Khi giá dầu bắt đầu cất cánh vào năm 2004, đó là một phần của “siêu chu kỳ hàng hóa” đã đẩy giá của nhiều mặt hàng vút lên. Dầu là kẻ dự tiệc lâu hơn cả tuy nhiên đến nay, bữa tiệc cũng đến lúc tàn.
Sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của thị trường mới nổi – đặc biệt là Trung Quốc, là động lực chính thúc đẩy bữa tiệc này. Khoảng giữa năm 2003 đến 2013, riêng Trung Quốc đã chiếm 45% tổng tăng trưởng về cầu dầu. Đó là câu chuyện tương tự cho các mặt hàng khác.
Nhưng bữa tiệc dành cho các mặt hàng khác sớm tàn bởi đầu tư nhằm mở rộng năng lực sản xuất luôn phải đi kèm với sự gia tăng của nhu cầu. Dư thừa năng suất và thặng dư, trái lại với thiếu hụt, trở thành mô típ thống trị.
Theo chỉ số IHS Materials Price Index, giá các mặt hàng phi năng lượng đã bắt đầu giảm từ mùa xuân năm 2011. Gần đây, sự suy giảm này đã chuyển thành thảm họa với giá giảm 50% kể từ tháng 7/2014, khiến họ quay lại hố sâu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, dầu không chịu đầu hàng, duy trì ở khoảng 100USD/thùng, và thực tế, đạt 115USD vào tháng 6 năm 2014 khi khủng bố IS dường như tiến dần tới cổng thành Baghdad. Chỉ đến tháng 9/2014 sự suy yếu của giá dầu mới trở nên rõ ràng. Sự sụt giảm sụp đổ vào tháng 11 năm 2014 khi OPEC có quyết định mang tính lịch sử là không cắt giảm sản lượng mà để thị trường tự định giá cho dầu.
Sự khác biệt này chỉ rõ lý do dầu vừa “chỉ là một hàng hóa khác”, vừa là “một mặt hàng địa chính trị”. Điều giữ giá dầu cao, ngay cả khi sản xuất dầu đá phiến mới của Mỹ bùng nổ, là sự sụt giảm tương ứng trong sản lượng của một số nước khai thác dầu. Tại Libya, gần như hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu đã bị ngưng trên diện rộng. Cùng lúc đó là Iran bị trừng phạt vì chương trình hạt nhân. Tại đỉnh điểm, khoảng 1,4 triệu thùng dầu Iran xuất khẩu biến mất khỏi thị trường.
Nhưng thị trường dầu không thể co kéo được nữa. Sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng, thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày chỉ trong năm 2014. Đồng thời, sự nguội lạnh của nền kinh tế Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất khiến lượng dầu được tiêu thụ giảm mạnh. Kinh tế toàn cầu rơi vào giai đoạn mà tăng trưởng thaasptrowr thành điều bình thường khiến trong năm 2014 mỗi ngày chỉ có khoảng 800.000 thùng được tiêu thụ.
Đó là bối cảnh mà OPEC quyết định từ bỏ ngôi vị quản lý thị trường của mình. Tuy vậy, để nói “OPEC” là khá gây hiểu lầm bởi đây không hẳn là quyết định bởi OPEC, mà là bị chia tách. Thực ra đây là quyết định của Ả Rập Saudi, nước nắm giữ hầu hết công suất dự phòng của thế giới.
Nếu Saudi cắt giảm sản xuất sẽ duy trì mức giá ưu đãi 100 USD/ thùng cho các nước ngoài OPEC tiếp tục đầu tư vào sản xuất dầu mỏ. Bộ trưởng dầu mỏ Ali Naimi của Saudi đặt ra câu hỏi, tại sao họ lại phải giảm dầu “chi phí thấp” để trợ cấp cho dầu “chi phí cao” của các nước khác? Đó dường như là tâm thế chung của các nước vùng vịnh.
Một lần nữa, dầu chỉ giống “như một hàng hóa khác”, khi các nhà sản xuất của các nước khác đang đấu tranh với vấn đề tương tự - lựa chọn cắt giảm sản xuất và giảm thị phần để thúc đẩy giá hay duy trì sản lượng để giữ thị phần?.
“Tại sao tôi phải cắt giảm” và nhường chỗ cho các đối thủ giá cao hơn nhảy vào? Một cán bộ cấp cao của một trong các công ty khai khoáng lớn hỏi. Như chủ tịch Khalid al-Falih của Saudi Aramco nói gần đây, Ả rập Saudi đã không còn muốn cung cấp một chính sách bảo hiểm miễn phí cho các nhà sản xuất chi phí cao. Ông còn bổ sung, khi đối diện với các nguyên tắc thị trường, “điều duy nhất phải làm bây giờ là để mặc thị trường thực hiện nhiệm vụ của mình.”
Sau sự sụp đổ giá, ,ngành công nghiệp dầu đá phiến mới của Mỹ đã chứng tỏ họ kiên cường hơn dự đoán, bởi các công ty thấy họ có thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Thực tế, sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng qua tháng 4. Theo hội Đánh giá hoạt động dầu IHS, theo dõi sản xuất dầu của Mỹ đến từng cá nhân, một USD sử dụng trong tháng này vào dầu có hiệu quả cao hơn 65% so với năm 2014.
Chỉ số giá dầu và giá hàng hóa phi năng lượng
Nhưng hiệu quả thôi thì chưa đủ để dập tắt tác động của giá dầu thấp. Trên khắp thế giới, các dự án bị đình trệ, rút ra hay đơn giản bị hủy bỏ. Tất cả điều này sẽ hiển thị trong cán cân dầu tương lai trong năm tới.
Sự sụp đổ của dầu đặt dấu chấm hết cho hàng hóa “siêu chu kỳ”, cũng đồng nghĩa với việc các nước xuất khẩu dầu nay ngồi chung con thuyền với các nước xuất khẩu các mặt hàng khác – đấu tranh với các lỗ hổng ngân sách, tăng trưởng thấp và suy thoái, thắt chặt và nghèo đói, tiềm năng bất ổn chính trị và xã hội. Các nước hưởng lợi từ sự “nóng” của nền kinh tế tăng trưởng Trung Quốc đang chịu đựng tác động của một “Trung Quốc lạnh”.
Trong khi đó, sự hỗn loạn vẫn tiếp diễn trên thị trường dầu. Dường như có nhiều nguồn cung dầu sẽ gia nhập thị trường vào năm 2016. Iran có thể mang tới con số dự kiến 400.000 cho tới 600.000 thùng dầu một ngày trong vòng vài tháng sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Bộ trưởng dầu mỏ của Iran chốt con số cao hơn, khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày.
Người ta nói rằng "bóng ma" của cuộc chiến tranh giành thị phần giữa Iran và các đối thủ địa chính trị Saudi Arabia cũng như các nước vùng Vịnh khác sẽ sớm ám ảnh các cuộc tranh luận của OPEC.
Sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của thị trường mới nổi – đặc biệt là Trung Quốc, là động lực chính thúc đẩy bữa tiệc này. Khoảng giữa năm 2003 đến 2013, riêng Trung Quốc đã chiếm 45% tổng tăng trưởng về cầu dầu. Đó là câu chuyện tương tự cho các mặt hàng khác.
Nhưng bữa tiệc dành cho các mặt hàng khác sớm tàn bởi đầu tư nhằm mở rộng năng lực sản xuất luôn phải đi kèm với sự gia tăng của nhu cầu. Dư thừa năng suất và thặng dư, trái lại với thiếu hụt, trở thành mô típ thống trị.
Theo chỉ số IHS Materials Price Index, giá các mặt hàng phi năng lượng đã bắt đầu giảm từ mùa xuân năm 2011. Gần đây, sự suy giảm này đã chuyển thành thảm họa với giá giảm 50% kể từ tháng 7/2014, khiến họ quay lại hố sâu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, dầu không chịu đầu hàng, duy trì ở khoảng 100USD/thùng, và thực tế, đạt 115USD vào tháng 6 năm 2014 khi khủng bố IS dường như tiến dần tới cổng thành Baghdad. Chỉ đến tháng 9/2014 sự suy yếu của giá dầu mới trở nên rõ ràng. Sự sụt giảm sụp đổ vào tháng 11 năm 2014 khi OPEC có quyết định mang tính lịch sử là không cắt giảm sản lượng mà để thị trường tự định giá cho dầu.
Sự khác biệt này chỉ rõ lý do dầu vừa “chỉ là một hàng hóa khác”, vừa là “một mặt hàng địa chính trị”. Điều giữ giá dầu cao, ngay cả khi sản xuất dầu đá phiến mới của Mỹ bùng nổ, là sự sụt giảm tương ứng trong sản lượng của một số nước khai thác dầu. Tại Libya, gần như hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu đã bị ngưng trên diện rộng. Cùng lúc đó là Iran bị trừng phạt vì chương trình hạt nhân. Tại đỉnh điểm, khoảng 1,4 triệu thùng dầu Iran xuất khẩu biến mất khỏi thị trường.
