Thị trường dầu thô vẫn còn yếu do nguồn cung dồi dào kèm theo triển vọng nhu cầu dầu thô dài hạn vẫn còn khá ảm đạm. Tuy nhiên về ngắn hạn, nhu cầu dầu thô vẫn có những gam màu sáng.
Thời gian gần đây giá dầu có nhiều biến động lớn. Hồi giữa tháng 6, thị trường chứng kiến đợt giảm giá mạnh, chạm đáy 7 tháng do nguồn cung từ các nước Libya, Mỹ và Nigeria tăng.
Cụ thể, giá dầu Brent giảm xuống 45,52 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ 15/11 năm ngoái, trước thời điểm OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác.
Hợp đồng dầu WTI giao trong tháng 7 giảm 97 cent, tương đương 2,2% xuống còn 43,23 USD/thùng. Giá dầu WTI giao trong tháng 8 giảm 95 cent, tương đương 2,1% xuống còn 43,48 USD/thùng.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 7, số lượng giàn khoan Mỹ lần đầu tiên giảm kéo theo giá dầu tăng mạnh lên 46,04 USD/thùng (đối với dầu WTI) và 47,9 USD/thùng (đối với dầu Brent) . Theo đó, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết lần đầu tiên kể từ tháng 1/2017, số lượng giàn khoan Mỹ giảm 2 giàn xuống 756 giàn kéo theo sản lượng giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 9,3 triệu thùng/ngày- mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016. Kèm theo đó, nhu cầu cầu xăng dầu trong mùa hè cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng cũng là nhân tố chính đẩy giá dầu đang trên đà phục hồi.
Thế nhưng, tình hình khả quan này kéo dài không được bao lâu thì giá dầu quay đầu giảm do sản lượng khai thác Mỹ lại tăng trở lại.
Hiện tại, giá dầu đang ở mức thấp hơn khoảng 17% so với đầu năm- thời điểm thỏa thuận cắt giảm chính thức có hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư hoài nghi trước tính hiệu quả thực sự của thỏa thuận cắt giảm khi giá vẫn tiếp tục đi xuống và thị trường vẫn chìm trong"cơn lũ" dầu thô. Cứ khi nào giá dầu có dấu hiệu tăng thì Mỹ và một số nước khác lại tăng cường bơm dầu để thu lời. Điều này lại kéo giá dầu xuống.
Hiện thị trường đang kỳ vọng rất lớn vào nhu cầu xăng dầu trong mùa hè, đặc biệt là tháng 7, sẽ tăng do nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến.
Giá dầu đầu phiên thứ Ba (11/7) và kết phiên hôm thứ Hai (10/7) tăng do thị trường đặt nhiều kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tăng trong tuần tới. Tuy nhiên, thị trường dầu thô vẫn còn yếu do nguồn cung dồi dào kèm theo triển vọng nhu cầu dầu thô dài hạn vẫn còn khá ảm đạm.
Tuy nhiên về ngắn hạn, ngân hàng Bank of America Merrill Lynch cho rằng nhu cầu xăng ở Mỹ so với mức trung bình 5 năm vẫn đang tăng. Thậm chí sau khi mùa hè kết thúc, nhu cầu xăng vẫn có thể đạt đỉnh so với năm ngoái do hiện tại vẫn chưa có chính sách thắt chặt nào.
Mối lo lớn nhất của các nhà đầu tư lúc này là ngoài Mỹ, sản lượng khai thác của Nigeria và Libya vẫn đang phục hồi sau thời gian dài nguồn cung bị gián đoạn do xung đột trong nước. Điều này khiến nỗ lực của OPEC và các nước xuất khẩu dầu khí khác gần như vô tác dụng.
Ngày 24/7 tới, bộ trưởng năng lượng của một số nước đứng đầu OPEC và các nước khai thác, xuất khẩu dầu khí ngoài OPEC sẽ họp lại tại Nga để bàn về tình hình hiện tại của thị trường dầu khí.
Ông Kuwait phát biểu hôm chủ Nhật cho biết Nigeria và Libya cũng được mời tới cuộc họp và sản lượng của khai thác của họ có thể sẽ bị cắt giảm trước tháng 10.
Tuy nhiên bộ trưởng năng lượng Kuwait ông Essam al-Marzouq cho hay bộ trưởng dầu khí Nigeria không thể đến dự cuộc họp bởi cam kết của thỏa thuận trước vẫn còn có hiệu lực.
Còn về phía Libya, nước này cho biết sẽ sẵn sàng tham gia đàm phán tuy nhiên họ nói thêm các nước cần xem xét tình hình kinh tế và nhân đạo của Libya trước khi áp lệnh xóa bỏ miễn trừ cắt giảm.
Kazakhstan muốn từ từ rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng và nâng sản lượng khai thác trong 1 hoặc 2 tháng trước khi nước này chính thức không còn nằm trong danh sách các nước ký thỏa thuận.
Ngân hàng BNP Paribas cắt giảm sâu mức dự báo giá dầu xuống còn 49 USD/thùng (giảm 8 USD/thùng) đối với dầu WTI và 51 USD/thùng (giảm 9 USD/thùng) đối với dầu Brent. Đồng thời ngân hàng này tiếp tục cắt mức dự báo giá dầu trong năm 2018 xuống trung bình còn khoảng 45 USD/thùng (giảm 16 USD/thùng) đối với dầu WTI và 48 USD/thùng (giảm 15 USD/thùng) đối với dầu Brent.
Thời gian gần đây giá dầu có nhiều biến động lớn. Hồi giữa tháng 6, thị trường chứng kiến đợt giảm giá mạnh, chạm đáy 7 tháng do nguồn cung từ các nước Libya, Mỹ và Nigeria tăng.
Cụ thể, giá dầu Brent giảm xuống 45,52 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ 15/11 năm ngoái, trước thời điểm OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác.
Hợp đồng dầu WTI giao trong tháng 7 giảm 97 cent, tương đương 2,2% xuống còn 43,23 USD/thùng. Giá dầu WTI giao trong tháng 8 giảm 95 cent, tương đương 2,1% xuống còn 43,48 USD/thùng.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 7, số lượng giàn khoan Mỹ lần đầu tiên giảm kéo theo giá dầu tăng mạnh lên 46,04 USD/thùng (đối với dầu WTI) và 47,9 USD/thùng (đối với dầu Brent) . Theo đó, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết lần đầu tiên kể từ tháng 1/2017, số lượng giàn khoan Mỹ giảm 2 giàn xuống 756 giàn kéo theo sản lượng giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 9,3 triệu thùng/ngày- mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016. Kèm theo đó, nhu cầu cầu xăng dầu trong mùa hè cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng cũng là nhân tố chính đẩy giá dầu đang trên đà phục hồi.
Thế nhưng, tình hình khả quan này kéo dài không được bao lâu thì giá dầu quay đầu giảm do sản lượng khai thác Mỹ lại tăng trở lại.
Hiện tại, giá dầu đang ở mức thấp hơn khoảng 17% so với đầu năm- thời điểm thỏa thuận cắt giảm chính thức có hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư hoài nghi trước tính hiệu quả thực sự của thỏa thuận cắt giảm khi giá vẫn tiếp tục đi xuống và thị trường vẫn chìm trong"cơn lũ" dầu thô. Cứ khi nào giá dầu có dấu hiệu tăng thì Mỹ và một số nước khác lại tăng cường bơm dầu để thu lời. Điều này lại kéo giá dầu xuống.
Hiện thị trường đang kỳ vọng rất lớn vào nhu cầu xăng dầu trong mùa hè, đặc biệt là tháng 7, sẽ tăng do nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến.
Giá dầu đầu phiên thứ Ba (11/7) và kết phiên hôm thứ Hai (10/7) tăng do thị trường đặt nhiều kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tăng trong tuần tới. Tuy nhiên, thị trường dầu thô vẫn còn yếu do nguồn cung dồi dào kèm theo triển vọng nhu cầu dầu thô dài hạn vẫn còn khá ảm đạm.
Tuy nhiên về ngắn hạn, ngân hàng Bank of America Merrill Lynch cho rằng nhu cầu xăng ở Mỹ so với mức trung bình 5 năm vẫn đang tăng. Thậm chí sau khi mùa hè kết thúc, nhu cầu xăng vẫn có thể đạt đỉnh so với năm ngoái do hiện tại vẫn chưa có chính sách thắt chặt nào.
Mối lo lớn nhất của các nhà đầu tư lúc này là ngoài Mỹ, sản lượng khai thác của Nigeria và Libya vẫn đang phục hồi sau thời gian dài nguồn cung bị gián đoạn do xung đột trong nước. Điều này khiến nỗ lực của OPEC và các nước xuất khẩu dầu khí khác gần như vô tác dụng.
Ngày 24/7 tới, bộ trưởng năng lượng của một số nước đứng đầu OPEC và các nước khai thác, xuất khẩu dầu khí ngoài OPEC sẽ họp lại tại Nga để bàn về tình hình hiện tại của thị trường dầu khí.
Tuy nhiên bộ trưởng năng lượng Kuwait ông Essam al-Marzouq cho hay bộ trưởng dầu khí Nigeria không thể đến dự cuộc họp bởi cam kết của thỏa thuận trước vẫn còn có hiệu lực.
Còn về phía Libya, nước này cho biết sẽ sẵn sàng tham gia đàm phán tuy nhiên họ nói thêm các nước cần xem xét tình hình kinh tế và nhân đạo của Libya trước khi áp lệnh xóa bỏ miễn trừ cắt giảm.
Kazakhstan muốn từ từ rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng và nâng sản lượng khai thác trong 1 hoặc 2 tháng trước khi nước này chính thức không còn nằm trong danh sách các nước ký thỏa thuận.
Ngân hàng BNP Paribas cắt giảm sâu mức dự báo giá dầu xuống còn 49 USD/thùng (giảm 8 USD/thùng) đối với dầu WTI và 51 USD/thùng (giảm 9 USD/thùng) đối với dầu Brent. Đồng thời ngân hàng này tiếp tục cắt mức dự báo giá dầu trong năm 2018 xuống trung bình còn khoảng 45 USD/thùng (giảm 16 USD/thùng) đối với dầu WTI và 48 USD/thùng (giảm 15 USD/thùng) đối với dầu Brent.
Nguồn: Đức Quỳnh/Người đồng hành
Relate Threads