Qua 38 năm xây dựng và phát triển (22/5/1978 - 22/5/2016), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã trở thành tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực, là nguồn chất xám cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Trong những thành tựu của Tập đoàn Dầu khí đối với nền kinh tế Việt Nam những năm qua, VPI với vai trò là bộ não tham mưu, cơ quan nghiên cứu triển khai đầu ngành, tư vấn khoa học công nghệ (KHCN) trình độ cao, cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật có chất lượng, hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí đã có những đóng góp to lớn.
Các kết quả nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản của VPI vừa phục vụ hiệu quả cho công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và lọc hóa dầu, vừa làm luận cứ khoa học cho Chính phủ và Tập đoàn có chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dầu khí. Bên cạnh việc làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí toàn thềm lục địa Việt Nam, các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, gia tăng thu hồi dầu, lựa chọn và tối ưu công nghệ lọc hóa dầu, xử lý và chế biến khí đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Các giải pháp đề xuất trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường cũng như kinh tế và quản lý dầu khí đã giúp Tập đoàn phát triển bền vững.
Trên tinh thần “Thống nhất hành động - Thắp sáng hơn nữa ngọn lửa Trí tuệ Dầu khí Việt Nam”, VPI liên tục phấn đấu xây dựng một tổ chức học tập, lấy con người làm trung tâm, coi đó là vốn quý nhất để đầu tư, phát triển, trên cơ sở bảo đảm 3 giá trị cốt lõi “Đạo đức - Chuyên nghiệp - Trí tuệ”.
Từ khi chuyển đổi mô hình sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí theo Nghị định 115/NĐ-CP ngày 5-9-2005 của Chính phủ, VPI đã có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, liên tục có mức tăng trưởng cao. Doanh thu toàn Viện tăng lên hơn 400 tỉ đồng (năm 2010) và nay là trên 600 tỉ đồng, mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng10%/năm.
Trong 38 năm qua, VPI được giao chủ trì và tham gia thực hiện hàng ngàn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước, bộ, ngành và hàng ngàn hợp đồng dịch vụ nghiên cứu khoa học. Với quan điểm xây dựng và phát huy các giá trị cốt lõi của Viện, VPI luôn chú trọng nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học và dịch vụ KHCN.
Được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn và các đơn vị trong ngành đánh giá cao kết quả nghiên cứu nên số lượng các đề tài, nhiệm vụ được đặt hằng ngày càng tăng, dịch vụ ngày càng mở rộng. Trung bình mỗi năm Viện triển khai mới hơn 80 đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp bao trùm toàn bộ hoạt động dầu khí; đăng, công bố và trình bày hơn 80 bài báo, tham luận khoa học tại các tạp chí, hội nghị trong và ngoài nước trong đó có nhiều bài báo, công trình đã được đăng tải trên các tạp chí có uy tín trên thế giới; triển khai xây dựng bộ cơ sở dữ liệu dầu khí đặc thù; tư vấn, thẩm định nhiều dự án trong và ngoài nước của Tập đoàn; tư vấn và thực hiện lập báo cáo trữ lượng, chiến lược, quy hoạch ngành, Tập đoàn, công ty, nghiên cứu khả thi các dự án khâu sau; đánh giá, lựa chọn, theo dõi tính chất các loại xúc tác trong các nhà máy lọc hóa dầu, ứng dụng nhiên liệu sinh học vào cuộc sống.
VPI đã cung cấp hầu như toàn bộ công việc phân tích mẫu theo yêu cầu của nhà thầu, trong đó gần 90% chỉ tiêu phân tích mẫu thường xuyên được thực hiện tại Việt Nam với chất lượng phân tích ngày càng được nâng cao và bổ sung tự thực hiện mới 5-6 chỉ tiêu phân tích/năm. VPI đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 6 chứng nhận đăng ký quyền tác giả/bản quyền phần mềm, 5 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, được chấp nhận 11 đơn đăng ký sáng chế và 1 đơn đăng ký giải pháp hữu ích. Mỗi năm VPI triển khai từ 2 - 3 dự án hợp tác, nghiên cứu chung, trong đó mở rộng hợp tác với một số nhà bản quyền công nghệ. Thông qua hợp tác, một số kỹ thuật, công nghệ được chia sẻ, chuyển giao, hoặc tạo điều kiện cho cán bộ khoa học của Viện được tiếp cận, sử dụng.
Hằng năm VPI cử hơn 1.000 lượt người tham gia các khóa đào tạo; chất lượng nguồn nhân lực của Viện ngày càng được nâng cao. VPI đã được cấp phép đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật Dầu khí khóa I và II (11 nghiên cứu sinh); đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên sâu, nâng cao, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn. VPI luôn hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực nghiên cứu và dịch vụ KHCN; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý, khai thác tài liệu, thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; mỗi năm đều tổ chức 2-3 hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; triển khai 2-3 triển lãm phục vụ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Đặc biệt, VPI đã đóng góp 10/49 nhà khoa học đầu ngành vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”. Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” được giải B và cụm công trình “Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu” được giải C Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Dầu khí Việt Nam. Sản phẩm Anode hy sinh hợp kim nhôm do Viện chế tạo lọt top 10 sản phẩm “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam”.
Danh hiệu Anh hùng Lao động mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho VPI năm 2012 là kết quả của quá trình bền bỉ phấn đấu, nỗ lực vượt khó, cống hiến tâm sức và trí tuệ cho công tác nghiên cứu khoa học của các thế hệ các nhà khoa học và quản lý VPI. Định hướng trong thời gian tới, VPI - với vai trò là tổ chức KHCN hàng đầu của ngành, sẽ tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu dài hạn, chuyên sâu phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn; Nâng cao chất lượng nghiên cứu, đảm bảo tiến độ các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu cho các đối tác, trong đó có Tập đoàn bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế và sử dụng chuyên gia trong và ngoài nước, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kiến thức KHCN dầu khí; Tích cực quảng bá, tiếp thị, cung ứng dịch vụ KHCN cho các đơn vị trong, ngoài ngành thông qua việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, hội thảo, hội nghị KHCN trong nước và quốc tế; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN, các sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền phần mềm và sáng kiến, phát triển các phương án, giải pháp quản lý, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn.
Trong giai đoạn phát triển mới, KHCN chính là nền tảng, động lực, là một trong ba giải pháp đột phá để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển nhanh, bền vững theo chiều sâu.
Là nơi hội tụ và phát triển trí tuệ, chất xám KHCN dầu khí hiện đại, VPI hiện đang tập trung thực hiện một cách đồng bộ và kết hợp các giải pháp đột phá về KHCN, về tổ chức quản lý, đầu tư, tài chính, về nguồn nhân lực và về phát triển hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thông tin... để phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu chiến lược là xây dựng Viện Dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh, đồng bộ, gắn liền công tác nghiên cứu, đào tạo với thực tiễn sản xuất, đảm bảo giải quyết tất cả các vấn đề nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, tư vấn có đầy đủ luận cứ khoa học, thực sự là bộ não tham mưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành; đến năm 2025 đạt trình độ ngang tầm khu vực, đến năm 2035 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới trong một số lĩnh vực trọng tâm.
Trong những thành tựu của Tập đoàn Dầu khí đối với nền kinh tế Việt Nam những năm qua, VPI với vai trò là bộ não tham mưu, cơ quan nghiên cứu triển khai đầu ngành, tư vấn khoa học công nghệ (KHCN) trình độ cao, cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật có chất lượng, hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí đã có những đóng góp to lớn.
Trên tinh thần “Thống nhất hành động - Thắp sáng hơn nữa ngọn lửa Trí tuệ Dầu khí Việt Nam”, VPI liên tục phấn đấu xây dựng một tổ chức học tập, lấy con người làm trung tâm, coi đó là vốn quý nhất để đầu tư, phát triển, trên cơ sở bảo đảm 3 giá trị cốt lõi “Đạo đức - Chuyên nghiệp - Trí tuệ”.
Từ khi chuyển đổi mô hình sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí theo Nghị định 115/NĐ-CP ngày 5-9-2005 của Chính phủ, VPI đã có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, liên tục có mức tăng trưởng cao. Doanh thu toàn Viện tăng lên hơn 400 tỉ đồng (năm 2010) và nay là trên 600 tỉ đồng, mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng10%/năm.
Trong 38 năm qua, VPI được giao chủ trì và tham gia thực hiện hàng ngàn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước, bộ, ngành và hàng ngàn hợp đồng dịch vụ nghiên cứu khoa học. Với quan điểm xây dựng và phát huy các giá trị cốt lõi của Viện, VPI luôn chú trọng nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học và dịch vụ KHCN.
Được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn và các đơn vị trong ngành đánh giá cao kết quả nghiên cứu nên số lượng các đề tài, nhiệm vụ được đặt hằng ngày càng tăng, dịch vụ ngày càng mở rộng. Trung bình mỗi năm Viện triển khai mới hơn 80 đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp bao trùm toàn bộ hoạt động dầu khí; đăng, công bố và trình bày hơn 80 bài báo, tham luận khoa học tại các tạp chí, hội nghị trong và ngoài nước trong đó có nhiều bài báo, công trình đã được đăng tải trên các tạp chí có uy tín trên thế giới; triển khai xây dựng bộ cơ sở dữ liệu dầu khí đặc thù; tư vấn, thẩm định nhiều dự án trong và ngoài nước của Tập đoàn; tư vấn và thực hiện lập báo cáo trữ lượng, chiến lược, quy hoạch ngành, Tập đoàn, công ty, nghiên cứu khả thi các dự án khâu sau; đánh giá, lựa chọn, theo dõi tính chất các loại xúc tác trong các nhà máy lọc hóa dầu, ứng dụng nhiên liệu sinh học vào cuộc sống.
VPI đã cung cấp hầu như toàn bộ công việc phân tích mẫu theo yêu cầu của nhà thầu, trong đó gần 90% chỉ tiêu phân tích mẫu thường xuyên được thực hiện tại Việt Nam với chất lượng phân tích ngày càng được nâng cao và bổ sung tự thực hiện mới 5-6 chỉ tiêu phân tích/năm. VPI đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 6 chứng nhận đăng ký quyền tác giả/bản quyền phần mềm, 5 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, được chấp nhận 11 đơn đăng ký sáng chế và 1 đơn đăng ký giải pháp hữu ích. Mỗi năm VPI triển khai từ 2 - 3 dự án hợp tác, nghiên cứu chung, trong đó mở rộng hợp tác với một số nhà bản quyền công nghệ. Thông qua hợp tác, một số kỹ thuật, công nghệ được chia sẻ, chuyển giao, hoặc tạo điều kiện cho cán bộ khoa học của Viện được tiếp cận, sử dụng.
Hằng năm VPI cử hơn 1.000 lượt người tham gia các khóa đào tạo; chất lượng nguồn nhân lực của Viện ngày càng được nâng cao. VPI đã được cấp phép đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật Dầu khí khóa I và II (11 nghiên cứu sinh); đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên sâu, nâng cao, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn. VPI luôn hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực nghiên cứu và dịch vụ KHCN; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý, khai thác tài liệu, thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; mỗi năm đều tổ chức 2-3 hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; triển khai 2-3 triển lãm phục vụ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Đặc biệt, VPI đã đóng góp 10/49 nhà khoa học đầu ngành vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”. Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” được giải B và cụm công trình “Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu” được giải C Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Dầu khí Việt Nam. Sản phẩm Anode hy sinh hợp kim nhôm do Viện chế tạo lọt top 10 sản phẩm “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam”.
Danh hiệu Anh hùng Lao động mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho VPI năm 2012 là kết quả của quá trình bền bỉ phấn đấu, nỗ lực vượt khó, cống hiến tâm sức và trí tuệ cho công tác nghiên cứu khoa học của các thế hệ các nhà khoa học và quản lý VPI. Định hướng trong thời gian tới, VPI - với vai trò là tổ chức KHCN hàng đầu của ngành, sẽ tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu dài hạn, chuyên sâu phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn; Nâng cao chất lượng nghiên cứu, đảm bảo tiến độ các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu cho các đối tác, trong đó có Tập đoàn bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế và sử dụng chuyên gia trong và ngoài nước, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kiến thức KHCN dầu khí; Tích cực quảng bá, tiếp thị, cung ứng dịch vụ KHCN cho các đơn vị trong, ngoài ngành thông qua việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, hội thảo, hội nghị KHCN trong nước và quốc tế; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN, các sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền phần mềm và sáng kiến, phát triển các phương án, giải pháp quản lý, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn.
Trong giai đoạn phát triển mới, KHCN chính là nền tảng, động lực, là một trong ba giải pháp đột phá để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển nhanh, bền vững theo chiều sâu.
Là nơi hội tụ và phát triển trí tuệ, chất xám KHCN dầu khí hiện đại, VPI hiện đang tập trung thực hiện một cách đồng bộ và kết hợp các giải pháp đột phá về KHCN, về tổ chức quản lý, đầu tư, tài chính, về nguồn nhân lực và về phát triển hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thông tin... để phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu chiến lược là xây dựng Viện Dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh, đồng bộ, gắn liền công tác nghiên cứu, đào tạo với thực tiễn sản xuất, đảm bảo giải quyết tất cả các vấn đề nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, tư vấn có đầy đủ luận cứ khoa học, thực sự là bộ não tham mưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành; đến năm 2025 đạt trình độ ngang tầm khu vực, đến năm 2035 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới trong một số lĩnh vực trọng tâm.
Nguồn:
Năng lượng Mới 524
Năng lượng Mới 524
Relate Threads