Tin tức mới đây cho thấy Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ khác xem xét nội dung báo cáo và kiến nghị của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) quản lý, vận hành.
Theo kiến nghị của PVN, dự án này cần khoản vay lên tới 1,26 tỉ đô la Mỹ và cần được Chính phủ bảo lãnh để tiếp cận được nguồn vốn vay nước ngoài và vay thương mại. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý khác là trong tờ trình BSR gửi Bộ Công Thương mấy tháng trước, BSR cho biết, số tiền vay 1,26 tỉ đô la Mỹ này là “phù hợp với quyết định phê duyệt của Thủ tướng”(1). Mặt khác, BSR cũng tiết lộ thêm rằng “hiện nay công ty không bị áp lực về nguồn vay cho dự án, song vẫn cân nhắc để có được nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời gian vay dài hạn”.
Căn cứ vào nội dung và cách đặt vấn đề của BSR và PVN, cũng như thực tiễn làm chính sách ở Việt Nam, ít có khả năng Chính phủ đã cam kết bảo lãnh vay vốn (vô điều kiện) cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Nhưng, ngược lại, chuyện bảo lãnh cũng không phải là chuyện không thể xảy ra, nếu dự án này đáp ứng được một số điều kiện nào đó.
Trên nguyên tắc, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thuộc sở hữu 100% của Nhà nước, một nguồn vốn khổng lồ đã tiêu tốn vào đây nên Chính phủ không thể “nhắm mắt làm ngơ”, để mặc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xoay xở với các khó khăn. Do vậy, cũng là hợp lý nếu Chính phủ xem xét chuyện bảo lãnh khi dự án này đáp ứng được một số điều kiện nhất định, chứ cũng không nên từ chối ngay với lý do, ví dụ, là Chính phủ đã hạn chế bảo lãnh nhằm hạn chế gánh nặng cho ngân sách như dư luận chỉ ra.
Và cũng cần nói thêm một chút về chủ trương hạn chế bảo lãnh này. Cụ thể, chỉ đạo của Thủ tướng là từ năm 2017 tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới(2). Trong khi đó, dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tồn tại từ nhiều năm nay, nên có thể nói là nó nằm ngoài phạm vi của chủ trương hạn chế cấp bảo lãnh.
Điều kiện để Chính phủ bảo lãnh vay vốn duy nhất đáng nói ở đây là khả năng tồn tại và cạnh tranh của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau khi BSR rót thêm vào nó một số tiền lớn nữa, trong đó có 1,26 tỉ đô la Mỹ vay với sự bảo lãnh của Chính phủ. Nói cách khác, BSR cần đảm bảo rằng số tiền đi vay này và những khoản vay trước đó chắc chắn sẽ trả lại được bằng nguồn trích từ lợi nhuận trong tương lai của bản thân Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (chứ không phải bằng việc, ví dụ, tiếp tục vay để đảo nợ), tránh cho Chính phủ phải lãnh trách nhiệm trả nợ thay sau này, và cũng đồng thời tránh việc tiếp tục “ném tiền qua cửa sổ” nếu thật sự Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khó có khả năng tồn tại mà không có sự tiếp tục hậu thuẫn về tài chính và chính sách của Chính phủ.
Nhìn chung, khả năng tự đứng được trên đôi chân của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là điều bất trắc, tuy vẫn có thể xảy ra nhưng lại kèm theo điều kiện mà BSR và PVN đặt ngược lại cho Chính phủ là “ban hành cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án nâng cấp”, đặc biệt là cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất(3). Điều này có nghĩa là nếu không có những ưu đãi gồm thuế và bảo lãnh chính phủ (để vay vốn lãi suất thấp nhằm hạ giá thành sản phẩm) thì sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau khi nâng cấp và mở rộng vẫn tiếp tục không thể cạnh tranh được với sản phẩm tương tự nhập khẩu. Thêm nữa, từ năm 2024, thuế nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam sẽ về 0% theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do. Lúc đó, sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất càng trở nên kém cạnh tranh hơn, thậm chí có khi Chính phủ phải bù lỗ nếu muốn nó tiếp tục hoạt động.
