Các nhà sản xuất dầu thô đang mạo hiểm bước vào kinh doanh dầu thô, do giá dầu suy yếu ba năm nay đã khuyến khích họ tìm các nguồn thu nhập mới ngoài việc kinh doanh xuất khẩu sản lượng của họ.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là một trong số những nước thực hiện chuyển đổi. Theo một nguồn thạo tin với vấn đề này, một chi nhánh của công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco có kế hoạch bắt đầu giao dịch dầu thô không phải của Saudi.
Các thành viên khác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đang tham gia khi giá dầu vẫn ở khoảng một nửa mức giữa năm 2014.
Iraq đã hợp tác với một công ty của Nga để thiết lập một liên doanh kinh doanh, trong khi Abu Dhabi và Kuwait đang nghiên cứu kế hoạch kinh doanh.
David Fyfe, nhà kinh tế trưởng cùa công ty giao dịch hàng hóa Gunvor trả lời Reuters bên lề của Hội nghị dầu mỏ châu Á Thái Bình Dương ở Singapore “họ đang cố gắng trở nên linh hoạt hơn và nắm bắt thêm lợi nhuận trong thị trường này”.
Cho đến nay việc kinh doanh dầu mỏ được chiếm lĩnh bởi các thương nhân quốc tế, như Vitol, Gunvor, Trafigura và Glencore, cũng như các công ty năng lượng lớn như BP và Shell.
Aramco thành lập một đơn vị, công ty kinh doanh Aramco ATC, vào năm 2012 để tiếp thị các sản phẩm đã lọc, dầu cơ bản và hóa dầu.
Việc giao dịch dầu thô ban đầu không phải nhiệm vụ, nhưng ATC hiện nay có kế hoạch kinh doanh dầu thô không phải của Saudi chủ yếu cho các liên doanh quốc tế của Aramco, như nhà máy lọc dầu Motiva của Mỹ và S-Oil tại Hàn Quốc.
Sáng kiến này phù hợp với mục tiêu ban đầu của Saudi Aramco trở thành công ty năng lượng tích hợp lớn nhất thế giới, với kế hoạch mở rộng hoạt động lọc dầu và sản xuất hóa dầu.
Một nguồn tin cho biết giao dịch dầu thô của ATC sẽ được điều hành chủ yếu thông qua văn phòng của họ ở Singapore, nơi ATC có 10 đến 15 nhiên viên vào cuối năm nay.
Oman là nhà sản xuất Trung Đông đầu tiên chuyển đổi giao dịch, thiết lập liên doanh 50:50 với Vitol trong thập kỷ qua.
OTI giao dịch dầu thô, sản phẩm và khí tự nhiên lỏng của Oman, sau đó được chính phủ mua tài sản và hiện nay được sở hữu hoàn toàn bởi công ty dầu nhà nước Oman.
Các nhà sản xuất khác của Trung Đông hiện nay đang bắt kịp. Công ty dầu mỏ nhà nước Abu Dhabi ADNOC đang xem xét thiết lập một đơn vị kinh doanh.
Công ty tiếp thị dầu mỏ của Iraq, SOMO đã hợp tác với Lukoil của Nga trong một liên doanh tại Dubai để giao dịch dầu thô. Liên doanh này có thể mở rộng thành kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu.
Kuwait đang nghiên cứu thiết lập một công ty mới để tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ. Công ty này sẽ giúp Kuwait bán sản phẩm chủ yếu từ các nhà máy lọc dầu liên doanh của họ tại Duqm, Oman.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là một trong số những nước thực hiện chuyển đổi. Theo một nguồn thạo tin với vấn đề này, một chi nhánh của công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco có kế hoạch bắt đầu giao dịch dầu thô không phải của Saudi.
Các thành viên khác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đang tham gia khi giá dầu vẫn ở khoảng một nửa mức giữa năm 2014.
Iraq đã hợp tác với một công ty của Nga để thiết lập một liên doanh kinh doanh, trong khi Abu Dhabi và Kuwait đang nghiên cứu kế hoạch kinh doanh.
David Fyfe, nhà kinh tế trưởng cùa công ty giao dịch hàng hóa Gunvor trả lời Reuters bên lề của Hội nghị dầu mỏ châu Á Thái Bình Dương ở Singapore “họ đang cố gắng trở nên linh hoạt hơn và nắm bắt thêm lợi nhuận trong thị trường này”.
Aramco thành lập một đơn vị, công ty kinh doanh Aramco ATC, vào năm 2012 để tiếp thị các sản phẩm đã lọc, dầu cơ bản và hóa dầu.
Việc giao dịch dầu thô ban đầu không phải nhiệm vụ, nhưng ATC hiện nay có kế hoạch kinh doanh dầu thô không phải của Saudi chủ yếu cho các liên doanh quốc tế của Aramco, như nhà máy lọc dầu Motiva của Mỹ và S-Oil tại Hàn Quốc.
Sáng kiến này phù hợp với mục tiêu ban đầu của Saudi Aramco trở thành công ty năng lượng tích hợp lớn nhất thế giới, với kế hoạch mở rộng hoạt động lọc dầu và sản xuất hóa dầu.
Một nguồn tin cho biết giao dịch dầu thô của ATC sẽ được điều hành chủ yếu thông qua văn phòng của họ ở Singapore, nơi ATC có 10 đến 15 nhiên viên vào cuối năm nay.
Oman là nhà sản xuất Trung Đông đầu tiên chuyển đổi giao dịch, thiết lập liên doanh 50:50 với Vitol trong thập kỷ qua.
OTI giao dịch dầu thô, sản phẩm và khí tự nhiên lỏng của Oman, sau đó được chính phủ mua tài sản và hiện nay được sở hữu hoàn toàn bởi công ty dầu nhà nước Oman.
Các nhà sản xuất khác của Trung Đông hiện nay đang bắt kịp. Công ty dầu mỏ nhà nước Abu Dhabi ADNOC đang xem xét thiết lập một đơn vị kinh doanh.
Công ty tiếp thị dầu mỏ của Iraq, SOMO đã hợp tác với Lukoil của Nga trong một liên doanh tại Dubai để giao dịch dầu thô. Liên doanh này có thể mở rộng thành kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu.
Kuwait đang nghiên cứu thiết lập một công ty mới để tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ. Công ty này sẽ giúp Kuwait bán sản phẩm chủ yếu từ các nhà máy lọc dầu liên doanh của họ tại Duqm, Oman.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads