Cơ quan chức năng xác định, dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (tại H.Tam Nông, Phú Thọ) dù đã “trùm mền” từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn bị thua lỗ do phải trả cho ngân hàng hàng trăm tỉ đồng.
Ngày 29.6, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Vũ Thanh Hà (56 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí - PVB) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), do PVB làm chủ đầu tư.
Cuối năm 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) sau quá trình vào cuộc đã phát hiện và công bố nhiều sai phạm tại dự án, sau đó đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra làm rõ.
Theo nguồn tin Thanh Niên, trong quá trình điều tra, cơ quan công an làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho dự án nêu trên.
Cụ thể, đối với ông Vũ Thanh Hà, từ tháng 12.2007 - 12.2009, với trách nhiệm là thành viên HĐQT, tổng giám đốc, đã ký quyết định phê duyệt kết quả chỉ định gói thầu TK 05 thuộc dự án Ethanol Phú Thọ nhưng không tổ chức thẩm định theo quy định. Ông Hà ký quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thực hiện gói thầu cho nhà thầu khi chưa có chủ trương đồng ý của HĐQT, không được HĐQT ủy quyền cho ký là trái với quy định. Mặc dù chưa có hạng mục nào hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng tính đến tháng 10.2014, PVB vẫn thanh toán cho nhà thầu hơn 1,5 tỉ đồng.
Đáng chú ý, dự án đã dừng thi công từ năm cuối 2011 do nhà thầu không đủ năng lực, nhưng tính đến 30.4.2018, PVB đã phải trả tiền lãi cho ngân hàng hơn 600 tỉ đồng, đây cũng được coi là thiệt hại trong dự án.
Dự án "trùm mền" vẫn phát sinh khoản chi phí hàng trăm tỉ
PVB được thành lập vào ngày 27.12.2007 trên cơ sở vốn góp của các cổ đông Tổng công ty dầu VN thuộc Tập đoàn dầu khí VN (PVN), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và một số cổ đông khác, với mục tiêu thực hiện đầu tư dự án Ethanol Phú Thọ tại các xã Cổ Tiết, Tam Cường, Văn Lương thuộc H.Tam Nông, Phú Thọ. Đây là dự án nguyên liệu sinh học nhằm sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học, công suất 100.000 m3 ethanol tuyệt đối/năm (99,7%), tương đương 330 m3/ngày.
Dự án được khởi công từ tháng 9.2009 do tổng thầu là Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC) của Trịnh Xuân Thanh thực hiện, tổng mức đầu tư 1.317 tỉ đồng, sau đó bị "đội" lên thành 2.484 tỉ đồng. Mặc dù dự án đã tạm dừng thi công nhưng vẫn mất hàng trăm tỉ đồng để trả lãi vay và quản lý. PVB đã nhiều lần có văn bản báo cáo và đề nghị PVN các phương án tạm dừng, tiếp tục hoặc cho phá sản. “Đến thời điểm hiện nay (tháng 9.2016), chủ đầu tư PVB, nhà thầu PVC và PVN vẫn chưa có giải pháp. Dự án ngày càng lâm vào tình trạng bế tắc, khắc phục được là rất khó khăn”, kết luận của TTCP nêu rõ.
Theo TTCP, việc dự án Ethanol Phú Thọ bị đội vốn là do các chủ đầu tư và nhà thầu có nhiều sai phạm. Cụ thể, tại Nhà máy ethanol Phú Thọ, chủ đầu tư PVB sau khi lập xong dự án đã chào thầu theo quy định. Tuy nhiên, PVN khi đó đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan giao cho PVC thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Thời điểm được chỉ định thầu và ký hợp đồng trọn gói EPC với trị giá hơn 59 triệu USD, PVC chưa từng thực hiện dự án nhiên liệu sinh học nào hoặc các dự án có tính chất tương tự. Chưa hết, theo quy định hợp đồng, nhà thầu PVC phải có bảo lãnh việc thực hiện hợp đồng 1,293 triệu USD và tạm ứng 20% giá trị hợp đồng, tương ứng số tiền 8,62 triệu USD. Tuy nhiên, PVC đã được PVN và chủ đầu tư cho miễn thực hiện các khoản này.
Mặc dù, giữa chủ đầu tư và PVC đã có cam kết không để phát sinh chi phí nhưng trong quá trình thực hiện, PVB đã nhiều lần có văn bản điều chỉnh lại hợp đồng EPC, đây cũng là yếu tố dẫn đến tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 1.317 tỉ đồng bị đội lên thành 2.484 tỉ đồng.
TTCP cũng chỉ rõ, trong quá trình thi công, do PVC thiếu năng lực cả về kỹ thuật, tài chính lẫn kinh nghiệm nên dự án phải tạm dừng thi công, vi phạm hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng. Toàn bộ máy móc thiết bị lắp đặt bị han gỉ, vốn đầu tư chưa được phát huy phải phát sinh các khoản về lãi vay.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án bị tạm ngừng nhưng từ tháng 12.2013 - 12.2014 đã phát sinh khoản chi phí 392 tỉ đồng, gồm các khoản bảo dưỡng thiết bị, lãi vay, quản lý dự án...
Cuối năm 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) sau quá trình vào cuộc đã phát hiện và công bố nhiều sai phạm tại dự án, sau đó đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra làm rõ.
Theo nguồn tin Thanh Niên, trong quá trình điều tra, cơ quan công an làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho dự án nêu trên.
