Trong khi tất cả các con mắt đều quan tâm đến sản lượng đá phiến Mỹ đang làm phá hỏng việc cắt giảm sản lượng của OPEC và bất kỳ đợt phục hồi giá dầu nào, thì các nhà sản xuất khác ngoài OPEC cũng đang tăng cường sản xuất dầu, và quan trọng nhất là xuất khẩu. Nguồn cung tăng từ các nước phi thành viên OPEC ngoại trừ Mỹ lại gây “đau đầu” thêm cho nhóm trong khi họ vẫn tiếp tục cố gắng để xóa bỏ dư cung và nâng giá dầu mặc dù tính cho đến nay không được thành công cho lắm.
Nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ đang cố gắng hồi sinh từ cuộc suy thoái kéo dài hai năm - điều tồi tệ nhất trong lịch sử của nước này. Giá hàng hóa giảm và hàng loạt vụ tham nhũng cũng như các vụ bê bối chính trị, trong đó có bê bối của Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Petrobras, đã làm tê liệt nền kinh tế và giảm sút niềm tin từ nhà đầu tư trong vài năm qua.
Một trong những nhà sản xuất không nằm trong thỏa thuận OPEC là Brazil, nước này không chỉ đang phát triển sản xuất mà còn gia tăng xuất khẩu dầu thô.
Cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của Brazil đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu dầu và nhiên liệu trong nước và làm gia tăng xuất khẩu dầu thô. Hơn nữa, quốc gia này đang cố gắng thu hút các công ty dầu mỏ quốc tế vào các giếng dầu tiền muối (pre-salt fields) nằm ở ngoài khơi với luật định được sửa đổi, và đang đưa ra các dự án cũng như gói thầu mới. Các nhà phân tích và cơ quan quốc tế- cũng như OPEC-xem Brazil là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho việc tăng nguồn cung ngoài OPEC trong năm nay, ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba mặc dù khoảng cách khá xa so với đá phiến Mỹ.
Xuất khẩu dầu của Brazil tăng 94% so với năm ngoái trong tháng 2 năm nay, vượt qua kỷ lục hồi tháng 1. Trong quý I năm 2017, xuất khẩu dầu tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng xuất khẩu dầu của Brazil trong quý 1 năm 2017 diễn ra sau khi Petrobras báo cáo xuất khẩu tăng 6% và nhập khẩu giảm 30% trong năm 2016, và di chuyển sang lãnh thổ xuất khẩu ròng. Trong quý 4 năm 2016, sản lượng dầu của Petrobras ở Brazil giảm 3% xuống còn 1,8 triệu thùng/ngày. Petrobras cho biết doanh số bán dầu trong nước giảm 4% xuống còn 2 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu dầu và sản phẩm chưng cất từ dầu tăng 13% lên 634.000 thùng/ngày.
Trong quý 1 năm 2017, xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Petrobras đã tăng 72 phần trăm so với quý 1 năm 2016.
Wood Mackenzie ước tính rằng xuất khẩu của Brazil trong năm nay sẽ tăng lên gần 1 triệu thùng/ngày, so với 798.000 thùng/ngày của năm ngoái.
Trong khi xuất khẩu có thể cải thiện cán cân thương mại của Brazil, thì đây lại là tin xấu đối với OPEC, vốn đang cố gắng hết sức, và cho đến nay không hiệu quả lắm, để hút lượng cung thừa trên toàn cầu và đẩy giá dầu lên cao.
"Brazil trở thành một nước xuất khẩu đang làm phức tạp thêm nỗ lực của OPEC trong việc kiểm soát giá cả thông qua cắt giảm nguồn cung ", Helder Queiroz, một học giả tại Đại học Liên bang Rio de Janeiro, trao đổi với Bloomberg qua điện thoại.
Báo cáo thị trường dầu tháng gần đây nhất của OPEC ước tính rằng nguồn cung dầu ngoài OPEC trong nửa cuối năm nay sẽ tăng thêm 500.000 thùng/ngày so với nửa đầu năm, lên trung bình 58.4 triệu thùng/ngày. Mỹ là nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng này, đóng góp 760.000 thùng/ngày, tiếp theo là Brazil và Canada với lần lượt 120.000 thùng/ngày và 60.000 thùng/ngày. "Tính theo từng quốc gia, những nước đóng góp chính cho sự tăng trưởng năm 2017 được dự báo sẽ là Mỹ với 0,8 triệu thùng/ngày, Canada với 0,26 triệu thùng/ngày, Brazil với 0,21 triệu thùng/ngày và Kazakhstan với 0,13 triệu thùng/ngày", theo OPEC.
Báo cáo thị trường dầu tháng sáu của IEA cho biết "Sản lượng ngoài OPEC được dự báo sẽ tăng thêm 660 ngàn thùng/ngày trong năm nay, một điều chỉnh tăng nhẹ từ Báo cáo của tháng 5. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên 1,5 triệu thùng/ngày, do sản xuất dầu thô của Mỹ mạnh và tăng nhiều hơn từ Brazil và Canada".
Trong các dự báo về nguồn cung dầu cho đến năm 2022, IEA dự báo các nước ngoài Mỹ có mức tăng trưởng đáng kể là Brazil, Canada và Kazakhstan, ba nước này sẽ cho thấy sản lượng lũy kế của họ tăng lên 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2022, gặt hái được thành công của các quyết định đầu tư được thực hiện trước khi giá dầu giảm.
Hơn nữa, lưu vực tiền cát của Brazil đang tăng thêm sản lượng mới, với sự tham gia của các ông lớn ngành dầu khí quốc tế vào nhóm dự án phát triển các giếng dầu.
Wood Mackenzie cho biết vào đầu năm nay trong Triển vọng thượng nguồn toàn cầu năm 2017 “Các khu vực dầu “sốt” sẽ là dầu chặt của Mỹ (lưu vực Permian) và dầu tiền muối Brazil, cả hai đều có tính trọng yếu và có giá hòa vốn thấp nhất trên toàn cầu”.
Các nhà phân tích đồng ý rằng sản lượng dầu thô của Brazil sẽ tăng trong vài năm tới. Trong ngắn hạn, xuất khẩu và sản lượng của Brazil cùng với đà tăng từ đá phiến Mỹ và Canada – sẽ bù vào phần lớn cắt giảm của OPEC.
Một trong những nhà sản xuất không nằm trong thỏa thuận OPEC là Brazil, nước này không chỉ đang phát triển sản xuất mà còn gia tăng xuất khẩu dầu thô.
Cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của Brazil đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu dầu và nhiên liệu trong nước và làm gia tăng xuất khẩu dầu thô. Hơn nữa, quốc gia này đang cố gắng thu hút các công ty dầu mỏ quốc tế vào các giếng dầu tiền muối (pre-salt fields) nằm ở ngoài khơi với luật định được sửa đổi, và đang đưa ra các dự án cũng như gói thầu mới. Các nhà phân tích và cơ quan quốc tế- cũng như OPEC-xem Brazil là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho việc tăng nguồn cung ngoài OPEC trong năm nay, ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba mặc dù khoảng cách khá xa so với đá phiến Mỹ.
Xuất khẩu dầu của Brazil tăng 94% so với năm ngoái trong tháng 2 năm nay, vượt qua kỷ lục hồi tháng 1. Trong quý I năm 2017, xuất khẩu dầu tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng xuất khẩu dầu của Brazil trong quý 1 năm 2017 diễn ra sau khi Petrobras báo cáo xuất khẩu tăng 6% và nhập khẩu giảm 30% trong năm 2016, và di chuyển sang lãnh thổ xuất khẩu ròng. Trong quý 4 năm 2016, sản lượng dầu của Petrobras ở Brazil giảm 3% xuống còn 1,8 triệu thùng/ngày. Petrobras cho biết doanh số bán dầu trong nước giảm 4% xuống còn 2 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu dầu và sản phẩm chưng cất từ dầu tăng 13% lên 634.000 thùng/ngày.
Trong quý 1 năm 2017, xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Petrobras đã tăng 72 phần trăm so với quý 1 năm 2016.
Wood Mackenzie ước tính rằng xuất khẩu của Brazil trong năm nay sẽ tăng lên gần 1 triệu thùng/ngày, so với 798.000 thùng/ngày của năm ngoái.
Trong khi xuất khẩu có thể cải thiện cán cân thương mại của Brazil, thì đây lại là tin xấu đối với OPEC, vốn đang cố gắng hết sức, và cho đến nay không hiệu quả lắm, để hút lượng cung thừa trên toàn cầu và đẩy giá dầu lên cao.
"Brazil trở thành một nước xuất khẩu đang làm phức tạp thêm nỗ lực của OPEC trong việc kiểm soát giá cả thông qua cắt giảm nguồn cung ", Helder Queiroz, một học giả tại Đại học Liên bang Rio de Janeiro, trao đổi với Bloomberg qua điện thoại.
Báo cáo thị trường dầu tháng gần đây nhất của OPEC ước tính rằng nguồn cung dầu ngoài OPEC trong nửa cuối năm nay sẽ tăng thêm 500.000 thùng/ngày so với nửa đầu năm, lên trung bình 58.4 triệu thùng/ngày. Mỹ là nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng này, đóng góp 760.000 thùng/ngày, tiếp theo là Brazil và Canada với lần lượt 120.000 thùng/ngày và 60.000 thùng/ngày. "Tính theo từng quốc gia, những nước đóng góp chính cho sự tăng trưởng năm 2017 được dự báo sẽ là Mỹ với 0,8 triệu thùng/ngày, Canada với 0,26 triệu thùng/ngày, Brazil với 0,21 triệu thùng/ngày và Kazakhstan với 0,13 triệu thùng/ngày", theo OPEC.
Báo cáo thị trường dầu tháng sáu của IEA cho biết "Sản lượng ngoài OPEC được dự báo sẽ tăng thêm 660 ngàn thùng/ngày trong năm nay, một điều chỉnh tăng nhẹ từ Báo cáo của tháng 5. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên 1,5 triệu thùng/ngày, do sản xuất dầu thô của Mỹ mạnh và tăng nhiều hơn từ Brazil và Canada".
Trong các dự báo về nguồn cung dầu cho đến năm 2022, IEA dự báo các nước ngoài Mỹ có mức tăng trưởng đáng kể là Brazil, Canada và Kazakhstan, ba nước này sẽ cho thấy sản lượng lũy kế của họ tăng lên 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2022, gặt hái được thành công của các quyết định đầu tư được thực hiện trước khi giá dầu giảm.
Hơn nữa, lưu vực tiền cát của Brazil đang tăng thêm sản lượng mới, với sự tham gia của các ông lớn ngành dầu khí quốc tế vào nhóm dự án phát triển các giếng dầu.
Wood Mackenzie cho biết vào đầu năm nay trong Triển vọng thượng nguồn toàn cầu năm 2017 “Các khu vực dầu “sốt” sẽ là dầu chặt của Mỹ (lưu vực Permian) và dầu tiền muối Brazil, cả hai đều có tính trọng yếu và có giá hòa vốn thấp nhất trên toàn cầu”.
Các nhà phân tích đồng ý rằng sản lượng dầu thô của Brazil sẽ tăng trong vài năm tới. Trong ngắn hạn, xuất khẩu và sản lượng của Brazil cùng với đà tăng từ đá phiến Mỹ và Canada – sẽ bù vào phần lớn cắt giảm của OPEC.
Nguồn tin: xangdau.net
Relate Threads