Nhưng thị trường dầu không thể co kéo được nữa. Sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng, thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày chỉ trong năm 2014. Đồng thời, sự nguội lạnh của nền kinh tế Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất khiến lượng dầu được tiêu thụ giảm mạnh. Kinh tế toàn cầu rơi vào giai đoạn mà tăng trưởng thaasptrowr thành điều bình thường khiến trong năm 2014 mỗi ngày chỉ có khoảng 800.000 thùng được tiêu thụ.
Đó là bối cảnh mà OPEC quyết định từ bỏ ngôi vị quản lý thị trường của mình. Tuy vậy, để nói “OPEC” là khá gây hiểu lầm bởi đây không hẳn là quyết định bởi OPEC, mà là bị chia tách. Thực ra đây là quyết định của Ả Rập Saudi, nước nắm giữ hầu hết công suất dự phòng của thế giới.
Nếu Saudi cắt giảm sản xuất sẽ duy trì mức giá ưu đãi 100 USD/ thùng cho các nước ngoài OPEC tiếp tục đầu tư vào sản xuất dầu mỏ. Bộ trưởng dầu mỏ Ali Naimi của Saudi đặt ra câu hỏi, tại sao họ lại phải giảm dầu “chi phí thấp” để trợ cấp cho dầu “chi phí cao” của các nước khác? Đó dường như là tâm thế chung của các nước vùng vịnh.
Một lần nữa, dầu chỉ giống “như một hàng hóa khác”, khi các nhà sản xuất của các nước khác đang đấu tranh với vấn đề tương tự - lựa chọn cắt giảm sản xuất và giảm thị phần để thúc đẩy giá hay duy trì sản lượng để giữ thị phần?.
“Tại sao tôi phải cắt giảm” và nhường chỗ cho các đối thủ giá cao hơn nhảy vào? Một cán bộ cấp cao của một trong các công ty khai khoáng lớn hỏi. Như chủ tịch Khalid al-Falih của Saudi Aramco nói gần đây, Ả rập Saudi đã không còn muốn cung cấp một chính sách bảo hiểm miễn phí cho các nhà sản xuất chi phí cao. Ông còn bổ sung, khi đối diện với các nguyên tắc thị trường, “điều duy nhất phải làm bây giờ là để mặc thị trường thực hiện nhiệm vụ của mình.”
Sau sự sụp đổ giá, ,ngành công nghiệp dầu đá phiến mới của Mỹ đã chứng tỏ họ kiên cường hơn dự đoán, bởi các công ty thấy họ có thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Thực tế, sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng qua tháng 4. Theo hội Đánh giá hoạt động dầu IHS, theo dõi sản xuất dầu của Mỹ đến từng cá nhân, một USD sử dụng trong tháng này vào dầu có hiệu quả cao hơn 65% so với năm 2014.
Chỉ số giá dầu và giá hàng hóa phi năng lượng
Sự sụp đổ của dầu đặt dấu chấm hết cho hàng hóa “siêu chu kỳ”, cũng đồng nghĩa với việc các nước xuất khẩu dầu nay ngồi chung con thuyền với các nước xuất khẩu các mặt hàng khác – đấu tranh với các lỗ hổng ngân sách, tăng trưởng thấp và suy thoái, thắt chặt và nghèo đói, tiềm năng bất ổn chính trị và xã hội. Các nước hưởng lợi từ sự “nóng” của nền kinh tế tăng trưởng Trung Quốc đang chịu đựng tác động của một “Trung Quốc lạnh”.
Trong khi đó, sự hỗn loạn vẫn tiếp diễn trên thị trường dầu. Dường như có nhiều nguồn cung dầu sẽ gia nhập thị trường vào năm 2016. Iran có thể mang tới con số dự kiến 400.000 cho tới 600.000 thùng dầu một ngày trong vòng vài tháng sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Bộ trưởng dầu mỏ của Iran chốt con số cao hơn, khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày.
Người ta nói rằng "bóng ma" của cuộc chiến tranh giành thị phần giữa Iran và các đối thủ địa chính trị Saudi Arabia cũng như các nước vùng Vịnh khác sẽ sớm ám ảnh các cuộc tranh luận của OPEC.
Theo Trí thức trẻ/CNBC
Relate Threads