Cụ thể, đối với ông Vũ Thanh Hà, từ tháng 12.2007 - 12.2009, với trách nhiệm là thành viên HĐQT, tổng giám đốc, đã ký quyết định phê duyệt kết quả chỉ định gói thầu TK 05 thuộc dự án Ethanol Phú Thọ nhưng không tổ chức thẩm định theo quy định. Ông Hà ký quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thực hiện gói thầu cho nhà thầu khi chưa có chủ trương đồng ý của HĐQT, không được HĐQT ủy quyền cho ký là trái với quy định. Mặc dù chưa có hạng mục nào hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng tính đến tháng 10.2014, PVB vẫn thanh toán cho nhà thầu hơn 1,5 tỉ đồng.
Đáng chú ý, dự án đã dừng thi công từ năm cuối 2011 do nhà thầu không đủ năng lực, nhưng tính đến 30.4.2018, PVB đã phải trả tiền lãi cho ngân hàng hơn 600 tỉ đồng, đây cũng được coi là thiệt hại trong dự án.
Dự án "trùm mền" vẫn phát sinh khoản chi phí hàng trăm tỉ
PVB được thành lập vào ngày 27.12.2007 trên cơ sở vốn góp của các cổ đông Tổng công ty dầu VN thuộc Tập đoàn dầu khí VN (PVN), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và một số cổ đông khác, với mục tiêu thực hiện đầu tư dự án Ethanol Phú Thọ tại các xã Cổ Tiết, Tam Cường, Văn Lương thuộc H.Tam Nông, Phú Thọ. Đây là dự án nguyên liệu sinh học nhằm sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học, công suất 100.000 m3 ethanol tuyệt đối/năm (99,7%), tương đương 330 m3/ngày.
Dự án được khởi công từ tháng 9.2009 do tổng thầu là Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC) của Trịnh Xuân Thanh thực hiện, tổng mức đầu tư 1.317 tỉ đồng, sau đó bị "đội" lên thành 2.484 tỉ đồng. Mặc dù dự án đã tạm dừng thi công nhưng vẫn mất hàng trăm tỉ đồng để trả lãi vay và quản lý. PVB đã nhiều lần có văn bản báo cáo và đề nghị PVN các phương án tạm dừng, tiếp tục hoặc cho phá sản. “Đến thời điểm hiện nay (tháng 9.2016), chủ đầu tư PVB, nhà thầu PVC và PVN vẫn chưa có giải pháp. Dự án ngày càng lâm vào tình trạng bế tắc, khắc phục được là rất khó khăn”, kết luận của TTCP nêu rõ.
Theo TTCP, việc dự án Ethanol Phú Thọ bị đội vốn là do các chủ đầu tư và nhà thầu có nhiều sai phạm. Cụ thể, tại Nhà máy ethanol Phú Thọ, chủ đầu tư PVB sau khi lập xong dự án đã chào thầu theo quy định. Tuy nhiên, PVN khi đó đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan giao cho PVC thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Thời điểm được chỉ định thầu và ký hợp đồng trọn gói EPC với trị giá hơn 59 triệu USD, PVC chưa từng thực hiện dự án nhiên liệu sinh học nào hoặc các dự án có tính chất tương tự. Chưa hết, theo quy định hợp đồng, nhà thầu PVC phải có bảo lãnh việc thực hiện hợp đồng 1,293 triệu USD và tạm ứng 20% giá trị hợp đồng, tương ứng số tiền 8,62 triệu USD. Tuy nhiên, PVC đã được PVN và chủ đầu tư cho miễn thực hiện các khoản này.
Mặc dù, giữa chủ đầu tư và PVC đã có cam kết không để phát sinh chi phí nhưng trong quá trình thực hiện, PVB đã nhiều lần có văn bản điều chỉnh lại hợp đồng EPC, đây cũng là yếu tố dẫn đến tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 1.317 tỉ đồng bị đội lên thành 2.484 tỉ đồng.
TTCP cũng chỉ rõ, trong quá trình thi công, do PVC thiếu năng lực cả về kỹ thuật, tài chính lẫn kinh nghiệm nên dự án phải tạm dừng thi công, vi phạm hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng. Toàn bộ máy móc thiết bị lắp đặt bị han gỉ, vốn đầu tư chưa được phát huy phải phát sinh các khoản về lãi vay.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án bị tạm ngừng nhưng từ tháng 12.2013 - 12.2014 đã phát sinh khoản chi phí 392 tỉ đồng, gồm các khoản bảo dưỡng thiết bị, lãi vay, quản lý dự án...
Trong giai đoạn năm 2007 - 2009, PVN đã quyết định chủ trương đầu tư, chỉ đạo các đơn vị thành viên góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần và 1 công ty liên doanh để thực hiện đầu tư 3 dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol. Trong đó, PVB làm chủ đầu tư nhà máy ethanol nhiên liệu tại tỉnh Phú Thọ; Công ty CP sinh học dầu khí miền Trung (PCB) làm chủ đầu tư nhà máy ethanol nhiên liệu tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi và Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông làm chủ đầu tư nhà máy Ethanol nhiên liệu tại tỉnh Bình Phước. Mỗi nhà máy có công suất 100 triệu lít/năm, nguồn vốn do các cổ đông góp vốn 30%, còn lại là vay thương mại.
Đến thời điểm tháng 10.2014, tổng số vốn đã rót vào 3 dự án này là hơn 5.400 tỉ đồng. Trong đó, dự án Phú Thọ là 1.534 tỉ đồng; dự án Dung Quất hơn 2.124 tỉ đồng và dự án Bình Phước hơn 1.742 tỉ đồng. Tuy nhiên, cả 3 dự án đều không đạt hiệu quả. Dự án Dung Quất lỗ khoảng 164 tỉ đồng trong năm 2014; dự án Bình Phước thì lỗ khoảng 400 tỉ đồng trong năm 2013 - 2014.
Sửa lần cuối:
Relate Threads