Các hãng dầu khí lớn nhất thế giới được cho là phải chi trăm tỉ USD trong những năm tới khi mà năng lượng mặt trời và gió ngày càng đi lên.
Theo CNN, việc Big Oil, hay các hãng năng lượng hàng đầu thế giới như BP, Chevron Corporation, ExxonMobil Corporation, Royal Dutch Shell, Total và Eni bỏ qua sự phát triển nhanh chóng của năng lượng gió và mặt trời chứa đầy rủi ro. Dù thế giới hiện phụ thuộc nhiều vào dầu khí, chính phủ các nước đã bắt đầu hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch còn người tiêu dùng thì chuyển sang các lựa chọn sạch hơn như pin mặt trời hoặc ô tô điện.
Các hãng năng lượng truyền thống cần hành động nhanh chóng nếu không muốn đi lùi trong thế giới mà nhu cầu dầu thô đã lên đến đỉnh điểm. Năng lượng gió và mặt trời đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường. Giới phân tích ở hãng Wood Mackenzie gọi đây là “sự thay đổi chiến lược lớn nhất trong một thế hệ”.
Theo ước tính của hãng này, Big Oil phải chi 350 tỉ USD cho năng lượng gió và mặt trời trong giai đoạn từ nay đến năm 2035 để có thị phần trong mảng năng lượng tái tạo bằng thị phần mà họ đang nắm giữ trong ngành dầu khí, vốn ở mức 12%. “Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đang được tiến hành. Quá trình này buộc ngành dầu khí phải suy nghĩ đến tương lai”, Wood MacKenzie nhận định.
Tính đến thời điểm này, các hãng dầu mỏ lớn như ExxonMobil và Chevron tránh đầu tư quá mạnh vào năng lượng tái tạo. Nhiều chuyên gia chỉ ra mức chi phí cao của năng lượng mặt trời, gió và cho biết trợ cấp hào phóng của chính phủ có thể biến mất.
Dù vậy, chi phí năng lượng tái tạo đang giảm. Đây là xu hướng được dự báo tăng tốc nhờ hàng tỉ USD đổ vào công nghệ mới. 5 năm qua, chi phí năng lượng mặt trời giảm một nửa. Tình hình việc làm trong ngành cũng tăng trưởng ấn tượng khi mức tuyển dụng hồi năm ngoái tăng gấp 17 lần so với mức tăng của kinh tế Mỹ.
Big Oil cần đa dạng hóa, mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực năng lượng sạch hơn để bảo vệ tương lai của chính họ. Wood Mackenzie cho biết “năng lượng tái tạo có thể đe dọa các hoạt động dầu khí” và vì thế, cơ hội tăng trưởng trong mảng này là không thể bỏ qua.
Năng lượng tái tạo cần thời gian dài để chiếm miếng bánh đáng kể trong các doanh nghiệp năng lượng và nhu cầu dầu thô trong tương lai cũng rất khó để dự đoán. Song rõ ràng hiện tại, các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch không còn hấp dẫn như trước đây. Giá dầu và khí đốt tự nhiên vẫn thấp, buộc nhiều hãng lớn phải hoãn các dự án dài hạn, tốn kém như khoan tìm dầu ở vùng nước sâu.
Big Oil có vẻ như đang thay đổi. Nhiều hãng chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên, vốn được xem là loại nhiên liệu hóa thạch sạch hơn. Các hãng dầu mỏ châu Âu cũng đang tiến sâu vào năng lượng tái tạo. Đơn cử, Statoil của Na Uy đầu tư vào dự án năng lượng gió ngoài khơi còn Total của Pháp thì thâu tóm nhiều doanh nghiệp năng lượng mặt trời. Nếu dự báo của Wood Mackenzie là đúng, các hãng này vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo mình không bị tuột lại trong thế giới ưu ái năng lượng sạch hơn.
Theo CNN, việc Big Oil, hay các hãng năng lượng hàng đầu thế giới như BP, Chevron Corporation, ExxonMobil Corporation, Royal Dutch Shell, Total và Eni bỏ qua sự phát triển nhanh chóng của năng lượng gió và mặt trời chứa đầy rủi ro. Dù thế giới hiện phụ thuộc nhiều vào dầu khí, chính phủ các nước đã bắt đầu hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch còn người tiêu dùng thì chuyển sang các lựa chọn sạch hơn như pin mặt trời hoặc ô tô điện.
Theo ước tính của hãng này, Big Oil phải chi 350 tỉ USD cho năng lượng gió và mặt trời trong giai đoạn từ nay đến năm 2035 để có thị phần trong mảng năng lượng tái tạo bằng thị phần mà họ đang nắm giữ trong ngành dầu khí, vốn ở mức 12%. “Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đang được tiến hành. Quá trình này buộc ngành dầu khí phải suy nghĩ đến tương lai”, Wood MacKenzie nhận định.
Tính đến thời điểm này, các hãng dầu mỏ lớn như ExxonMobil và Chevron tránh đầu tư quá mạnh vào năng lượng tái tạo. Nhiều chuyên gia chỉ ra mức chi phí cao của năng lượng mặt trời, gió và cho biết trợ cấp hào phóng của chính phủ có thể biến mất.
Dù vậy, chi phí năng lượng tái tạo đang giảm. Đây là xu hướng được dự báo tăng tốc nhờ hàng tỉ USD đổ vào công nghệ mới. 5 năm qua, chi phí năng lượng mặt trời giảm một nửa. Tình hình việc làm trong ngành cũng tăng trưởng ấn tượng khi mức tuyển dụng hồi năm ngoái tăng gấp 17 lần so với mức tăng của kinh tế Mỹ.
Big Oil cần đa dạng hóa, mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực năng lượng sạch hơn để bảo vệ tương lai của chính họ. Wood Mackenzie cho biết “năng lượng tái tạo có thể đe dọa các hoạt động dầu khí” và vì thế, cơ hội tăng trưởng trong mảng này là không thể bỏ qua.
Năng lượng tái tạo cần thời gian dài để chiếm miếng bánh đáng kể trong các doanh nghiệp năng lượng và nhu cầu dầu thô trong tương lai cũng rất khó để dự đoán. Song rõ ràng hiện tại, các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch không còn hấp dẫn như trước đây. Giá dầu và khí đốt tự nhiên vẫn thấp, buộc nhiều hãng lớn phải hoãn các dự án dài hạn, tốn kém như khoan tìm dầu ở vùng nước sâu.
Big Oil có vẻ như đang thay đổi. Nhiều hãng chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên, vốn được xem là loại nhiên liệu hóa thạch sạch hơn. Các hãng dầu mỏ châu Âu cũng đang tiến sâu vào năng lượng tái tạo. Đơn cử, Statoil của Na Uy đầu tư vào dự án năng lượng gió ngoài khơi còn Total của Pháp thì thâu tóm nhiều doanh nghiệp năng lượng mặt trời. Nếu dự báo của Wood Mackenzie là đúng, các hãng này vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo mình không bị tuột lại trong thế giới ưu ái năng lượng sạch hơn.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads