại những ngày diễn ra đợt bảo dưỡng chính là những kỹ sư tập trung cao độ, ánh mắt chăm chú bên các thiết bị, mồ hôi lấm tấm trên áo nhưng vẫn toát lên tinh thần sẵn sàng, không ngại gian khó. Tốc độ làm việc luôn được đẩy mạnh, khẩn trương. Công việc tập trung phần lớn vào một số máy móc thiết bị đặc biệt như hệ thống cao áp của xưởng urea, một số hạng mục bơm nước sông, van điều khiển,... Tất cả các thiết bị liên quan đều được tháo ra và bảo dưỡng trong đợt này. Trong tổng số hạng mục là 2730 có 43 hạng mục phát sinh. Ngoài ra, với nỗ lực và quyết tâm kiểm soát chi phí từ ban lãnh đạo phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng, chi phí phát sinh của đợt bảo dưỡng tổng thể đã được giới hạn ở mức 8,5%, thấp hơn kế hoạch ban đầu.
Hơn 20 ngày làm việc trong không khí tất bật và nghiêm túc, cùng với sự đồng lòng, phối hợp nhuần nhuyễn giữa tập thể công nhân, kỹ sư và ban lãnh đạo đầy mẫn cán đã cho thấy sự quyết tâm của phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng nói riêng và tập thể PVCFC trong công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nhà máy. Với sự tập trung cao độ các nguồn lực, sự đoàn kết, nhất trí và tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ nhân viên Nhà máy và các Ban liên quan của PVCFC, cộng với sự chỉ đạo sát sao và điều hành quyết liệt của Ban lãnh đạo PVCFC, Ban Quản lý Bảo dưỡng, đợt bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau lần này đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các tiến độ đã đề ra. Công tác bảo dưỡng được triển khai với nguyên tắc tuyệt đối đảm bảo an toàn, đồng thời bảo đảm về chất lượng, tiết kiệm chi phí.
Qua quá trình kiểm soát các thiết bị, hệ thống công nghệ từ khi khởi động lại, các phân xưởng và các thiết bị nhà máy vận hành an toàn, ổn định theo đúng thiết kế và cho ra sản phẩm đạt chất lượng. Công tác bảo dưỡng Nhà máy được đánh giá an toàn, chất lượng, đội ngũ kỹ sư bảo dưỡng hoàn toàn làm chủ kế hoạch và tiến độ, đặc biệt là hoàn thành vượt kế hoạch đề ra 01 ngày giúp nhà máy có thêm thời gian chuẩn bị khởi động lại, kịp thời bắt tay ngay vào sản xuất. Toàn bộ 250 ngàn tấn Đạm Cà Mau cho vụ Đông Xuân sẽ được đưa ra thị trường phục vụ bà con, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân bón của cả nước.
Lãnh đạo Nhà máy Đạm Cà Mau khẳng định, nguồn lực về con người là một trong những nhân tố quan trọng cho công tác bảo dưỡng sửa chữa tại các nhà máy. Vì vậy, công tác đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp, chia sẻ nguồn lực bảo dưỡng sửa chữa, nhằm kiến tạo nên những bài học kinh nghiệm thực tế trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhà máy.
Rút kinh nghiệm và thừa kế thành công từ những đợt bảo dưỡng trước đây, tập thể kỹ sư trẻ tại Nhà máy Đạm Cà Mau ngày càng chủ động hơn trong công tác lập kế hoạch chi tiết từng hạng mục, kiểm tra và khắc phục hoàn toàn các điểm kỹ thuật, đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định. Thành công và những con số ấn tượng của đợt bảo dưỡng vào tháng 8 vừa qua là kết tinh của tinh thần cống hiến không mệt mỏi của phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau nói riêng và cả tập thể PVCFC nói chung trong suốt quá trình lên kế hoạch, giám sát, điều phối và đánh giá dự án nhằm đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và kinh phí đề ra. Chính sự nhiệt huyết, óc sáng tạo và trình độ chuyên môn cao của mỗi cá nhân trong một tập thể lớn nhất trí, đồng lòng đã góp phần làm nên những thắng lợi giòn giã và thành tích xuất sắc của Nhà máy Đạm Cà Mau mà điển hình là đợt bảo dưỡng tổng thể thường niên vừa qua.
Việc bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau được thực hiện định kỳ hàng năm và tháng 8 vừa qua là đợt BDTT lần thứ 5 của Nhà máy kể từ khi bắt đầu chạy thử vào tháng 11 năm 2011. Trong đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ hằng năm, Nhà máy Đạm Cà Mau đã dừng máy cùng thời điểm giàn cấp khí và công ty khí dừng máy để bảo dưỡng, đối với năm nay từ ngày 30/7 đến ngày 23/8.
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, đợt đại tu Nhà máy lần này có quy mô lớn với hàng ngàn thiết bị máy móc được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, nhằm đảm bảo khả năng vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả. Đây cũng là đợt bảo dưỡng lớn với 2.687 đầu mục được thực hiện, hàng ngàn thiết bị máy móc sẽ được tháo ra để kiểm tra từng chi tiết.
Từ trước đến nay, các đợt bảo dưỡng tổng thể đều diễn ra tốt đẹp, đảm bảo các tiêu chí an toàn tuyệt đối, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Đối với đợt bảo dưỡng tổng thể nhà máy năm nay, tổng số thời gian thực hiện là 24 ngày bao gồm cả thời gian dừng máy, thực hiện bảo dưỡng sửa chữa và khởi động lại Nhà máy. Việc kiểm soát chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa đã được các bên tập trung thực hiện đánh giá rủi ro kỹ thuật, thiết lập và thực hiện theo ITP, các biểu mẫu QC. Đối với các bất thường được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa, các bên nhanh chóng tổ chức thảo luận và đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất.
Cũng như những đợt bảo dưỡng trước, để chuẩn bị kế hoạch toàn diện cho đợt bảo dưỡng tổng thể lần này, PVCFC đã phải phối hợp chặt chẽ cùng Nhà máy để đưa ra kế hoạch tiến độ tổng thể, phê duyệt các hạng mục công việc và dự toán chi phí, thành lập Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy công trường và ban hành chức năng nhiệm cụ các tổ/đơn vị trực tiếp tham gia bảo dưỡng.
Đợt bảo dưỡng đã diễn ra đúng kế hoạch ban đầu, trong đó nhiều hạng mục đã hoàn thành trước thời hạn và giảm thiểu tối đa chi phí. Đóng góp vào thành công này bao gồm nhiều cá nhân và tập thể xuất sắc mà trong đó phải kể đến phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng với nỗ lực, tâm huyết không ngừng nghỉ đã biến hành động thành những kết quả ấn tượng, tô điểm thêm vào bảng thành tích của “ngôi nhà chung” PVCFC.
Để giải quyết được tất cả các đầu việc trên chỉ trong vòng 24 ngày, anh Nguyễn Đắc Tuyên, Trưởng phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng cho biết, Ban Quản lý Bảo dưỡng của Nhà máy đã phải có những bước chuẩn bị từ tháng 10 năm 2015, sau khi kết thúc đợt bảo dưỡng định kỳ năm ngoái. Các công việc lập kế hoạch, mua sắm vật tư, thuê các dịch vụ phụ trợ buộc phải được thực hiện từ sớm. Đây gần như là một chuỗi công việc phải làm liên tục và lặp đi lặp lại hàng năm.
Đợt bảo dưỡng tổng thể có lực lượng lao động lên đến 1.247 người. Với lượng nhân công lớn như vậy, phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng đã kiên trì tìm kiếm ý tưởng để quản lý một cách hiệu quả, chính xác, an toàn đảm bảo đợt bảo dưỡng diễn ra đúng tiến độ, đưa nhà máy vận hành trở lại và đạt 101% công suất thiết kế, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mùa vụ Thu - Đông cho bà con nông dân. Sự thận trọng và chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo cho đợt bảo dưỡng phần nào đó đã nói lên được tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc của đội ngũ cán bộ nhân viên phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau.
