Những người trồng cà phê và trái cây ở vùng núi xung quanh Arbelaez, một thị trấn nhỏ cách Bogotá (Colombia) 35 dặm, có thể có một số lượng lớn dầu dưới chân họ.
Tuy nhiên trong tháng 7, họ đã thách thức chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành bỏ phiếu không cho phép khai thác lượng dầu này. Các cuộc trưng cầu địa phương ngày càng được sử dụng để ngăn chặn các dự án dầu mỏ và khai thác, dấy lên một hồi chuông cảnh báo giữa các công ty trong những ngành đó. Theo Cơ quan Hydrocacbon Quốc gia của Colombia, có hơn 40 cuộc bỏ phiếu như vậy, đe dọa làm tê liệt các cuộc thăm dò trên toàn bộ quốc gia này.
Công ty năng lượng Canacol, một công ty được niêm yết ở Toronto, đã trả 7,5 triệu USD cho một khu mỏ với diện tích 190.000 mẫu Anh ở Arbeláez vào năm 2014, nhưng sau cuộc bỏ phiếu ngày 9/7, họ không thể tiến hành các cuộc kiểm tra địa chấn hoặc khoan thăm dò để xác định lượng dầu thô có thể có dưới lòng đất. Hay như, công ty AngloGold Ashanti của Nam Phi đã đầu tư 360 triệu USD vào mỏ vàng ở miền Tây Colombia, tuy nhiên đã phải bán lại dự án sau khi người dân địa phương đã bỏ phiếu vào ngày 26/3 để cấm khai thác trong khu vực.
Theo ông Charle Gamba, CEO của Canacol, các cuộc trưng cầu dân ý cộng đồng đã trở thành một khó khăn lớn nhất khi hoạt động tại Colombia.
"Tín hiệu đầu tư tồi tệ nhất đối với một nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư vào một đất nước không có sự ký kết hợp đồng ổn định", ông Gamba cho biết.
Những cuộc trưng cầu dân ý đe doạ tới ngành công nghiệp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Colombia trong hơn một thập kỷ qua, và cung cấp nguồn tài nguyên lớn nhất cho thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia này. Với sản lượng sản xuất dầu và dự trữ chưa khai thác giảm xuống đáy dưới 6 năm, Colombia đang khẩn trương cần tìm thêm những mỏ dầu mới nếu muốn duy trì xuất khẩu năng lượng. (Các nước láng giềng của Colombia, gồm Ecuador và Venezuela, có lần lượt khoảng 40 năm và 340 năm dự trữ dầu).
Bộ trưởng Tài chính của Colombia, Mauricio Cárdenas phát biểu rằng cần phải thay đổi các quy định để một số cộng đồng nhỏ phản đối các dự án mang lại lợi ích cho quốc gia. Tuy nhiên, kể từ khi hiến pháp của Colombia cho phép công dân có quyền tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý như thế này, chính phủ không thể đơn giản gửi một dự luật tới Quốc hội.
"Để thay đổi điều này, luật pháp là không đủ. Chúng ta cần phải thay đổi hiến pháp", José Gregorio Hernández, cựu chủ tịch Tòa án Hiến pháp Colombia, nói.
Quy định khai thác của Colombia trước đây không cho phép chính quyền địa phương ngăn cấm các dự án trên lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, theo luật sư Rodrigo Negrete, Toà án Hiến pháp đã tuyên bố điều khoản này là trái với hiến pháp vào năm ngoái, góp phần tạo ra làn sóng các cuộc trưng cầu dân ý địa phương.
Các cuộc trưng cầu dân ý này có thể được triệu tập bởi chính quyền địa phương hoặc người dân thu thập một số chữ ký cần thiết. Tòa án tối cao của Colombia phán quyết rằng những phiếu bầu này có hiệu lực vào năm ngoái. Mặc dù vậy, theo ông Negrete, một mỏ dầu hoặc khoáng sản đã được cấp phép để sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng.
Trong tất cả 5 cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm nay, người dân địa phương đã bỏ phiếu chống lại việc cho phép các công ty dầu mỏ và khai thác tại cộng đồng của họ. Việc làm của họ đã được các nhà bảo vệ môi trường và chính trị gia hoan nghênh, gồm cả cựu thị trưởng Bogotá Gustavo Petro, người dẫn đầu cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2018.
