Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Âu là ba khu vực hàng đầu mà các kỹ sư chuyên gia dầu khí mong muốn được làm việc, theo khảo sát Chỉ số Tài năng Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Talent Index, GETI). Trong đó, 22% người được hỏi cho biết Bắc Mỹ là địa điểm hàng đầu, 22% chọn Trung Đông và 21% nghiêng về châu Âu. Châu Á nhận được 16% lựa chọn, trong khi châu Phi và Nam Mỹ tương ứng là 5% và 4%.
So với kết quả thăm dò vào năm 2016 của Rigzone, các kết quả này có chút khác biệt, bởi khi đó hầu hết cộng đồng kỹ sư dầu khí đều muốn có một chỗ làm tại châu Á với 35% lựa chọn, 31% chọn châu Mỹ và 26% chọn châu Âu trong số 245 người được hỏi. Điều này cho thấy Bắc Mỹ dường như là nơi làm việc mong muốn nhất của nhân lực ngành công nghiệp dầu khí.
Việc giá dầu tăng lên trong năm nay kể từ khi giảm xuống dưới 28 USD/thùng hồi đầu năm 2016 đã khiến ngành công nghiệp dầu khí đá phiến ở Mỹ đang phục hồi trở lại, bằng chứng là có tới 10 tỷ USD sắp được đầu tư vào khu vực này.
Cũng theo báo cáo của GETI, mức lương trong ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ cũng hấp dẫn hơn. Ví dụ như các kỹ sư bảo trì, kỹ sư cơ khí, quản lý dự án, thợ hàn và cán bộ hành chính ở Mỹ đều nhận được mức lương cao hơn so với người đồng cấp tại Trung Đông, châu Âu, châu Úc, châu Á và châu Phi.
Ngoài ra, các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn khác ở khu vực Bắc Mỹ như Canada và Mexico chắc chắn cũng sẽ là yếu tố làm tăng tính hấp dẫn cho khu vực này. Với quan điểm ủng hộ ngành dầu mỏ, Tổng thống mới của Mỹ - ông Trump sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa.
Cụ thể, mới đây Tổng thống Trump đã chấp thuận cho Tập đoàn TransCanada tái khởi động xây dựng đường ống Keystone XL qua biên giới Canada - Mỹ, dự kiến sẽ tạo ra nhiều việc làm với mức lương cao. Mexico gần đây cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các công ty dầu khí hàng đầu thế giới.
So với kết quả thăm dò vào năm 2016 của Rigzone, các kết quả này có chút khác biệt, bởi khi đó hầu hết cộng đồng kỹ sư dầu khí đều muốn có một chỗ làm tại châu Á với 35% lựa chọn, 31% chọn châu Mỹ và 26% chọn châu Âu trong số 245 người được hỏi. Điều này cho thấy Bắc Mỹ dường như là nơi làm việc mong muốn nhất của nhân lực ngành công nghiệp dầu khí.
Cũng theo báo cáo của GETI, mức lương trong ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ cũng hấp dẫn hơn. Ví dụ như các kỹ sư bảo trì, kỹ sư cơ khí, quản lý dự án, thợ hàn và cán bộ hành chính ở Mỹ đều nhận được mức lương cao hơn so với người đồng cấp tại Trung Đông, châu Âu, châu Úc, châu Á và châu Phi.
Ngoài ra, các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn khác ở khu vực Bắc Mỹ như Canada và Mexico chắc chắn cũng sẽ là yếu tố làm tăng tính hấp dẫn cho khu vực này. Với quan điểm ủng hộ ngành dầu mỏ, Tổng thống mới của Mỹ - ông Trump sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa.
Cụ thể, mới đây Tổng thống Trump đã chấp thuận cho Tập đoàn TransCanada tái khởi động xây dựng đường ống Keystone XL qua biên giới Canada - Mỹ, dự kiến sẽ tạo ra nhiều việc làm với mức lương cao. Mexico gần đây cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các công ty dầu khí hàng đầu thế giới.
Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI)
Relate Threads