Ngày 07/04/2016, Bộ Tài chính đã có văn bản số 4681/BTC-ĐT, trả lời Bộ Công Thương về việc bổ sung tài liệu Dự án kho ngầm ngoại quan chứa dầu thô phục vụ mục đích thương mại tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi (Dự án) vào Quy hoạch.
Theo Bộ Tài chính, để làm rõ tính cấp thiết bổ sung Dự án vào Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, chủ đầu tư cần phải đánh giá lại một số nội dung.
Cụ thể như tác động của Dự án đối với quy hoạch đã được phê duyệt trước đó là dự án kho dự trữ quốc gia dầu thô tại Dung Quất do Tập đoàn Dầu khí (PVN) làm chủ đầu tư (theo văn bản số 21/TTg-KTN ngày 09/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 250/TB-VPCP ngày 28/07/2015 của Văn phòng Chính phủ); Xác định rõ phạm vi, quy mô đầu tư của Dự án để tránh trùng lắp, chồng lấn với dự án kho dự trữ quốc gia dầu thô do PVN làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, cũng cần phải đánh giá các hình thức và kinh nghiệm dự trữ xăng dầu, dầu thô thường của các quốc gia trên thế giới đang thực hiện; Cơ sở và lý do lựa chọn phương án xây dựng kho ngầm dự trữ dầu thô tại Khu kinh tế Dung Quất để sử dụng và dự trữ cho mục đích thương mại thay thế các hình thức dự trữ xăng dầu khác; Tác động của Dự án đối với việc đáp ứng bài toán cung – cầu về xăng dầu chung của nền kinh tế và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện giá dầu có biến động bất thường trong thời gian qua.
Xem xét về căn cứ pháp lý của Dự án, Bộ Tài chính đề nghị: “Hồ sơ bổ sung Quy hoạch chưa có phần căn cứ pháp lý lập, đề xuất Dự án; do vậy, đề nghị chủ đầu tư bổ sung danh mục các văn bản pháp lý có liên quan làm cơ sở thẩm định để xem xét bổ sung Dự án vào Quy hoạch”.
Văn bản 4681 cũng nhấn mạnh việc Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án án đầu tư xây dựng kho ngầm dự trữ xăng dầu, dầu thô; Nội dung báo cáo đầu tư Dự án đề xuất lựa chọn phương án xây dựng kho ngầm nhưng chủ đầu tư chưa đánh giá, so sánh về những ưu điểm và hạn chế của phương án xây dựng kho nổi trên mặt đất hoặc các hình thức dự trữ khác…
Về con số dự kiến tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 250 triệu USD mà chủ đầu tư đã nêu, Bộ Tài chính đề nghị xác định rõ căn cứ, phương pháp tính tổng mức đầu tư Dự án; Xác định cụ thể cơ cấu nguồn vốn đi vay cũng như các giải pháp huy động vốn phù hợp và khả thi theo phân kỳ đầu tư để thực hiện Dự án đúng tiến độ và hiệu quả.
“Trong điều kiện giá dầu thế giới biến động lớn và khó lường như hiện nay, đề nghị chủ đầu tư cần phân tích kỹ các kịch bản về giá dầu tác động tới hiệu quả kinh tế - tài chính của Dự án và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia làm cơ sở xác định phương pháp đầu tư của Dự án; Đề nghị phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính, phương án và khả năng hoàn vốn của dự án trong vòng 10 năm như báo cáo đề xuất; Xác định cơ sở đề xuất giá cho thuê kho là 3,5 USD/m3/tháng và cơ chế áp dụng giá cho thuê kho trong vòng đời Dự án làm căn cứ tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng thu hồi vốn của Dự án”, Bộ Tài chính “ra điều kiện” và đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu, tổng hợp, trước khi xem xét bổ sung Dự án kho ngầm ngoại quan chứa dầu thô phục vụ mục đích thương mại tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi (Dự án) vào Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Theo Bộ Tài chính, để làm rõ tính cấp thiết bổ sung Dự án vào Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, chủ đầu tư cần phải đánh giá lại một số nội dung.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, cũng cần phải đánh giá các hình thức và kinh nghiệm dự trữ xăng dầu, dầu thô thường của các quốc gia trên thế giới đang thực hiện; Cơ sở và lý do lựa chọn phương án xây dựng kho ngầm dự trữ dầu thô tại Khu kinh tế Dung Quất để sử dụng và dự trữ cho mục đích thương mại thay thế các hình thức dự trữ xăng dầu khác; Tác động của Dự án đối với việc đáp ứng bài toán cung – cầu về xăng dầu chung của nền kinh tế và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện giá dầu có biến động bất thường trong thời gian qua.
Xem xét về căn cứ pháp lý của Dự án, Bộ Tài chính đề nghị: “Hồ sơ bổ sung Quy hoạch chưa có phần căn cứ pháp lý lập, đề xuất Dự án; do vậy, đề nghị chủ đầu tư bổ sung danh mục các văn bản pháp lý có liên quan làm cơ sở thẩm định để xem xét bổ sung Dự án vào Quy hoạch”.
Văn bản 4681 cũng nhấn mạnh việc Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án án đầu tư xây dựng kho ngầm dự trữ xăng dầu, dầu thô; Nội dung báo cáo đầu tư Dự án đề xuất lựa chọn phương án xây dựng kho ngầm nhưng chủ đầu tư chưa đánh giá, so sánh về những ưu điểm và hạn chế của phương án xây dựng kho nổi trên mặt đất hoặc các hình thức dự trữ khác…
Về con số dự kiến tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 250 triệu USD mà chủ đầu tư đã nêu, Bộ Tài chính đề nghị xác định rõ căn cứ, phương pháp tính tổng mức đầu tư Dự án; Xác định cụ thể cơ cấu nguồn vốn đi vay cũng như các giải pháp huy động vốn phù hợp và khả thi theo phân kỳ đầu tư để thực hiện Dự án đúng tiến độ và hiệu quả.
“Trong điều kiện giá dầu thế giới biến động lớn và khó lường như hiện nay, đề nghị chủ đầu tư cần phân tích kỹ các kịch bản về giá dầu tác động tới hiệu quả kinh tế - tài chính của Dự án và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia làm cơ sở xác định phương pháp đầu tư của Dự án; Đề nghị phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính, phương án và khả năng hoàn vốn của dự án trong vòng 10 năm như báo cáo đề xuất; Xác định cơ sở đề xuất giá cho thuê kho là 3,5 USD/m3/tháng và cơ chế áp dụng giá cho thuê kho trong vòng đời Dự án làm căn cứ tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng thu hồi vốn của Dự án”, Bộ Tài chính “ra điều kiện” và đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu, tổng hợp, trước khi xem xét bổ sung Dự án kho ngầm ngoại quan chứa dầu thô phục vụ mục đích thương mại tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi (Dự án) vào Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Đông Hải/Lao động & Xã hội
Relate Threads