Cũng không nên quá lạc quan với khả năng cải thiện tính cạnh tranh sau khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được nâng cấp và mở rộng. Bởi, lúc đó nhà máy sẽ phụ thuộc phần lớn vào dầu thô nhập khẩu do nguồn dầu thô cung cấp trong nước suy giảm và có giá cao. Sau khi nâng cấp và mở rộng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gần như bắt đầu lại từ đầu, khác nhiều so với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trước khi nâng cấp. Vì vậy, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới sẽ không có mấy ưu thế so với những nhà máy lọc dầu khác hiện có và sắp ra đời trong khu vực và trên thế giới, từ nguyên liệu đầu vào, công nghệ, kinh nghiệm đến giá thành (gồm khấu hao tài sản).
Như vậy, nếu Chính phủ muốn bảo lãnh vay vốn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cần nhận thức được khả năng cao “đâm lao phải theo lao”, không chỉ trả nợ hộ mà còn phải tiếp tục duy trì hoặc tăng thêm các ưu đãi, trợ cấp để nó tồn tại. Và bài toán kinh tế lúc này sẽ là cân đo, so sánh tổng thiệt hại cho ngân sách trong hai trường hợp xấu nhất: (1) nếu Chính phủ không bảo lãnh, để Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và PVN tự xoay xở và kết cục cuối cùng có thể là phải bán (cổ phần hóa) Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với giá rẻ cho nhà đầu tư tư nhân trong, ngoài nước, và (2) nếu Chính phủ bảo lãnh vay vốn (và trả nợ thay) đồng thời tiếp tục cung cấp các ưu đãi, thậm chí bù lỗ để Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục tồn tại. Lời giải bài toán này sẽ là căn cứ để Chính phủ quyết định sẽ làm gì với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cần nói thêm là Chính phủ nên thuê một tổ chức đánh giá độc lập về hiệu quả kinh tế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với nhiều giả định khắt khe hơn. Không nên dựa vào tính toán của bản thân Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hay PVN vì thực tế cho thấy hiệu quả của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thấp hơn so với tính toán khi lập dự án, và vì xu hướng chung của chủ đầu tư là thường phóng đại các lợi thế của dự án.
(2) http://vneconomy.vn/thoi-su/chinh-phu-tam-dung-bao-lanh-cac-du-an-moi-tu-2017-20160827062847477.htm
(3) http://vneconomy.vn/thoi-su/dau-hoi...a-may-loc-dau-dung-quat-20170920100142621.htm
Căn cứ vào nội dung và cách đặt vấn đề của BSR và PVN, cũng như thực tiễn làm chính sách ở Việt Nam, ít có khả năng Chính phủ đã cam kết bảo lãnh vay vốn (vô điều kiện) cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Nhưng, ngược lại, chuyện bảo lãnh cũng không phải là chuyện không thể xảy ra, nếu dự án này đáp ứng được một số điều kiện nào đó.
Trên nguyên tắc, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thuộc sở hữu 100% của Nhà nước, một nguồn vốn khổng lồ đã tiêu tốn vào đây nên Chính phủ không thể “nhắm mắt làm ngơ”, để mặc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xoay xở với các khó khăn. Do vậy, cũng là hợp lý nếu Chính phủ xem xét chuyện bảo lãnh khi dự án này đáp ứng được một số điều kiện nhất định, chứ cũng không nên từ chối ngay với lý do, ví dụ, là Chính phủ đã hạn chế bảo lãnh nhằm hạn chế gánh nặng cho ngân sách như dư luận chỉ ra.
Và cũng cần nói thêm một chút về chủ trương hạn chế bảo lãnh này. Cụ thể, chỉ đạo của Thủ tướng là từ năm 2017 tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới(2). Trong khi đó, dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tồn tại từ nhiều năm nay, nên có thể nói là nó nằm ngoài phạm vi của chủ trương hạn chế cấp bảo lãnh.
