Các nhà phân tích Wood Mackenzie cho biết trong một báo cáo mới về diễn biến ngắn hạn trong lĩnh vực thăm dò và khai thác, các dự án dầu khí mới được phê duyệt trong năm nay sẽ có mức hòa vốn thấp hơn 15% so với năm ngoái, tại mức 44 USD/thùng dầu tương đương.
Hãng tư vấn này dự báo có tới 30 dự án mới được đưa ra trong năm nay, nhưng lưu ý rằng phần lớn trong số này là những dự án quy mô nhỏ, cho thấy sự thận trọng kéo dài giữa các nhà đầu tư dầu khí với các khoản đầu tư lớn.
Đây là sự tiếp nối của một xu hướng bắt đầu sau đợt sụp đổ năm 2014, vốn đầu tư trung bình năm ngoái trên mỗi dự án lớn – những mỏ dầu có trữ lượng thương mại là 50 triệu thùng tương đương dầu hoặc nhiều hơn - giảm xuống còn 2,7 tỷ USD từ mức 5,5 tỷ USD trong trung bình 10 năm qua.
Bên cạnh tính tiết kiệm mới này, các nhà phân tích của Wood Mac lưu ý, ngành công nghiệp dầu khí đã chú ý nhiều hơn đến việc phát triển những giếng dầu già và các dự án mở rộng sản xuất, với các nhà khai thác nước ngoài đang ngày càng chuyển sang giếng dầu dưới biển thay vì khai thác các mỏ mới.
Một lần nữa, đây là dấu hiệu của kỷ luật chi phí mới mà các công ty khai thác đã buộc phải áp dụng trong bối cảnh khủng hoảng giá từ ba năm qua. Xu hướng này cũng sẽ tiếp tục trong năm nay, với trọng tâm là các dự án khí đốt, cùng với một vài kế hoạch mở rộng lớn ở Iran, Na Uy và Oman.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích Wood Mac chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận này không phải là một chiến lược lâu dài và đề cập đến một số siêu dự án trong phân khúc LNG, tất cả đều sẵn sàng cho quyết định đầu tư cuối cùng trong năm nay. Những dự án này bao gồm việc mở rộng sản xuất ở Qatar và Papua New Guinea, cũng như LNG của Mozambique, liên quan đến Anadarko, Mitsui, và ba công ty lớn của Ấn Độ, và LNG Canada, gồm các đối tượng tham gia như Shell, PetroChina, Kogas và Mitsui.
Wood Mac dự báo một số trong những dự án này sẽ trì hoãn quyết định đầu tư cuối cùng cho đến cuối năm nay để tránh "tất cả cùng chạy qua cánh cửa đó cùng một lúc và rồi thì chi phí tăng vọt". Nói chung, quyết định đầu tư cuối cùng của năm nay sẽ cho biết liệu ngành này đã học được bài học từ cuộc khủng hoảng gần đây nhất hay chưa hoặc là nó sẽ trở lại chu kỳ bùng nổ và phá sản như tất cả chúng ta đều biết rất rõ.
Đây là sự tiếp nối của một xu hướng bắt đầu sau đợt sụp đổ năm 2014, vốn đầu tư trung bình năm ngoái trên mỗi dự án lớn – những mỏ dầu có trữ lượng thương mại là 50 triệu thùng tương đương dầu hoặc nhiều hơn - giảm xuống còn 2,7 tỷ USD từ mức 5,5 tỷ USD trong trung bình 10 năm qua.
Bên cạnh tính tiết kiệm mới này, các nhà phân tích của Wood Mac lưu ý, ngành công nghiệp dầu khí đã chú ý nhiều hơn đến việc phát triển những giếng dầu già và các dự án mở rộng sản xuất, với các nhà khai thác nước ngoài đang ngày càng chuyển sang giếng dầu dưới biển thay vì khai thác các mỏ mới.
Một lần nữa, đây là dấu hiệu của kỷ luật chi phí mới mà các công ty khai thác đã buộc phải áp dụng trong bối cảnh khủng hoảng giá từ ba năm qua. Xu hướng này cũng sẽ tiếp tục trong năm nay, với trọng tâm là các dự án khí đốt, cùng với một vài kế hoạch mở rộng lớn ở Iran, Na Uy và Oman.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích Wood Mac chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận này không phải là một chiến lược lâu dài và đề cập đến một số siêu dự án trong phân khúc LNG, tất cả đều sẵn sàng cho quyết định đầu tư cuối cùng trong năm nay. Những dự án này bao gồm việc mở rộng sản xuất ở Qatar và Papua New Guinea, cũng như LNG của Mozambique, liên quan đến Anadarko, Mitsui, và ba công ty lớn của Ấn Độ, và LNG Canada, gồm các đối tượng tham gia như Shell, PetroChina, Kogas và Mitsui.
Wood Mac dự báo một số trong những dự án này sẽ trì hoãn quyết định đầu tư cuối cùng cho đến cuối năm nay để tránh "tất cả cùng chạy qua cánh cửa đó cùng một lúc và rồi thì chi phí tăng vọt". Nói chung, quyết định đầu tư cuối cùng của năm nay sẽ cho biết liệu ngành này đã học được bài học từ cuộc khủng hoảng gần đây nhất hay chưa hoặc là nó sẽ trở lại chu kỳ bùng nổ và phá sản như tất cả chúng ta đều biết rất rõ.
Nguồn tin: xangdau.net
Relate Threads