Tại Arbeláez, có 4.312/38 phiếu phản đối. Theo Thị trưởng Jorge Godoy, thành viên của Đảng Bảo thủ, nông dân lo ngại sự có mặt của những giếng dầu sẽ đe dọa nguồn nước của họ.
Theo Leonardo Villar, Giám đốc của nhóm nghiên cứu kinh tế Fedesarrollo tại Bogotá, sự thay đổi trong năm 2011 theo cách mà Colombia áp dụng thuế tài nguyên dầu mỏ và khai thác mỏ đã vô tình gây ra phản với các dự án tại nhiều địa phương như Arbeláez.
Ông Villar cho biết thêm, nhiều thành phố đã thu được một khoản lợi nhuận lớn trong thời kỳ giá dầu gần đây tăng cao, nhưng phần lớn số tiền này đã bị nhiều quan chức địa phương tham ô hoặc lãng phí. Để giải quyết vấn đề và phân bổ nguồn tài nguyên dầu mỏ một cách đồng đều hơn trên cả nước, chính phủ Colombia đã giảm số tiền bản quyền đổ vào kho bạc của thành phố. Ông Juan Carlos Echeverry, Bộ trưởng Tài chính của Colombia ở thời điểm hiện tại, đồng thời CEO của Ecopetrol, công ty sản xuất dầu của nhà nước, cho biết mục tiêu là "phân bổ nguồn dầu mỏ một cách công bằng"
Kết quả là các chính quyền địa phương có ít động lực hơn để giảm chi phí chính trị để hỗ trợ các dự án dầu mỏ, đặc biệt khi giá dầu thô của Colombia giao dịch ở khoảng 45 USD/thùng, chưa bằng một nửa giá dầu cách đây 5 năm.
CEO của Canacol, ông Gamba, nói rằng các cuộc trưng cầu dân ý như thế này không có sự tương đồng nào với phần còn lại của khu vực. Bên cạnh đó, nếu không có sự thay đổi về các quy định, một cộng đồng có thể kiểm soát phần còn lại của Colombia, loại bỏ tiền bản quyền và thuế. Sự bất lực, hoặc không tình nguyện của chính phủ để giải quyết vấn đề đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
Mọi việc có thể khác đi cho Canacol, nếu người dân địa phương tin rằng họ có thể hưởng lợi từ sự hiện diện của doanh nghiệp trong địa phận của họ.
Oscar Javier Velásquez, một nông dân địa phương cho biết: "Đa số người dân ở Arbeláez không phải là kỹ sư dầu khí, những người cómức lương cao. Chúng tôi là nhân công giá rẻ, không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, họ có thể cho chúng tôi những gì? Thực tế không có gì. "
Tuy nhiên trong tháng 7, họ đã thách thức chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành bỏ phiếu không cho phép khai thác lượng dầu này. Các cuộc trưng cầu địa phương ngày càng được sử dụng để ngăn chặn các dự án dầu mỏ và khai thác, dấy lên một hồi chuông cảnh báo giữa các công ty trong những ngành đó. Theo Cơ quan Hydrocacbon Quốc gia của Colombia, có hơn 40 cuộc bỏ phiếu như vậy, đe dọa làm tê liệt các cuộc thăm dò trên toàn bộ quốc gia này.
Công ty năng lượng Canacol, một công ty được niêm yết ở Toronto, đã trả 7,5 triệu USD cho một khu mỏ với diện tích 190.000 mẫu Anh ở Arbeláez vào năm 2014, nhưng sau cuộc bỏ phiếu ngày 9/7, họ không thể tiến hành các cuộc kiểm tra địa chấn hoặc khoan thăm dò để xác định lượng dầu thô có thể có dưới lòng đất. Hay như, công ty AngloGold Ashanti của Nam Phi đã đầu tư 360 triệu USD vào mỏ vàng ở miền Tây Colombia, tuy nhiên đã phải bán lại dự án sau khi người dân địa phương đã bỏ phiếu vào ngày 26/3 để cấm khai thác trong khu vực.
"Tín hiệu đầu tư tồi tệ nhất đối với một nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư vào một đất nước không có sự ký kết hợp đồng ổn định", ông Gamba cho biết.
Những cuộc trưng cầu dân ý đe doạ tới ngành công nghiệp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Colombia trong hơn một thập kỷ qua, và cung cấp nguồn tài nguyên lớn nhất cho thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia này. Với sản lượng sản xuất dầu và dự trữ chưa khai thác giảm xuống đáy dưới 6 năm, Colombia đang khẩn trương cần tìm thêm những mỏ dầu mới nếu muốn duy trì xuất khẩu năng lượng. (Các nước láng giềng của Colombia, gồm Ecuador và Venezuela, có lần lượt khoảng 40 năm và 340 năm dự trữ dầu).
Bộ trưởng Tài chính của Colombia, Mauricio Cárdenas phát biểu rằng cần phải thay đổi các quy định để một số cộng đồng nhỏ phản đối các dự án mang lại lợi ích cho quốc gia. Tuy nhiên, kể từ khi hiến pháp của Colombia cho phép công dân có quyền tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý như thế này, chính phủ không thể đơn giản gửi một dự luật tới Quốc hội.
"Để thay đổi điều này, luật pháp là không đủ. Chúng ta cần phải thay đổi hiến pháp", José Gregorio Hernández, cựu chủ tịch Tòa án Hiến pháp Colombia, nói.
Các cuộc trưng cầu dân ý này có thể được triệu tập bởi chính quyền địa phương hoặc người dân thu thập một số chữ ký cần thiết. Tòa án tối cao của Colombia phán quyết rằng những phiếu bầu này có hiệu lực vào năm ngoái. Mặc dù vậy, theo ông Negrete, một mỏ dầu hoặc khoáng sản đã được cấp phép để sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng.
Trong tất cả 5 cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm nay, người dân địa phương đã bỏ phiếu chống lại việc cho phép các công ty dầu mỏ và khai thác tại cộng đồng của họ. Việc làm của họ đã được các nhà bảo vệ môi trường và chính trị gia hoan nghênh, gồm cả cựu thị trưởng Bogotá Gustavo Petro, người dẫn đầu cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2018.
Tại Arbeláez, có 4.312/38 phiếu phản đối. Theo Thị trưởng Jorge Godoy, thành viên của Đảng Bảo thủ, nông dân lo ngại sự có mặt của những giếng dầu sẽ đe dọa nguồn nước của họ.
Theo Leonardo Villar, Giám đốc của nhóm nghiên cứu kinh tế Fedesarrollo tại Bogotá, sự thay đổi trong năm 2011 theo cách mà Colombia áp dụng thuế tài nguyên dầu mỏ và khai thác mỏ đã vô tình gây ra phản với các dự án tại nhiều địa phương như Arbeláez.
Ông Villar cho biết thêm, nhiều thành phố đã thu được một khoản lợi nhuận lớn trong thời kỳ giá dầu gần đây tăng cao, nhưng phần lớn số tiền này đã bị nhiều quan chức địa phương tham ô hoặc lãng phí. Để giải quyết vấn đề và phân bổ nguồn tài nguyên dầu mỏ một cách đồng đều hơn trên cả nước, chính phủ Colombia đã giảm số tiền bản quyền đổ vào kho bạc của thành phố. Ông Juan Carlos Echeverry, Bộ trưởng Tài chính của Colombia ở thời điểm hiện tại, đồng thời CEO của Ecopetrol, công ty sản xuất dầu của nhà nước, cho biết mục tiêu là "phân bổ nguồn dầu mỏ một cách công bằng"
Kết quả là các chính quyền địa phương có ít động lực hơn để giảm chi phí chính trị để hỗ trợ các dự án dầu mỏ, đặc biệt khi giá dầu thô của Colombia giao dịch ở khoảng 45 USD/thùng, chưa bằng một nửa giá dầu cách đây 5 năm.
CEO của Canacol, ông Gamba, nói rằng các cuộc trưng cầu dân ý như thế này không có sự tương đồng nào với phần còn lại của khu vực. Bên cạnh đó, nếu không có sự thay đổi về các quy định, một cộng đồng có thể kiểm soát phần còn lại của Colombia, loại bỏ tiền bản quyền và thuế. Sự bất lực, hoặc không tình nguyện của chính phủ để giải quyết vấn đề đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
Mọi việc có thể khác đi cho Canacol, nếu người dân địa phương tin rằng họ có thể hưởng lợi từ sự hiện diện của doanh nghiệp trong địa phận của họ.
Oscar Javier Velásquez, một nông dân địa phương cho biết: "Đa số người dân ở Arbeláez không phải là kỹ sư dầu khí, những người cómức lương cao. Chúng tôi là nhân công giá rẻ, không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, họ có thể cho chúng tôi những gì? Thực tế không có gì. "
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads