Nguyên tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực và các nguyên phó tổng Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn tự bào chữa trước tòa hôm nay 14-1 trước cáo buộc tội "Cố ý làm trái".
Sáng 14-1, phiên tòa xét xử các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục ngày làm việc thứ 7 với phần tự bào chữa của các bị cáo còn lại.
"Không hiểu tại sao bị đề nghị mức án nặng"
Là người tự bào chữa đầu tiên sáng nay, ông Phùng Đình Thực (nguyên tổng giám đốc PVN) nói về việc mình đã có đến 40 năm gắn bó với ngành dầu khí và đã có rất nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học với ngành này đã được công nhận.
Bị cáo Phùng Đình Thực tại tòa - Ảnh: TTXVN
Ông Thực cũng nói trong quá trình điều tra đã cung cấp tài liệu, lời khai và được cơ quan điều tra cho là "thành khẩn khai báo".
"Nhưng ra tòa, bị cáo cung cấp thêm thông tin cho rõ rằng bị cáo không có tội, thì lại bị VKS kết luận là không thành khẩn và đổ lỗi cho cấp dưới", ông Thực nói.
Đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo này cho rằng ông luôn làm việc rõ ràng, minh bạch.
"Khi nhận được báo cáo của cấp dưới, bị cáo nghĩ đó là khó khăn bình thường và yêu cầu cấp dưới khắc phục. Mấy hôm nay chứng kiến nhiều lãnh đạo tập đoàn dính vào lao lý, bị cáo rất đau xót", ông Phùng Đình Thực tiếp tục nói.
"Mức án bị đề nghị cho bị cáo 12-13 năm tù, bị cáo không hiểu tại sao lại bị đề nghị mức án hết sức nặng nề".
Ông Thực cũng nhắc đến hơn chục ngàn công nhân dầu khí mà theo ông là đang theo dõi sát sao phiên tòa này: "Bị cáo cảm ơn các thế hệ công nhân dầu khí đã đồng hành cùng bị cáo trong thời gian làm việc, và cảm ơn các luật sư đã bảo vệ cho bị cáo".
Cuối cùng, ông Phùng Đình Thực đề nghị HĐXX xem xét giảm mức án cho ông.
Các bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh và Nguyễn Xuân Sơn thuộc nhóm bị cáo buộc tội "Cố ý làm trái" và bị đề nghị các mức án tù
Nộp tiền để lương tâm thanh thản
Ngay sau đó là lời tự bào chữa của bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVN).
Ông Khánh cũng cho rằng trong quá trình điều tra ông đã thành khẩn nhận trách nhiệm đối với sai sót của cấp dưới.
Ngay trong thời gian này, gia đình ông cũng đã vay mượn và nộp 2 tỉ đồng khắc phục hậu quả dù "chưa biết thiệt hại và trách nhiệm dân sự đến đâu" mà là để "lương tâm được thanh thản".
Ông Khánh mong muốn với sự thành khẩn và ăn năn hối cải như vậy, hội đồng xét xử và Viện kiểm sát sẽ xem xét dành cho ông sự khoan hồng độ lượng.
"Phải đi đến cuối cùng của dòng tiền!"
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên phó tổng giám đốc PVN) khi tự bào chữa thì kết luận giám định về thiệt hại tính mức lãi cao như vậy là "giống như cho vay lãi nặng".
"Khi nhìn vào trang đầu tiên là 14%/năm lãi suất này không đúng, năm 2011 lãi suất chỉ là 9%, còn 14% là lãi suất cho vay nặng lãi không ổn. Bị cáo nói với cơ quan điều tra rằng phải tính lại, và bị cáo tính sơ sơ thì chỉ khoảng 15 tỉ đồng", ông Sơn nói.
"Thứ hai, bị cáo cũng nói với cơ quan điều tra rằng hợp đồng 33 mà chưa có hiệu lực, nếu coi như hợp đồng dân sự, công việc triển khai thực tế thì vẫn coi như hợp đồng được triển khai".
Ông Sơn cũng cho rằng trong vụ án hình sự, nếu ghi chép sự thiệt hại phải đi đến cuối cùng của dòng tiền, tiền đấy dẫu đi thanh toán sai mục đích thì cũng cần được thu hồi để bù trừ cả gốc và lãi.
"Vì vậy mong HĐXX xem xét các tình tiết để xử lý bồi thường thiệt hại theo phương án truy đến cùng của dòng tiền", ông Sơn nói.
Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Sơn đề nghị xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo Lê Đình Mậu (nguyên phó trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2, bị đề nghị 7-8 năm tù) vì "ông Mậu hoàn toàn không biết gì về việc này".
"Anh Thanh có bao giờ nghĩ vì ai chưa?"
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) nói trong suốt thời gian điều tra đã cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan điều tra.
"Có những hành vi chưa bị phát hiện nhưng bị cáo tự nguyện khai báo, bởi cho rằng đấy là trách nhiệm của mình. Nếu bị cáo không khai báo thì cơ quan điều tra cũng không biết nhưng lương tâm mình không cho phép làm việc đó", ông Hòa nói.
Bị cáo Hòa cũng nhắc lại việc hôm qua khi tự bào chữa, ông Trịnh Xuân Thanh có ý nói "bị cáo khác buộc tội cho mình".
"Ở đây là phiên tòa công khai có gia đình bị cáo và gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh, đề nghị bị cáo Thanh không buộc tội bị cáo hay các bị cáo khác khi bào chữa cho mình vì liên quan đến con người. Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, anh có bao giờ nghĩ vì ai mà bao nhiêu con người phải có mặt ở đây chưa?", ông Lương Văn Hòa nói.
Sáng 14-1, phiên tòa xét xử các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục ngày làm việc thứ 7 với phần tự bào chữa của các bị cáo còn lại.
"Không hiểu tại sao bị đề nghị mức án nặng"
Là người tự bào chữa đầu tiên sáng nay, ông Phùng Đình Thực (nguyên tổng giám đốc PVN) nói về việc mình đã có đến 40 năm gắn bó với ngành dầu khí và đã có rất nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học với ngành này đã được công nhận.
Bị cáo Phùng Đình Thực tại tòa - Ảnh: TTXVN
"Nhưng ra tòa, bị cáo cung cấp thêm thông tin cho rõ rằng bị cáo không có tội, thì lại bị VKS kết luận là không thành khẩn và đổ lỗi cho cấp dưới", ông Thực nói.
Đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo này cho rằng ông luôn làm việc rõ ràng, minh bạch.
"Khi nhận được báo cáo của cấp dưới, bị cáo nghĩ đó là khó khăn bình thường và yêu cầu cấp dưới khắc phục. Mấy hôm nay chứng kiến nhiều lãnh đạo tập đoàn dính vào lao lý, bị cáo rất đau xót", ông Phùng Đình Thực tiếp tục nói.
"Mức án bị đề nghị cho bị cáo 12-13 năm tù, bị cáo không hiểu tại sao lại bị đề nghị mức án hết sức nặng nề".
Ông Thực cũng nhắc đến hơn chục ngàn công nhân dầu khí mà theo ông là đang theo dõi sát sao phiên tòa này: "Bị cáo cảm ơn các thế hệ công nhân dầu khí đã đồng hành cùng bị cáo trong thời gian làm việc, và cảm ơn các luật sư đã bảo vệ cho bị cáo".
Cuối cùng, ông Phùng Đình Thực đề nghị HĐXX xem xét giảm mức án cho ông.
Các bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh và Nguyễn Xuân Sơn thuộc nhóm bị cáo buộc tội "Cố ý làm trái" và bị đề nghị các mức án tù
Ngay sau đó là lời tự bào chữa của bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVN).
Ông Khánh cũng cho rằng trong quá trình điều tra ông đã thành khẩn nhận trách nhiệm đối với sai sót của cấp dưới.
Ngay trong thời gian này, gia đình ông cũng đã vay mượn và nộp 2 tỉ đồng khắc phục hậu quả dù "chưa biết thiệt hại và trách nhiệm dân sự đến đâu" mà là để "lương tâm được thanh thản".
Ông Khánh mong muốn với sự thành khẩn và ăn năn hối cải như vậy, hội đồng xét xử và Viện kiểm sát sẽ xem xét dành cho ông sự khoan hồng độ lượng.
"Phải đi đến cuối cùng của dòng tiền!"
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên phó tổng giám đốc PVN) khi tự bào chữa thì kết luận giám định về thiệt hại tính mức lãi cao như vậy là "giống như cho vay lãi nặng".
"Khi nhìn vào trang đầu tiên là 14%/năm lãi suất này không đúng, năm 2011 lãi suất chỉ là 9%, còn 14% là lãi suất cho vay nặng lãi không ổn. Bị cáo nói với cơ quan điều tra rằng phải tính lại, và bị cáo tính sơ sơ thì chỉ khoảng 15 tỉ đồng", ông Sơn nói.
"Thứ hai, bị cáo cũng nói với cơ quan điều tra rằng hợp đồng 33 mà chưa có hiệu lực, nếu coi như hợp đồng dân sự, công việc triển khai thực tế thì vẫn coi như hợp đồng được triển khai".
Ông Sơn cũng cho rằng trong vụ án hình sự, nếu ghi chép sự thiệt hại phải đi đến cuối cùng của dòng tiền, tiền đấy dẫu đi thanh toán sai mục đích thì cũng cần được thu hồi để bù trừ cả gốc và lãi.
"Vì vậy mong HĐXX xem xét các tình tiết để xử lý bồi thường thiệt hại theo phương án truy đến cùng của dòng tiền", ông Sơn nói.
Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Sơn đề nghị xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo Lê Đình Mậu (nguyên phó trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2, bị đề nghị 7-8 năm tù) vì "ông Mậu hoàn toàn không biết gì về việc này".
"Anh Thanh có bao giờ nghĩ vì ai chưa?"
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) nói trong suốt thời gian điều tra đã cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan điều tra.
"Có những hành vi chưa bị phát hiện nhưng bị cáo tự nguyện khai báo, bởi cho rằng đấy là trách nhiệm của mình. Nếu bị cáo không khai báo thì cơ quan điều tra cũng không biết nhưng lương tâm mình không cho phép làm việc đó", ông Hòa nói.
Bị cáo Hòa cũng nhắc lại việc hôm qua khi tự bào chữa, ông Trịnh Xuân Thanh có ý nói "bị cáo khác buộc tội cho mình".
"Ở đây là phiên tòa công khai có gia đình bị cáo và gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh, đề nghị bị cáo Thanh không buộc tội bị cáo hay các bị cáo khác khi bào chữa cho mình vì liên quan đến con người. Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, anh có bao giờ nghĩ vì ai mà bao nhiêu con người phải có mặt ở đây chưa?", ông Lương Văn Hòa nói.
Relate Threads