Quá trình bảo dưỡng Nhà máy được thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, chính xác và an toàn, nhiều hạng mục phải thay phiên các ca kíp để thực hiện 24/24 với sự tham gia của toàn bộ cán bộ và kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật của PVCFC cùng các chuyên gia, nhân sự của các đơn vị trong ngành như PVFCCo, BSR, PV Tex, PVU... và các nhà thầu dịch vụ.
Hình ảnh quen thuộc có thể được bắt gặp tại những ngày diễn ra đợt bảo dưỡng chính là những kỹ sư tập trung cao độ, ánh mắt chăm chú bên các thiết bị, mồ hôi lấm tấm trên áo nhưng vẫn toát lên tinh thần sẵn sàng, không ngại gian khó. Tốc độ làm việc luôn được đẩy mạnh, khẩn trương. Công việc tập trung phần lớn vào một số máy móc thiết bị đặc biệt như hệ thống cao áp của xưởng urea, một số hạng mục bơm nước sông, van điều khiển,... Tất cả các thiết bị liên quan đều được tháo ra và bảo dưỡng trong đợt này. Trong tổng số hạng mục là 2730 có 43 hạng mục phát sinh. Ngoài ra, với nỗ lực và quyết tâm kiểm soát chi phí từ ban lãnh đạo phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng, chi phí phát sinh của đợt bảo dưỡng tổng thể đã được giới hạn ở mức 8,5%, thấp hơn kế hoạch ban đầu.
Qua quá trình kiểm soát các thiết bị, hệ thống công nghệ từ khi khởi động lại, các phân xưởng và các thiết bị nhà máy vận hành an toàn, ổn định theo đúng thiết kế và cho ra sản phẩm đạt chất lượng. Công tác bảo dưỡng Nhà máy được đánh giá an toàn, chất lượng, đội ngũ kỹ sư bảo dưỡng hoàn toàn làm chủ kế hoạch và tiến độ, đặc biệt là hoàn thành vượt kế hoạch đề ra 01 ngày giúp nhà máy có thêm thời gian chuẩn bị khởi động lại, kịp thời bắt tay ngay vào sản xuất. Toàn bộ 250 ngàn tấn Đạm Cà Mau cho vụ Đông Xuân sẽ được đưa ra thị trường phục vụ bà con, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân bón của cả nước.
Lãnh đạo Nhà máy Đạm Cà Mau khẳng định, nguồn lực về con người là một trong những nhân tố quan trọng cho công tác bảo dưỡng sửa chữa tại các nhà máy. Vì vậy, công tác đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp, chia sẻ nguồn lực bảo dưỡng sửa chữa, nhằm kiến tạo nên những bài học kinh nghiệm thực tế trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhà máy.
Rút kinh nghiệm và thừa kế thành công từ những đợt bảo dưỡng trước đây, tập thể kỹ sư trẻ tại Nhà máy Đạm Cà Mau ngày càng chủ động hơn trong công tác lập kế hoạch chi tiết từng hạng mục, kiểm tra và khắc phục hoàn toàn các điểm kỹ thuật, đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định. Thành công và những con số ấn tượng của đợt bảo dưỡng vào tháng 8 vừa qua là kết tinh của tinh thần cống hiến không mệt mỏi của phòng Kỹ thuật Bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau nói riêng và cả tập thể PVCFC nói chung trong suốt quá trình lên kế hoạch, giám sát, điều phối và đánh giá dự án nhằm đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và kinh phí đề ra. Chính sự nhiệt huyết, óc sáng tạo và trình độ chuyên môn cao của mỗi cá nhân trong một tập thể lớn nhất trí, đồng lòng đã góp phần làm nên những thắng lợi giòn giã và thành tích xuất sắc của Nhà máy Đạm Cà Mau mà điển hình là đợt bảo dưỡng tổng thể thường niên vừa qua.
Nguyên Phương - PVN
Relate Threads