Brazil đã tổng kết thắng lợi cuộc đấu thầu quyền thăm dò, khai thác các mỏ trầm tích ở lưu vực Campos, theo giới truyền thông nước này ngày 29/9.
Các nhà chức trách đánh giá kết quả của cuộc đấu thầu là rất thành công - các công ty đồng ý chi 1,1 tỷ USD cho quyền khoan thăm dò, khai thác ở các khu vực ngoài khơi giàu tiềm năng dầu khí.
Thỏa thuận hợp tác phát triển các lô đáy biển đã được ký kết giữa Petrobras (Brazil) và Exxon Mobil (Mỹ). Hai công ty sẽ làm việc cùng nhau trên 6 lô thăm dò ở lưu vực Campos gần bờ biển phía đông nam của Brazil.
Mặc dù hai bên đồng ý chia đều chi phí sản xuất, Petrobras vẫn sẽ là nhà điều hành của tất cả 6 lô, do đó công ty Brazil sẽ có quyền đưa ra các quyết định cơ bản.
Cuộc đấu thầu đã diễn ra rất “nóng”, với sự tham dự của những "người khổng lồ" như Total, BP, Shell, Repsol...
Petrobras và Exxon Mobil đã thanh toán tổng cộng 1,08 tỷ đô la Mỹ cho quyền phát triển hai lô có tên là C-M-346 và C-M-411.
Giá thầu của họ đối với lô thứ nhất cao gấp gần 5 lần so với mức đề xuất của tập đoàn Shell và Repsol.
Đối với khối C-M-411, Petrobras và Exxon đã trả giá cao gấp gần 25 lần so với Total và BP.
Như vậy, Exxon Mobil đã chính thức trở lại với Brazil, mặc dù trong năm 2012, công ty đã từ bỏ các lô đáy biển nước này sau những nỗ lực khoan thăm dò trong lưu vực lân cận Santos không mang lại kết quả khả quan.
Số tiền do Exxon và Petrobras chi trả đã vượt quá khả năng của các tập đoàn lớn như Shell, Repsol, CNOOC, Total và BP, là một chiến thắng thực sự cho chính phủ Brazil.
Đất nước, vốn chưa hồi phục từ vụ bê bối tham nhũng lớn chưa từng thấy, đang cố gắng thu hút đầu tư, bao gồm cả trong lĩnh vực dầu khí.
Dự kiến, tiền thưởng cho việc ký kết thỏa thuận sẽ là 157-313 triệu USD.
Các nhà địa chất đánh giá rằng các lô do Petrobras và Exxon thắng thầu là “trên cả tuyệt vời”, vì các kết quả nghiên cứu đã cho thấy dầu ở đây nằm trong lớp trầm tích, và là nơi có trữ lượng lớn nhất được tìm thấy ở Brazil.
Trước đây, Brazil đã phát triển các mỏ dầu ở vùng ven biển, sau đó phát triển ở vùng nước nông và dần dần hướng đến các vùng nước sâu.
Để mở rộng “lãnh địa dầu mỏ” của mình, Brazil đang có kế hoạch đóng thêm tàu thuyền, xây dựng thêm các bến bãi mới, thiết kế chế tạo thêm 24 giàn khoan.
Việc phát hiện các mỏ mới trong tầng trầm tích hồi năm 2007 đã mở ra cho Brazil tiềm năng xuất khẩu dầu khí. Sự hợp tác với các công ty dầu mỏ quốc tế đã được mở rộng. Các công ty dầu khí nước ngoài lớn nhất luôn nhận được sự hỗ trợ từ Petrobras để thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Brazil.
Hiện tại, Brazil dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất dầu khí và hy vọng sẽ tăng gấp đôi sản lượng vào năm 2020.
Từ năm 2009, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo rằng Brazil sẽ là nước sản xuất dầu lớn thứ 6 vào năm 2030, với sản lượng 3,4 triệu thùng/ngày.
Chỉ những nước như Ả-rập Xê-út, Nga, Iraq, Iran và Canada mới vượt qua được Brazil.
Cuộc đấu thầu gần đây nhất đã tạo cảm hứng cho các cơ quan chức năng của Brazil và nước này dự định sẽ tổ chức 8 cuộc đấu thầu nữa từ nay cho đến cuối năm 2019. Hai cuộc đấu thầu tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 27/10/2017; dự kiến số tiền thu được từ ký kết hợp đồng sẽ là 2,42 tỷ USD.
Các nhà chức trách đánh giá kết quả của cuộc đấu thầu là rất thành công - các công ty đồng ý chi 1,1 tỷ USD cho quyền khoan thăm dò, khai thác ở các khu vực ngoài khơi giàu tiềm năng dầu khí.
Thỏa thuận hợp tác phát triển các lô đáy biển đã được ký kết giữa Petrobras (Brazil) và Exxon Mobil (Mỹ). Hai công ty sẽ làm việc cùng nhau trên 6 lô thăm dò ở lưu vực Campos gần bờ biển phía đông nam của Brazil.
Mặc dù hai bên đồng ý chia đều chi phí sản xuất, Petrobras vẫn sẽ là nhà điều hành của tất cả 6 lô, do đó công ty Brazil sẽ có quyền đưa ra các quyết định cơ bản.
Petrobras và Exxon Mobil đã thanh toán tổng cộng 1,08 tỷ đô la Mỹ cho quyền phát triển hai lô có tên là C-M-346 và C-M-411.
Giá thầu của họ đối với lô thứ nhất cao gấp gần 5 lần so với mức đề xuất của tập đoàn Shell và Repsol.
Đối với khối C-M-411, Petrobras và Exxon đã trả giá cao gấp gần 25 lần so với Total và BP.
Như vậy, Exxon Mobil đã chính thức trở lại với Brazil, mặc dù trong năm 2012, công ty đã từ bỏ các lô đáy biển nước này sau những nỗ lực khoan thăm dò trong lưu vực lân cận Santos không mang lại kết quả khả quan.
Số tiền do Exxon và Petrobras chi trả đã vượt quá khả năng của các tập đoàn lớn như Shell, Repsol, CNOOC, Total và BP, là một chiến thắng thực sự cho chính phủ Brazil.
Đất nước, vốn chưa hồi phục từ vụ bê bối tham nhũng lớn chưa từng thấy, đang cố gắng thu hút đầu tư, bao gồm cả trong lĩnh vực dầu khí.
Dự kiến, tiền thưởng cho việc ký kết thỏa thuận sẽ là 157-313 triệu USD.
Các nhà địa chất đánh giá rằng các lô do Petrobras và Exxon thắng thầu là “trên cả tuyệt vời”, vì các kết quả nghiên cứu đã cho thấy dầu ở đây nằm trong lớp trầm tích, và là nơi có trữ lượng lớn nhất được tìm thấy ở Brazil.
Trước đây, Brazil đã phát triển các mỏ dầu ở vùng ven biển, sau đó phát triển ở vùng nước nông và dần dần hướng đến các vùng nước sâu.
Để mở rộng “lãnh địa dầu mỏ” của mình, Brazil đang có kế hoạch đóng thêm tàu thuyền, xây dựng thêm các bến bãi mới, thiết kế chế tạo thêm 24 giàn khoan.
Việc phát hiện các mỏ mới trong tầng trầm tích hồi năm 2007 đã mở ra cho Brazil tiềm năng xuất khẩu dầu khí. Sự hợp tác với các công ty dầu mỏ quốc tế đã được mở rộng. Các công ty dầu khí nước ngoài lớn nhất luôn nhận được sự hỗ trợ từ Petrobras để thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Brazil.
Hiện tại, Brazil dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất dầu khí và hy vọng sẽ tăng gấp đôi sản lượng vào năm 2020.
Từ năm 2009, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo rằng Brazil sẽ là nước sản xuất dầu lớn thứ 6 vào năm 2030, với sản lượng 3,4 triệu thùng/ngày.
Chỉ những nước như Ả-rập Xê-út, Nga, Iraq, Iran và Canada mới vượt qua được Brazil.
Cuộc đấu thầu gần đây nhất đã tạo cảm hứng cho các cơ quan chức năng của Brazil và nước này dự định sẽ tổ chức 8 cuộc đấu thầu nữa từ nay cho đến cuối năm 2019. Hai cuộc đấu thầu tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 27/10/2017; dự kiến số tiền thu được từ ký kết hợp đồng sẽ là 2,42 tỷ USD.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Theo RT
Theo RT
Relate Threads