Bộ công thương yêu cầu Tập Đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo PVEP khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ các nội dung mà đơn thư phản ánh nêu liên quan đến chi phí triển khai dự án Lô M2 tại Myanmar của công ty PVEP OVS.
Ngày 24/1/2018 bộ công thương có văn bản số 719/BCT-DKT gửi Tập đoàn dầu khí về việc sử lý đơn thư kiến nghị về công ty thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài (PVEP OVS).
Theo đó, Bộ công thương nhận được đơn thư kiến nghị ngày 08/1/2018 không ghi danh kèm theo bản sau báo cáo số 08/TDKT_KSV ngày 12/12/2017 của kiểm soát viên Tổng công ty thăm dò khai tác dầu khí (PVEP) phản ánh về một số nội dung liên quan đến chi phí triển khai dự án Lô M2 tại Myanmar của công ty PVEP OVS.
Về vấn đề này, Bộ công thương yêu cầu Tập Đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo PVEP khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ các thông tin tại đơn thư kiến nghị và báo cáo của kiểm soát viên nêu trên liên quan đến hợp đồng dầu khí lô dầu khí M2 tại Myanmar để giải quyết theo đúng quy định và thẩm quyền.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát toàn bộ công tác quản lý các hợp đồng dầu khí ở nước ngoài để có biện pháp kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của PVEP, PVEP OVS và các công ty dầu khí trực thuộc tại nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước sở tại.
Bộ công thương cũng yêu cầu PVN khẩn trương thực hiện và báo cáo Bộ.
Trước đó, ngày 18/1/2018 xuất hiện đơn thư gửi Bộ Công Thương với nội dung: “Công ty PVEP PVS là công ty được giao thực hiện các dự án đầu tư của Tập đoàn dầu khí ở nước ngoài, kiểm tra đột xuất đã phát hiện nhiều chứng từ giả mạo nhằm trục lợi tiền nhà nước, thanh toán không đúng quy định tài chính , với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.
Với những sai phạm như trên trong nhiều năm liên tục, dư luận râm ran bàn tán lãnh đạo PVEP biết việc này nhưng vẫn không xử lý, có dấu hiệu bao che dung túng vì lợi ích cá nhân.
Lãnh đạo PVEP luôn nói một đằng làm một nẻo, công việc không giải quyết, một năm ủy quyền khoảng 4 tháng, luôn đi PR hình ảnh cá nhân, ở cuộc họp nào cũng khoe có quan hệ mật thiết với lãnh đạo chính phủ ra dọa chúng tôi. Đã hứa không cắt hợp đồng lao động nào rồi lại đuổi lao động ký trực tiếp với PVEP OVS. Nhưng cắt được 17 người thì lại nhận về Công ty PVEP 7 người, dư luận đang đặt câu hỏi liệu có phải vì tiền không? Trong khi cắt hợp đồng lao động của chúng tôi thì lại vẫn nhận các lao động mới rất bình thường. Cán bộ lãnh đạo như vậy làm cho chúng tôi mất niềm tin tuyệt đối.
Tiền bạc đầu tư của nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ mà được tiêu như là tiền chùa. Chính các dòng tiền này nó lại để chạy chức, chạy tội. Chúng tôi khẩn thiết mong lãnh đạo đảng và nhà nước các cấp mau chóng vào cuôc để làm rõ các vấn đề nêu trên, phán xử đúng người, đúng tội để lấy lại niềm tin cho cán bộ nhân viên trong ngành.
Cần ngay lập tức xem lại công tác cán bộ của PVEP, trong khi sai phạm không xử lí, vẫn bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo PVEP OVS vẫn được nhận bằng khen của Thủ tướng tháng 5/2017. Các bằng chứng ở đây nó minh chúng một phần cho việc tại sao mang cả tỉ đô la đi nước ngoài đầu tư mà mất trắng...”.
Liên quan đến sự việc trên, cục an ninh kinh tế tổng hợp (Bộ Công An) cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ những nội dung mà đơn thư đã nêu.
Trong báo cáo của PVN gửi Bộ công thương liên quan đến việc tái cơ cấu Tập Đoàn cũng có nêu thực trạng hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực TDKT dầu khí.
ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) lĩnh vực KTDK trung bình cả giai đoạn 2011 – 2016 là 16,5%/ năm, trong đó giai đoạn 2011-2014 tương đối cao (trung bình 23%/năm), tuy nhiên các năm 2015 và năm 2016 xuống thấp (trung bình gần 3%/năm), có nguyên nhân chính từ hiệu quả của PVEP thua lỗ.
Đánh giá chung trong giai đoạn 2011 – 2014, lĩnh vực khai thác dầu khí luôn có hiệu quả cao, nhưng từ năm 2015 -2016 hiệu quả giảm mạnh do ảnh hưởng của sự giảm giá dầu thô và thua lỗ của PVEP.
Đánh giá chung, lĩnh vực TDKT tập trung tài sản và vốn chủ sở hữu lớn của tập đoàn, ROE trung bình khá cao (15.5%/năm), lợi nhuận từ lĩnh vực TDKT giai đoạn 2011 -2016 trung bình chiếm trên 60% lợi nhuận toàn tập đoàn. Trong đó VSP và RVP hoạt động tương đối ổn định, còn PVEP phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Thua lỗ của PVEP trong năm 2015-2016 ngoài tác động từ giá dầu thấp còn có nguyên nhân từ chủ quan trong công tác quản trị của PVEP, cụ thể: Phân bổ chi phí quá khứ trong các năm 2011-2014 ít hơn so với thực tế phải phân bổ nên đầy khó khăn cho các năm sau; Có một số dự án không hiệu quả nhưng không kịp làm thủ tục để kết thúc và kịp thời phân bổ chi phí; Mở rộng đầu tư ra nước ngoài ở một số dự án còn nóng vội.
Qua những thực trạng nêu trên cần thiết phải có biện pháp tái cơ cấu triệt để các đơn vị thua lỗ và khó khăn nhằm mục đích tối ưu hoá trong công tác quản lý điều hành và đầu tư
Riêng đối với PVEP cần thiết phải có công tác thanh tra toàn diện các dự án đầu tư ra nước ngoài để nhìn rõ bản chất của các dự án và đưa ra bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các dự án thua lỗ. Việc kiểm tra toàn diện giúp nhà nước thu hồi hoặc có giải pháp thích hợp với các chi phí đã bỏ ra nhằm tránh lãng phí tài sản của nhân dân.
Ngày 24/1/2018 bộ công thương có văn bản số 719/BCT-DKT gửi Tập đoàn dầu khí về việc sử lý đơn thư kiến nghị về công ty thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài (PVEP OVS).
Về vấn đề này, Bộ công thương yêu cầu Tập Đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo PVEP khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ các thông tin tại đơn thư kiến nghị và báo cáo của kiểm soát viên nêu trên liên quan đến hợp đồng dầu khí lô dầu khí M2 tại Myanmar để giải quyết theo đúng quy định và thẩm quyền.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát toàn bộ công tác quản lý các hợp đồng dầu khí ở nước ngoài để có biện pháp kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của PVEP, PVEP OVS và các công ty dầu khí trực thuộc tại nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước sở tại.
Bộ công thương cũng yêu cầu PVN khẩn trương thực hiện và báo cáo Bộ.
Trước đó, ngày 18/1/2018 xuất hiện đơn thư gửi Bộ Công Thương với nội dung: “Công ty PVEP PVS là công ty được giao thực hiện các dự án đầu tư của Tập đoàn dầu khí ở nước ngoài, kiểm tra đột xuất đã phát hiện nhiều chứng từ giả mạo nhằm trục lợi tiền nhà nước, thanh toán không đúng quy định tài chính , với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.
Với những sai phạm như trên trong nhiều năm liên tục, dư luận râm ran bàn tán lãnh đạo PVEP biết việc này nhưng vẫn không xử lý, có dấu hiệu bao che dung túng vì lợi ích cá nhân.
