Xin được mạn phép giới thiệu tiếp về các công trình khai thác dầu khí tại Việt Nam.
Phần 1: Giàn Khoan
1.1Land Rig ( Giàn Khoan Đất Liền)
Phục vụ cho công tác khoan trên các mỏ dầu khí trên đất liền. Theo mình được biết hiện tại PVD có 1 giàn khoan PVD 11 thi công các giếng khoan phát triển vùng mỏ MOM-3 của Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP) tại Algeria. Trước kia có Công Ty Dầu Khí Sông Hồng nay là PVEP Sông Hồng.
Hình 1: Giàn khoan đất liền
1.2Jack Up Rig ( Giàn khoan tự nâng)
Phục vụ công tác khoan thăm dò, khai thác dầu khí ở những vùng có độ sâu nước biển nhỏ hơn 150m. Hiện nay tại Việt Nam có 2 đơn vị đang sở hữu những giàn khoan loại này bao gồm PV Drilling, Xí Nghiệp Khoan Vietsovptro. Và một số giàn được PV Drilling thuê lại.
Hình 2: Giàn khoan tự nâng ( Jack Up Rig)
1.3Semisubmersible Rig ( Giàn khoan bán chìm)
Ở những nơi nước biển có độ sâu lớn hơn 150m mà giàn khoan tự nâng không thể thực hiện công tác khoan được do nhiều nhiều điện như Leg thì công tác khoan được thực hiện bởi giàn khoan bán chìm hay tàu khoan. Giàn khoan bán chìm có thể thực hiện khoan với độ sâu mực nước biển nhỏ hơn 1500m.
Hình 3: Giàn khoan bán chìm (Semisubmersible Rig) PVD 5
1.4Tàu khoan ( Drill Ship)
Với thuận tiện là có thể khoan ở độ sâu mực nước biển lớn và linh động nhất.
Hình 4: Tàu khoan (Drill Ship)
Phần 2: Công tác khai thác dầu khí.
Sau công tác khoan thăm dò và công tác khoan khai thác kế tiếp là bước thực hiện khai thác dầu khí, tùy theo điều kiện khu vực mỏ mà người ta sẽ bố trí các giàn khai thác phù hợp.
2.1 Công trình khai thác dầu khí trên đất liền.
Việc khai thác dầu khí trên đất liền được thực hiện với các cụm đầu giếng ( Well Head) và các cụm thiết bị đi kèm phục vụ điều khiển đầu giếng (Well head) và thiết bị tách lọc cơ bản trước khi đầu và khí được đi tới các nhà máy chế biến sâu. Hiện tại Việt Nam hiện đang khai thác mỏ dầu đầu tiên trên đất liền tại sa mạc Sahara ( Algeria)
Hình 5: Khai thác dầu khí tại sa mạc Sahara
2.2 Giàn công nghệ trung tâm ( CCP)
Vừa có chức năng khai thác dầu khí với các đầu giếng (Well Head) giàn công nghệ trung tâm còn có chức năng có nhà ở, có các thiết bị công nghệ phức tạp thực hiện các công đoạn tách, các thiết bị ép vỉa như ( water injection , gas lift) . Trước khi dầu hoặc khí được đưa tới các nới như nhà máy chế biến hoặc các tàu chứa FSO, FPSO.
Hình 6: Giàn công nghệ trung tâm ( STV CPP)
2.3 Giàn đầu giếng ( Well Head Platform).
Với những mỏ dầu khí nhỏ số lượng giếng ít ở các mỏ nhỏ hay nằm gần các giàn trung tâm hoặc gần các tàu chứa FSO, FPSO hay gần các nhà máy xử lý người sử dụng giàn đầu giếng ( thường là không người unman) để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Giàn được thiết kế đơn giản chỉ với các đầu giếng (wellhead) và các thiết bị hỗ trợ cùng các thiết bị tách cơ bản.
Hình 7: Giàn đầu giếng ( STN Wellhead Platform)
2.4 Giàn khai thác bán chìm (FPU)
Ở những vùng nước sâu không thể thực hiện khai thác với các giàn có chân đế người ta thực hiện khai tác với các giàn bán chìm. Hiện nay ở Việt Nam PVEP POC hiện đang sở hữu giàn khai thác loại này là FPU Đại Hùng 01.
Hình 8: Giàn bán chìm ( FPU Đại Hùng 01)
2.5 Kho nổi (FSO và FPSO)
Để khai thác dầu khí trên biển và lưu giữ dầu được đưa về từ các giàn công nghệ trung tâm đã qua xử lý người ta thường sử dụng FSO và từ những giàn đầu giếng chưa qua xử lý cơ bản người ta sử dụng FPSO bởi vì FPSO chứa các thiết bị công nghệ phức tạp như một giàn công nghệ trung tâm. Hiện nay ở Việt Nam rất nhiều đơn vị sở hữu các kho nổi này phục vụ cho các chủ mỏ thuê hay sở hữu như: PV Trans, PTSC, Vietsov.
Hình 9: FPSO Lam Sơn
Ngoài ra còn một số mô hình giàn vừa có chức năng khoan và khai thác cố định như một số giàn cũ của Vietsov hay giàn giàn di động vừa có chức năng khoan và khai thác của một số nước khác.
Phần 1: Giàn Khoan
1.1Land Rig ( Giàn Khoan Đất Liền)
Phục vụ cho công tác khoan trên các mỏ dầu khí trên đất liền. Theo mình được biết hiện tại PVD có 1 giàn khoan PVD 11 thi công các giếng khoan phát triển vùng mỏ MOM-3 của Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP) tại Algeria. Trước kia có Công Ty Dầu Khí Sông Hồng nay là PVEP Sông Hồng.
Hình 1: Giàn khoan đất liền
1.2Jack Up Rig ( Giàn khoan tự nâng)
Phục vụ công tác khoan thăm dò, khai thác dầu khí ở những vùng có độ sâu nước biển nhỏ hơn 150m. Hiện nay tại Việt Nam có 2 đơn vị đang sở hữu những giàn khoan loại này bao gồm PV Drilling, Xí Nghiệp Khoan Vietsovptro. Và một số giàn được PV Drilling thuê lại.
Hình 2: Giàn khoan tự nâng ( Jack Up Rig)
1.3Semisubmersible Rig ( Giàn khoan bán chìm)
Ở những nơi nước biển có độ sâu lớn hơn 150m mà giàn khoan tự nâng không thể thực hiện công tác khoan được do nhiều nhiều điện như Leg thì công tác khoan được thực hiện bởi giàn khoan bán chìm hay tàu khoan. Giàn khoan bán chìm có thể thực hiện khoan với độ sâu mực nước biển nhỏ hơn 1500m.
Hình 3: Giàn khoan bán chìm (Semisubmersible Rig) PVD 5
1.4Tàu khoan ( Drill Ship)
Với thuận tiện là có thể khoan ở độ sâu mực nước biển lớn và linh động nhất.
Hình 4: Tàu khoan (Drill Ship)
Phần 2: Công tác khai thác dầu khí.
Sau công tác khoan thăm dò và công tác khoan khai thác kế tiếp là bước thực hiện khai thác dầu khí, tùy theo điều kiện khu vực mỏ mà người ta sẽ bố trí các giàn khai thác phù hợp.
2.1 Công trình khai thác dầu khí trên đất liền.
Việc khai thác dầu khí trên đất liền được thực hiện với các cụm đầu giếng ( Well Head) và các cụm thiết bị đi kèm phục vụ điều khiển đầu giếng (Well head) và thiết bị tách lọc cơ bản trước khi đầu và khí được đi tới các nhà máy chế biến sâu. Hiện tại Việt Nam hiện đang khai thác mỏ dầu đầu tiên trên đất liền tại sa mạc Sahara ( Algeria)
Hình 5: Khai thác dầu khí tại sa mạc Sahara
2.2 Giàn công nghệ trung tâm ( CCP)
Vừa có chức năng khai thác dầu khí với các đầu giếng (Well Head) giàn công nghệ trung tâm còn có chức năng có nhà ở, có các thiết bị công nghệ phức tạp thực hiện các công đoạn tách, các thiết bị ép vỉa như ( water injection , gas lift) . Trước khi dầu hoặc khí được đưa tới các nới như nhà máy chế biến hoặc các tàu chứa FSO, FPSO.
Hình 6: Giàn công nghệ trung tâm ( STV CPP)
2.3 Giàn đầu giếng ( Well Head Platform).
Với những mỏ dầu khí nhỏ số lượng giếng ít ở các mỏ nhỏ hay nằm gần các giàn trung tâm hoặc gần các tàu chứa FSO, FPSO hay gần các nhà máy xử lý người sử dụng giàn đầu giếng ( thường là không người unman) để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Giàn được thiết kế đơn giản chỉ với các đầu giếng (wellhead) và các thiết bị hỗ trợ cùng các thiết bị tách cơ bản.
Hình 7: Giàn đầu giếng ( STN Wellhead Platform)
2.4 Giàn khai thác bán chìm (FPU)
Ở những vùng nước sâu không thể thực hiện khai thác với các giàn có chân đế người ta thực hiện khai tác với các giàn bán chìm. Hiện nay ở Việt Nam PVEP POC hiện đang sở hữu giàn khai thác loại này là FPU Đại Hùng 01.
Hình 8: Giàn bán chìm ( FPU Đại Hùng 01)
2.5 Kho nổi (FSO và FPSO)
Để khai thác dầu khí trên biển và lưu giữ dầu được đưa về từ các giàn công nghệ trung tâm đã qua xử lý người ta thường sử dụng FSO và từ những giàn đầu giếng chưa qua xử lý cơ bản người ta sử dụng FPSO bởi vì FPSO chứa các thiết bị công nghệ phức tạp như một giàn công nghệ trung tâm. Hiện nay ở Việt Nam rất nhiều đơn vị sở hữu các kho nổi này phục vụ cho các chủ mỏ thuê hay sở hữu như: PV Trans, PTSC, Vietsov.
Hình 9: FPSO Lam Sơn
Ngoài ra còn một số mô hình giàn vừa có chức năng khoan và khai thác cố định như một số giàn cũ của Vietsov hay giàn giàn di động vừa có chức năng khoan và khai thác của một số nước khác.
Relate Threads