Khi OPEC gia hạn cắt giảm lượng trong một nỗ lực siết chặt thị trường dầu mỏ, các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc - đã tràn gập dầu thô và đang đối mặt với nhu cầu trong nước yếu - sẵn sàng nhập khẩu dầu thô chậm lại ít nhất trong hai tháng tới.
Động thái này của các nhà máy lọc dầu teapots, một động lực chính với nhu cầu dầu thô của nước này, sẽ gây lo ngại về nhu cầu tại nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới này. Nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 9,2 triệu thùng/ngày trong tháng 3 xuống 8,4 triệu thùng/ngày trong tháng 4.
Các nhà máy lọc dầu độc lập, chủ yếu ở Sơn Đông, bị áp lực cắt giảm mức độ hoạt động do lợi nhuận bị giảm bởi việc giám sát thuế siết chặt hơn và chuyển đổi chính sách hạn ngạch của Bắc Kinh, trong khi một số nhà máy bắt đầu bảo dưỡng theo mùa.
Kế hoạch của các công ty dầu khí quốc doanh nhằm đưa công suất lọc dầu mới hoạt động cuối năm nay sẽ bù cho một số sụt giảm trong nhập khẩu, nhưng nhu cầu giảm từ các nhà máy teapots và tiềm năng sản lượng giảm cho thấy sự bùng nổ các nhà máy lọc dầu mới của Trung Quốc có thể đang chậm lại.
Một nhà quản lý tại nhà máy lọc dầu độc lập, người dấu tên cho biết sẽ đóng cửa nhiều nhà máy trong tháng 6, 7 và có thể tháng 8. Việc đóng cửa theo mùa nhưng cũng do thị trường đang không tốt và tồn kho cao.
Các nhà máy lọc dầu độc lập, chiếm tới 12% nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, đã có lợi nhuận kỷ lục kể từ khi có quyền nhập khẩu dầu thô cuối năm 2015, đang bán dầu diesel và xăng khắp châu Á trong khi doanh số bán nội địa mở rộng trong sự cạnh tranh chưa từng có với các doanh nghiệp quốc doanh.
Tuy nhiên, hồi tháng 1 Bắc Kinh đã đột ngột cấm hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của các nhà máy lọc dầu độc lập, hỗ trợ các nhà máy lọc dầu quốc doanh lớn, đưa ra một thời hạn chót để áp dụng giấy phép dầu thô mới và thắt chặt giám sát về thuế, siết chặt lợi nhuận.
Một số nhà máy lọc dầu đã vội vàng nhập dầu thô trong quý 1, lo lắng rằng họ có thể bị phạt về chậm sử dụng giấy phép nhập khẩu.
Một số nhà phân tích ước tính hoạt động hạn chế có thể kéo dài hơn dự tính trước đó. Theo BMI Research các nhà máy teapot đã hoạt động ở mức 58% công suất trong tháng 4, giảm dưới 60% lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016 và giảm từ công suất kỷ lục gần 65% trong tháng 2/2017. Họ cho biết trong một lưu ý “chính sách thay đổi, tình trạng cạnh tranh trong nước từ các doanh nghiệp nhà nước và không đủ cơ sở hạ tầng lưu trữ tại các thành phố cảng lớn sẽ hạn chế nhập khẩu”.
Một nhà quản lý tại nhà máy teapots khác cho biết tồn kho dầu diesel đặc biệt cao so với xăng tại Sơn Đông. Để giảm áp lực, nhà máy của ông có kế hoạch đóng cửa bộ phận tiêu thụ 90.000 thùng dầu thô/ngày cho tới tháng 7 để sửa chữa lại.
Kế hoạch của các công ty quốc doanh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC và CNOOC đưa các nhà máy lọc dầu mới tại Vân Nam và Huệ Châu hoạt động với công suất tổng cộng 460.000 thùng/ngày cũng như việc chấp thuận mới đối với nhà nhập khẩu teapot được dự kiến sẽ hỗ trợ nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ tháng 8 trở đi.
Bắc Kinh trong tháng 4 và tháng 5 cũng chấp thuận cho 6 nhà máy lọc dầu độc lập nhập khẩu dầu thô với tổng cộng 280.000 thùng/ngày, mặc dù một số vẫn là sơ bộ.
Harry Liu, một nhà phân tích tại công ty tư vấn IHS Markit, ước tính tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống khoảng 8 triệu thùng/ngày hiện nay, nhưng có thể tăng trở lại khoảng 8,5 triệu thung/ngày từ tháng 8.