Điều kiện để Chính phủ bảo lãnh vay vốn duy nhất đáng nói ở đây là khả năng tồn tại và cạnh tranh của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau khi BSR rót thêm vào nó một số tiền lớn nữa, trong đó có 1,26 tỉ đô la Mỹ vay với sự bảo lãnh của Chính phủ. Nói cách khác, BSR cần đảm bảo rằng số tiền đi vay này và những khoản vay trước đó chắc chắn sẽ trả lại được bằng nguồn trích từ lợi nhuận trong tương lai của bản thân Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (chứ không phải bằng việc, ví dụ, tiếp tục vay để đảo nợ), tránh cho Chính phủ phải lãnh trách nhiệm trả nợ thay sau này, và cũng đồng thời tránh việc tiếp tục “ném tiền qua cửa sổ” nếu thật sự Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khó có khả năng tồn tại mà không có sự tiếp tục hậu thuẫn về tài chính và chính sách của Chính phủ.
Nhìn chung, khả năng tự đứng được trên đôi chân của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là điều bất trắc, tuy vẫn có thể xảy ra nhưng lại kèm theo điều kiện mà BSR và PVN đặt ngược lại cho Chính phủ là “ban hành cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án nâng cấp”, đặc biệt là cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất(3). Điều này có nghĩa là nếu không có những ưu đãi gồm thuế và bảo lãnh chính phủ (để vay vốn lãi suất thấp nhằm hạ giá thành sản phẩm) thì sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau khi nâng cấp và mở rộng vẫn tiếp tục không thể cạnh tranh được với sản phẩm tương tự nhập khẩu. Thêm nữa, từ năm 2024, thuế nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam sẽ về 0% theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do. Lúc đó, sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất càng trở nên kém cạnh tranh hơn, thậm chí có khi Chính phủ phải bù lỗ nếu muốn nó tiếp tục hoạt động.
Cũng không nên quá lạc quan với khả năng cải thiện tính cạnh tranh sau khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được nâng cấp và mở rộng. Bởi, lúc đó nhà máy sẽ phụ thuộc phần lớn vào dầu thô nhập khẩu do nguồn dầu thô cung cấp trong nước suy giảm và có giá cao. Sau khi nâng cấp và mở rộng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gần như bắt đầu lại từ đầu, khác nhiều so với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trước khi nâng cấp. Vì vậy, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới sẽ không có mấy ưu thế so với những nhà máy lọc dầu khác hiện có và sắp ra đời trong khu vực và trên thế giới, từ nguyên liệu đầu vào, công nghệ, kinh nghiệm đến giá thành (gồm khấu hao tài sản).
Như vậy, nếu Chính phủ muốn bảo lãnh vay vốn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cần nhận thức được khả năng cao “đâm lao phải theo lao”, không chỉ trả nợ hộ mà còn phải tiếp tục duy trì hoặc tăng thêm các ưu đãi, trợ cấp để nó tồn tại. Và bài toán kinh tế lúc này sẽ là cân đo, so sánh tổng thiệt hại cho ngân sách trong hai trường hợp xấu nhất: (1) nếu Chính phủ không bảo lãnh, để Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và PVN tự xoay xở và kết cục cuối cùng có thể là phải bán (cổ phần hóa) Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với giá rẻ cho nhà đầu tư tư nhân trong, ngoài nước, và (2) nếu Chính phủ bảo lãnh vay vốn (và trả nợ thay) đồng thời tiếp tục cung cấp các ưu đãi, thậm chí bù lỗ để Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục tồn tại. Lời giải bài toán này sẽ là căn cứ để Chính phủ quyết định sẽ làm gì với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cần nói thêm là Chính phủ nên thuê một tổ chức đánh giá độc lập về hiệu quả kinh tế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với nhiều giả định khắt khe hơn. Không nên dựa vào tính toán của bản thân Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hay PVN vì thực tế cho thấy hiệu quả của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thấp hơn so với tính toán khi lập dự án, và vì xu hướng chung của chủ đầu tư là thường phóng đại các lợi thế của dự án.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
(1) http://s.cafef.vn/bsr-229344/loc-dau-dung-quat-trinh-du-an-nang-cap-mo-rong-nha-may.chn
(2) http://vneconomy.vn/thoi-su/chinh-phu-tam-dung-bao-lanh-cac-du-an-moi-tu-2017-20160827062847477.htm
(3) http://vneconomy.vn/thoi-su/dau-hoi...a-may-loc-dau-dung-quat-20170920100142621.htm
Relate Threads