Là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư Đông - Nam Á, Bru-nây đang tìm cách đa dạng hóa các ngành kinh tế, trong đó chú trọng phát triển các ngành ngoài dầu mỏ, nhằm vượt thách thức do tình trạng giá “vàng đen” lao dốc, duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bảo đảm an sinh xã hội.
Bộ Công nghiệp và Tài nguyên Bru-nây cho biết, ngành dầu khí hiện chiếm gần 67% GDP và đóng góp 96% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Vương quốc này. Ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ trong suốt nhiều thập niên qua, đã biến vương quốc Hồi giáo có diện tích 5.769 km2, này thành một quốc gia giàu có hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự lao dốc của giá dầu mỏ thế giới, giảm đến 40% kể từ đầu tháng 1-2015 đến nay, kinh tế Bru-nây đang gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế của Bru-nây trong ba năm nay đã giảm liên tiếp, do các mặt hàng xăng dầu giảm. Trong năm tài chính 2015-2016, thâm hụt ngân sách của Bru-nây lên đến 16% GDP, buộc Chính phủ phải cắt giảm 4% ngân sách so năm tài chính trước đó. Các phúc lợi xã hội hào phóng tại Bru-nây nhiều khả năng sẽ không thể giữ được trong tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế dựa vào nguồn dầu mỏ và khí đốt khiến nhiều ngành nghề khác không được chăm lo phát triển. Tính riêng về thương mại, Bru-nây phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa, nhất là máy móc và lương thực, thực phẩm.
Trước thực trạng đó, Bru-nây đang tìm cách đa dạng hóa các ngành kinh tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế cao, cũng như bảo đảm an sinh xã hội. Theo công ty nghiên cứu và tư vấn toàn cầu Tập đoàn kinh doanh Ốc-xphớt (OBG), Bru-nây có nhiều tiềm năng để mở rộng ngành công nghiệp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Giám đốc OBG A.Giép-phrây cho rằng, Bru-nây đã cảm nhận được sức nặng của doanh thu sụt giảm do giá dầu thấp, do đó đã có những nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế. Vương quốc Hồi giáo đang tìm cách thực hiện cam kết thúc đẩy tăng trưởng ngoài dầu mỏ bằng cách công bố kế hoạch đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, như giáo dục, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển. Chính phủ cũng cho triển khai sáng kiến lớn Kết nối Tem-bu-rông, không chỉ kết nối hai miền của đất nước, mà còn xây dựng một trung tâm sản xuất lớn, tạo việc làm. Nước này cũng thúc đẩy tăng trưởng du lịch, tăng cường xây dựng và khai thác các chương trình du lịch hấp dẫn, trong đó có du lịch sinh thái, thu hút du khách từ các quốc gia láng giềng châu Á. Chính phủ Bru-nây đề ra Kế hoạch Tầm nhìn 2035 nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, bằng cách phát triển môi trường kinh tế ổn định trong nước, tìm cách cân bằng lại các bộ phận khác của nền kinh tế.
Mới đây nhất, Bru-nây đã đưa ra hàng loạt chính sách đa dạng hóa nền kinh tế, nỗ lực thúc đẩy sự sáng tạo của các ngành công nghiệp cốt lõi mới và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh cải cách để đón đầu những cơ hội, vượt qua thách thức khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời. Các chuyên gia cho rằng, việc tham gia AEC và hội nhập khu vực sẽ mang lại cho Bru-nây nhiều lợi ích. Đơn cử, nhờ Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), năm 2014, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước ASEAN vào Bru-nây đạt mức kỷ lục 141 triệu USD, tăng hơn 20% so năm 2013 và vượt ước tính ban đầu là 136 triệu USD.
Xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, Bru-nây nỗ lực ưu tiên thúc đẩy các ngành kinh tế ngoài dầu mỏ, nhằm đạt mục tiêu trở thành “nền kinh tế ổn định, năng động” vào năm 2035.
Bộ Công nghiệp và Tài nguyên Bru-nây cho biết, ngành dầu khí hiện chiếm gần 67% GDP và đóng góp 96% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Vương quốc này. Ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ trong suốt nhiều thập niên qua, đã biến vương quốc Hồi giáo có diện tích 5.769 km2, này thành một quốc gia giàu có hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự lao dốc của giá dầu mỏ thế giới, giảm đến 40% kể từ đầu tháng 1-2015 đến nay, kinh tế Bru-nây đang gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế của Bru-nây trong ba năm nay đã giảm liên tiếp, do các mặt hàng xăng dầu giảm. Trong năm tài chính 2015-2016, thâm hụt ngân sách của Bru-nây lên đến 16% GDP, buộc Chính phủ phải cắt giảm 4% ngân sách so năm tài chính trước đó. Các phúc lợi xã hội hào phóng tại Bru-nây nhiều khả năng sẽ không thể giữ được trong tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế dựa vào nguồn dầu mỏ và khí đốt khiến nhiều ngành nghề khác không được chăm lo phát triển. Tính riêng về thương mại, Bru-nây phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa, nhất là máy móc và lương thực, thực phẩm.
Mới đây nhất, Bru-nây đã đưa ra hàng loạt chính sách đa dạng hóa nền kinh tế, nỗ lực thúc đẩy sự sáng tạo của các ngành công nghiệp cốt lõi mới và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh cải cách để đón đầu những cơ hội, vượt qua thách thức khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời. Các chuyên gia cho rằng, việc tham gia AEC và hội nhập khu vực sẽ mang lại cho Bru-nây nhiều lợi ích. Đơn cử, nhờ Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), năm 2014, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước ASEAN vào Bru-nây đạt mức kỷ lục 141 triệu USD, tăng hơn 20% so năm 2013 và vượt ước tính ban đầu là 136 triệu USD.
Xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, Bru-nây nỗ lực ưu tiên thúc đẩy các ngành kinh tế ngoài dầu mỏ, nhằm đạt mục tiêu trở thành “nền kinh tế ổn định, năng động” vào năm 2035.
Thạch Anh - Báo Dân Nhân
Relate Threads