Ông Liu nói “CNPC và CNOOC sẽ đóng góp phần lớn sự gia tăng trong hoạt động lọc dầu cuối năm nay. Đóng góp của Teapot sẽ là thấp hơn do môi trường để phát triển có nhiều khó khăn trong năm nay”.
Động thái này của các nhà máy lọc dầu teapots, một động lực chính với nhu cầu dầu thô của nước này, sẽ gây lo ngại về nhu cầu tại nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới này. Nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 9,2 triệu thùng/ngày trong tháng 3 xuống 8,4 triệu thùng/ngày trong tháng 4.
Các nhà máy lọc dầu độc lập, chủ yếu ở Sơn Đông, bị áp lực cắt giảm mức độ hoạt động do lợi nhuận bị giảm bởi việc giám sát thuế siết chặt hơn và chuyển đổi chính sách hạn ngạch của Bắc Kinh, trong khi một số nhà máy bắt đầu bảo dưỡng theo mùa.
Kế hoạch của các công ty dầu khí quốc doanh nhằm đưa công suất lọc dầu mới hoạt động cuối năm nay sẽ bù cho một số sụt giảm trong nhập khẩu, nhưng nhu cầu giảm từ các nhà máy teapots và tiềm năng sản lượng giảm cho thấy sự bùng nổ các nhà máy lọc dầu mới của Trung Quốc có thể đang chậm lại.
Các nhà máy lọc dầu độc lập, chiếm tới 12% nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, đã có lợi nhuận kỷ lục kể từ khi có quyền nhập khẩu dầu thô cuối năm 2015, đang bán dầu diesel và xăng khắp châu Á trong khi doanh số bán nội địa mở rộng trong sự cạnh tranh chưa từng có với các doanh nghiệp quốc doanh.
Tuy nhiên, hồi tháng 1 Bắc Kinh đã đột ngột cấm hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của các nhà máy lọc dầu độc lập, hỗ trợ các nhà máy lọc dầu quốc doanh lớn, đưa ra một thời hạn chót để áp dụng giấy phép dầu thô mới và thắt chặt giám sát về thuế, siết chặt lợi nhuận.
Một số nhà máy lọc dầu đã vội vàng nhập dầu thô trong quý 1, lo lắng rằng họ có thể bị phạt về chậm sử dụng giấy phép nhập khẩu.
Một số nhà phân tích ước tính hoạt động hạn chế có thể kéo dài hơn dự tính trước đó. Theo BMI Research các nhà máy teapot đã hoạt động ở mức 58% công suất trong tháng 4, giảm dưới 60% lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016 và giảm từ công suất kỷ lục gần 65% trong tháng 2/2017. Họ cho biết trong một lưu ý “chính sách thay đổi, tình trạng cạnh tranh trong nước từ các doanh nghiệp nhà nước và không đủ cơ sở hạ tầng lưu trữ tại các thành phố cảng lớn sẽ hạn chế nhập khẩu”.
Một nhà quản lý tại nhà máy teapots khác cho biết tồn kho dầu diesel đặc biệt cao so với xăng tại Sơn Đông. Để giảm áp lực, nhà máy của ông có kế hoạch đóng cửa bộ phận tiêu thụ 90.000 thùng dầu thô/ngày cho tới tháng 7 để sửa chữa lại.
Kế hoạch của các công ty quốc doanh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC và CNOOC đưa các nhà máy lọc dầu mới tại Vân Nam và Huệ Châu hoạt động với công suất tổng cộng 460.000 thùng/ngày cũng như việc chấp thuận mới đối với nhà nhập khẩu teapot được dự kiến sẽ hỗ trợ nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ tháng 8 trở đi.
Bắc Kinh trong tháng 4 và tháng 5 cũng chấp thuận cho 6 nhà máy lọc dầu độc lập nhập khẩu dầu thô với tổng cộng 280.000 thùng/ngày, mặc dù một số vẫn là sơ bộ.
Harry Liu, một nhà phân tích tại công ty tư vấn IHS Markit, ước tính tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống khoảng 8 triệu thùng/ngày hiện nay, nhưng có thể tăng trở lại khoảng 8,5 triệu thung/ngày từ tháng 8.
Ông Liu nói “CNPC và CNOOC sẽ đóng góp phần lớn sự gia tăng trong hoạt động lọc dầu cuối năm nay. Đóng góp của Teapot sẽ là thấp hơn do môi trường để phát triển có nhiều khó khăn trong năm nay”.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads