Nhiều tập đoàn dầu mỏ quy mô lớn hàng đầu thế giới đã và đang trên bờ vực phá sản khi giá dầu thế giới xuống mức thấp kỷ lục và kéo dài.
Tạp chí kinh doanh Fortune 9 (Mỹ) vừa đăng tải nghiên cứu báo cáo của công ty kiểm toán và tư vấn Deloitte cho biết, sẽ có khoảng 1/3 các nhà sản xuất dầu đang đứng trước nguy cơ lâm vào phá sản do giá dầu duy trì mức thấp. Báo cáo dựa trên khảo sát hơn 500 công ty thăm dò và sản xuất dầu khí tự nhiên được niêm yết trên thị trường toàn thế giới. Trong đó, 175 công ty đang có nguy cơ phá sản với số nợ lên đến hơn 150 tỷ USD. Do đó, Deloitte nhận định 2016 sẽ là năm với nhiều quyết định khó khăn.
Trường hợp gần đây nhất, trang điện tử CNNMoney (Mỹ) trích dẫn phân tích công ty luật Haynes and Boone ở bang Texas cho biết, hiện tập đoàn khai thác dầu đá phiến SandRidge - tập đoàn dầu mỏ lớn nhất khu vực Bắc Mỹ có mức nợ khoảng 3,63 tỷ USD. Nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp, SandRidge có nguy cơ phá sản trong năm nay khi không còn khả năng để trả nợ. SandRidge buộc phải vay nợ duy trì hoạt động khi giá dầu từ đỉnh điểm hơn 100USD xuống còn ngưỡng 40USD/thùng hiện nay. SandRidge buộc phải cắt giảm tới 1/3 sản lượng khai thác và bán bớt tài sản để bù đắp thua lỗ. Ngoài ra, SandRidge cắt thải hơn một nghìn công nhân trên toàn nước Mỹ. Trong khi đó, cổ phiếu SandRidge cũng rớt giá thê thảm khi từ mức 80USD nay chỉ còn 7 xu/cổ phiếu. Do đó, SandRidge được xem như một ví dụ điển hình từ bùng nổ đến phá sản của ngành công nghiệp dầu mỏ khi liên tục điều chỉnh thua lỗ từ 17,76 tỷ USD vào quý 3.2015 lên đến 70,42 tỷ USD trong năm 2015.
Như vậy, tính từ năm 2015 đến nay đã có 51 tập đoàn khai thác dầu và khí đá phiến tại Bắc Mỹ nộp đơn xin phá sản. SandRigde xác nhận vừa thuê luật sư để thống kê tình hình bao gồm việc hoàn thành hồ sơ về phá sản hoặc tái cấu trúc công ty theo luật phá sản Mỹ. Từ đầu năm 2016 đến nay là 9 công ty. Ước tính, các dự án dầu khí bị hủy trong năm 2015 có tổng trị giá 200 tỷ USD. Đơn cử như tại Anh, do tác động của giá dầu giảm mạnh trong thời gian dài nhiều tháng qua nên hàng chục công ty dầu khí ở Anh buộc phải giải thể trong năm 2015, tăng 48% so với một năm trước đó. Trang BBCnews cho biết, năm 2015 có 28 công ty dầu khí ở Anh phải giải thể, tăng 18 công ty, tức 48% so với năm 2014. Trước đó, tại Bắc Mỹ - thị trường dầu đá phiến lớn nhất thế giới chứng kiến đóng cửa đầu tiên của công ty Mỹ WBH Energy - chuyên khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt tuyên bố phá sản trong bối cảnh mức giá thế giới của món vàng đen lao dốc.
Trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức thấp như hiện nay, nhu cầu chững lại trong khi sản lượng dầu thế giới tiếp tục tăng, đặc biệt là tại các nước khai thác và sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới. Trước thềm phiên họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) vào tháng 4 này, Nga cho biết sản lượng dầu tháng 3.2016 của Nga tăng 0,3% lên 10,91 triệu thùng, cao nhất trong gần 30 năm qua. Cụ thể, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 3.2016 đạt 46,149 triệu tấn so với 43,064 triệu tấn của tháng trước. Trong khi đó, Iran khẳng định nước này quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày ngay sau khi lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ được dỡ bỏ.
Tạp chí kinh doanh Fortune 9 (Mỹ) vừa đăng tải nghiên cứu báo cáo của công ty kiểm toán và tư vấn Deloitte cho biết, sẽ có khoảng 1/3 các nhà sản xuất dầu đang đứng trước nguy cơ lâm vào phá sản do giá dầu duy trì mức thấp. Báo cáo dựa trên khảo sát hơn 500 công ty thăm dò và sản xuất dầu khí tự nhiên được niêm yết trên thị trường toàn thế giới. Trong đó, 175 công ty đang có nguy cơ phá sản với số nợ lên đến hơn 150 tỷ USD. Do đó, Deloitte nhận định 2016 sẽ là năm với nhiều quyết định khó khăn.
Như vậy, tính từ năm 2015 đến nay đã có 51 tập đoàn khai thác dầu và khí đá phiến tại Bắc Mỹ nộp đơn xin phá sản. SandRigde xác nhận vừa thuê luật sư để thống kê tình hình bao gồm việc hoàn thành hồ sơ về phá sản hoặc tái cấu trúc công ty theo luật phá sản Mỹ. Từ đầu năm 2016 đến nay là 9 công ty. Ước tính, các dự án dầu khí bị hủy trong năm 2015 có tổng trị giá 200 tỷ USD. Đơn cử như tại Anh, do tác động của giá dầu giảm mạnh trong thời gian dài nhiều tháng qua nên hàng chục công ty dầu khí ở Anh buộc phải giải thể trong năm 2015, tăng 48% so với một năm trước đó. Trang BBCnews cho biết, năm 2015 có 28 công ty dầu khí ở Anh phải giải thể, tăng 18 công ty, tức 48% so với năm 2014. Trước đó, tại Bắc Mỹ - thị trường dầu đá phiến lớn nhất thế giới chứng kiến đóng cửa đầu tiên của công ty Mỹ WBH Energy - chuyên khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt tuyên bố phá sản trong bối cảnh mức giá thế giới của món vàng đen lao dốc.
Trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức thấp như hiện nay, nhu cầu chững lại trong khi sản lượng dầu thế giới tiếp tục tăng, đặc biệt là tại các nước khai thác và sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới. Trước thềm phiên họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) vào tháng 4 này, Nga cho biết sản lượng dầu tháng 3.2016 của Nga tăng 0,3% lên 10,91 triệu thùng, cao nhất trong gần 30 năm qua. Cụ thể, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 3.2016 đạt 46,149 triệu tấn so với 43,064 triệu tấn của tháng trước. Trong khi đó, Iran khẳng định nước này quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày ngay sau khi lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ được dỡ bỏ.
NAM VIỆT - Báo Quảng Nam
Relate Threads