Lãnh đạo PVEP luôn nói một đằng làm một nẻo, công việc không giải quyết, một năm ủy quyền khoảng 4 tháng, luôn đi PR hình ảnh cá nhân, ở cuộc họp nào cũng khoe có quan hệ mật thiết với lãnh đạo chính phủ ra dọa chúng tôi. Đã hứa không cắt hợp đồng lao động nào rồi lại đuổi lao động ký trực tiếp với PVEP OVS. Nhưng cắt được 17 người thì lại nhận về Công ty PVEP 7 người, dư luận đang đặt câu hỏi liệu có phải vì tiền không? Trong khi cắt hợp đồng lao động của chúng tôi thì lại vẫn nhận các lao động mới rất bình thường. Cán bộ lãnh đạo như vậy làm cho chúng tôi mất niềm tin tuyệt đối.
Tiền bạc đầu tư của nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ mà được tiêu như là tiền chùa. Chính các dòng tiền này nó lại để chạy chức, chạy tội. Chúng tôi khẩn thiết mong lãnh đạo đảng và nhà nước các cấp mau chóng vào cuôc để làm rõ các vấn đề nêu trên, phán xử đúng người, đúng tội để lấy lại niềm tin cho cán bộ nhân viên trong ngành.
Cần ngay lập tức xem lại công tác cán bộ của PVEP, trong khi sai phạm không xử lí, vẫn bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo PVEP OVS vẫn được nhận bằng khen của Thủ tướng tháng 5/2017. Các bằng chứng ở đây nó minh chúng một phần cho việc tại sao mang cả tỉ đô la đi nước ngoài đầu tư mà mất trắng...”.
Liên quan đến sự việc trên, cục an ninh kinh tế tổng hợp (Bộ Công An) cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ những nội dung mà đơn thư đã nêu.
Trong báo cáo của PVN gửi Bộ công thương liên quan đến việc tái cơ cấu Tập Đoàn cũng có nêu thực trạng hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực TDKT dầu khí.
ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) lĩnh vực KTDK trung bình cả giai đoạn 2011 – 2016 là 16,5%/ năm, trong đó giai đoạn 2011-2014 tương đối cao (trung bình 23%/năm), tuy nhiên các năm 2015 và năm 2016 xuống thấp (trung bình gần 3%/năm), có nguyên nhân chính từ hiệu quả của PVEP thua lỗ.
Đánh giá chung trong giai đoạn 2011 – 2014, lĩnh vực khai thác dầu khí luôn có hiệu quả cao, nhưng từ năm 2015 -2016 hiệu quả giảm mạnh do ảnh hưởng của sự giảm giá dầu thô và thua lỗ của PVEP.
Đánh giá chung, lĩnh vực TDKT tập trung tài sản và vốn chủ sở hữu lớn của tập đoàn, ROE trung bình khá cao (15.5%/năm), lợi nhuận từ lĩnh vực TDKT giai đoạn 2011 -2016 trung bình chiếm trên 60% lợi nhuận toàn tập đoàn. Trong đó VSP và RVP hoạt động tương đối ổn định, còn PVEP phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Thua lỗ của PVEP trong năm 2015-2016 ngoài tác động từ giá dầu thấp còn có nguyên nhân từ chủ quan trong công tác quản trị của PVEP, cụ thể: Phân bổ chi phí quá khứ trong các năm 2011-2014 ít hơn so với thực tế phải phân bổ nên đầy khó khăn cho các năm sau; Có một số dự án không hiệu quả nhưng không kịp làm thủ tục để kết thúc và kịp thời phân bổ chi phí; Mở rộng đầu tư ra nước ngoài ở một số dự án còn nóng vội.
Qua những thực trạng nêu trên cần thiết phải có biện pháp tái cơ cấu triệt để các đơn vị thua lỗ và khó khăn nhằm mục đích tối ưu hoá trong công tác quản lý điều hành và đầu tư
Riêng đối với PVEP cần thiết phải có công tác thanh tra toàn diện các dự án đầu tư ra nước ngoài để nhìn rõ bản chất của các dự án và đưa ra bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các dự án thua lỗ. Việc kiểm tra toàn diện giúp nhà nước thu hồi hoặc có giải pháp thích hợp với các chi phí đã bỏ ra nhằm tránh lãng phí tài sản của nhân dân.
Trang Lê
tbdn.com.vn/
tbdn.com.vn/
Relate Threads