Giới chức Hàn Quốc cho biết lực lượng chức năng nước này đã tạm giữ điều tra một tàu mang cờ Panama với thủy thủ đoàn nhiều người Trung Quốc nghi chở dầu cho Triều Tiên.
Theo hãng tin Yonhap ngày 31-12, tàu tàu KOTI trọng tải 5.100 tấn đã bị bắt giữa và đưa về cắm neo tại cảng phía Tây của Pyeongtaek-Dangjin, thuộc tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc. Các quan chức an ninh và hải quan Hàn Quốc đã họp ngày 21-12 vừa qua và quyết định không cho tàu KOTI rời khỏi cảng này.
Theo cơ quan chức năng Hàn Quốc, thủy thủ đoàn của tàu KOTI chủ yếu là người Trung Quốc và Myanmar. Họ đã bị các quan chức của lực lượng Hải quan Hàn quốc và Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) thẩm vấn.
Theo hãng thông tấn của Hàn Quốc, cơ quan chức năng không thông tin thêm chi tiết về vụ việc. Trong khi đó một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chỉ khẳng định chưa nhận được báo cáo chính thức từ các cơ quan chức năng liên quan về vụ việc bắt giữ tàu KOTI.
Tàu KOTI trong lần đi ngang vùng biển của Singapore vào tháng 1-2014
Đây là vụ việc thứ hai Hàn Quốc thông báo điều tra tàu tình nghi vận chuyển dầu cho Triều Tiên. Trước đó, ngày 29-12, nhà chức trách Hàn Quốc thông báo tạm giữ để điều tra tàu Lighthouse Winmore, mang cờ Hong Kong (Trung Quốc) tại cảng Yeosu. Tàu này được cho là đã chuyển 600 tấn dầu sang cho tàu Sam Jong 2 mang cờ hiệu Triều Tiên.
Trong vụ tàu Lighthouse Winmore, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc xác nhận tàu này được một công ty Đài Loan (Trung Quốc) thuê lại. Tàu này được cho là đã vận chuyển 600 tấn các sản phẩm dầu mỏ khởi hành từ cảng Yeosu vào ngày 11-10 trước khi chuyển một phần hàng cho tàu Sam Jong 2 của Triều Tiên và 3 tàu khác trên vùng biển quốc tế vào ngày 19-10.
Tàu Sam Jong 2 là một trong 4 tàu của Triều Tiên mà HĐBA LHQ cấm tiếp cận các cảng biển quốc tế từ ngày 28-12 vì tình nghi vận chuyển các hàng hóa trong danh mục cấm trong các lệnh trừng phạt nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Quan chức Hàn Quốc nhận định đây là một vụ vi phạm điển hình giúp Triều Tiên nhận được các mặt hàng trong danh sách cấm thông qua các mạng lưới phi pháp.
Giới chức Hàn Quốc cho biết sẽ thông báo hoạt động vận chuyển dầu trái phép nói trên lên Ủy ban giám sát các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Ngày 22-12 vừa qua, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên, sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) loại Hwasong-15 mới của nước này hồi tháng 11 vừa qua mà Bình Nhưỡng tuyên bố là "có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ".
Nghị quyết này cấm gần 90% các sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu sang Triều Tiên, đồng thời yêu cầu cho hồi hương các lao động Triều Tiên ở nước ngoài trong vòng 12 tháng.
Với nghị quyết mới này, tổng cộng HĐBA LHQ đã thông qua 4 nghị quyết trừng phạt Triều Tiên trong năm nay.
Cảng Pyeongtaek của Hàn Quốc, nơi đang tạm giữ tàu KOTI - Ảnh: Yonhap
Các lệnh cấm bao gồm cấm vận vũ khí, cấm xuất khẩu những mặt hàng như than, dệt may, hải sản, quặng và một số khoáng sản khác. Các biện pháp trừng phạt nhằm cắt đứt nguồn kinh phí cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng và gây sức ép buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngồi vào bàn đàm phán.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 28-12 đã ban bố lệnh cấm tiếp cận các cảng biển quốc tế đối với 4 tàu khác của Triều Tiên bị nghi chuyên chở hoặc chứa những mặt hàng thuộc diện bị áp đặt lệnh trừng phạt quốc tế.
Lệnh cấm 4 tàu gồm Ul Ji Bong 6, Rung Ra 2, Sam Jong 2 và Rye Song Gang 1 đã nâng tổng số tàu Triều Tiên bị LHQ phong tỏa lên con số 8 tàu.
Theo hãng tin Yonhap ngày 31-12, tàu tàu KOTI trọng tải 5.100 tấn đã bị bắt giữa và đưa về cắm neo tại cảng phía Tây của Pyeongtaek-Dangjin, thuộc tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc. Các quan chức an ninh và hải quan Hàn Quốc đã họp ngày 21-12 vừa qua và quyết định không cho tàu KOTI rời khỏi cảng này.
Theo cơ quan chức năng Hàn Quốc, thủy thủ đoàn của tàu KOTI chủ yếu là người Trung Quốc và Myanmar. Họ đã bị các quan chức của lực lượng Hải quan Hàn quốc và Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) thẩm vấn.
Theo hãng thông tấn của Hàn Quốc, cơ quan chức năng không thông tin thêm chi tiết về vụ việc. Trong khi đó một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chỉ khẳng định chưa nhận được báo cáo chính thức từ các cơ quan chức năng liên quan về vụ việc bắt giữ tàu KOTI.
Tàu KOTI trong lần đi ngang vùng biển của Singapore vào tháng 1-2014
Trong vụ tàu Lighthouse Winmore, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc xác nhận tàu này được một công ty Đài Loan (Trung Quốc) thuê lại. Tàu này được cho là đã vận chuyển 600 tấn các sản phẩm dầu mỏ khởi hành từ cảng Yeosu vào ngày 11-10 trước khi chuyển một phần hàng cho tàu Sam Jong 2 của Triều Tiên và 3 tàu khác trên vùng biển quốc tế vào ngày 19-10.
Tàu Sam Jong 2 là một trong 4 tàu của Triều Tiên mà HĐBA LHQ cấm tiếp cận các cảng biển quốc tế từ ngày 28-12 vì tình nghi vận chuyển các hàng hóa trong danh mục cấm trong các lệnh trừng phạt nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Quan chức Hàn Quốc nhận định đây là một vụ vi phạm điển hình giúp Triều Tiên nhận được các mặt hàng trong danh sách cấm thông qua các mạng lưới phi pháp.
Giới chức Hàn Quốc cho biết sẽ thông báo hoạt động vận chuyển dầu trái phép nói trên lên Ủy ban giám sát các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Ngày 22-12 vừa qua, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên, sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) loại Hwasong-15 mới của nước này hồi tháng 11 vừa qua mà Bình Nhưỡng tuyên bố là "có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ".
Nghị quyết này cấm gần 90% các sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu sang Triều Tiên, đồng thời yêu cầu cho hồi hương các lao động Triều Tiên ở nước ngoài trong vòng 12 tháng.
Với nghị quyết mới này, tổng cộng HĐBA LHQ đã thông qua 4 nghị quyết trừng phạt Triều Tiên trong năm nay.
Cảng Pyeongtaek của Hàn Quốc, nơi đang tạm giữ tàu KOTI - Ảnh: Yonhap
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 28-12 đã ban bố lệnh cấm tiếp cận các cảng biển quốc tế đối với 4 tàu khác của Triều Tiên bị nghi chuyên chở hoặc chứa những mặt hàng thuộc diện bị áp đặt lệnh trừng phạt quốc tế.
Lệnh cấm 4 tàu gồm Ul Ji Bong 6, Rung Ra 2, Sam Jong 2 và Rye Song Gang 1 đã nâng tổng số tàu Triều Tiên bị LHQ phong tỏa lên con số 8 tàu.
TƯỜNG NGUYỄN
tuoitre.vn
tuoitre.vn
Relate Threads