Đối mặt với nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh, Algeria, Angola hay Nigeria đã có những phản ứng khác nhau.
Trong chuyến công du Kenya, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã tái khẳng định không phá giá đồng nội tệ (naira) vì điều đó sẽ tác động tiêu cực đến những người nghèo nhất. Đồng nội tệ nước này đã bị mất giá trên thị trường chợ đen kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng, và tình hình còn nghiêm trọng hơn so với đồng dinar của Algeria. Chuyên gia phân tích kinh tế Imad Mesdoua cho biết nền kinh tế Nigieria mở hơn nên có nhiều doanh nghiệp cần nhập khẩu hơn. Ngân hàng trung ương Nigeria đã lập một danh sách các hàng hóa không được nhập khẩu để bảo vệ trữ lượng ngoại hối của đất nước được sử dụng để duy trì giá trị của đồng nội tệ.
Chính phủ Nigeria đã quyết định không trợ giá dầu mỏ năm 2016 và đã đàm phán với các công ty dầu mỏ lớn nhằm trả khoản nợ lên tới 4 tỷ USD. Ảnh hưởng đến ngân sách từ việc giá dầu thô sụt giảm là rất lớn. Trữ lượng ngoại hối của Nigeria chỉ còn 30 tỷ USD, thấp hơn 5 lần so với Algeria. Nigeria đang bị thâm hụt ngân sách lớn và Bộ trưởng Tài chính nước này đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) để vay tiền. Ảnh hưởng với người dân Nigeria còn lớn hơn rất nhiều so với ở Algeria. Nửa năm qua, giá tiêu dùng đã tăng lên chóng mặt. Tháng 1, lạm phát ở mức 9,6%. Nigeria không có nhiều khả năng giúp người dân đối phó với những khó khăn kinh tế như Algeria. Ông Imad Mesdoua cho rằng Nigeria có ít trữ lượng ngoại hối và không có các chính sách hỗ trợ như Algeria.
Nhưng ưu tiên chính trị lúc này của Nigeria đó là cuộc chiến chống tham nhũng và nhất là trong giai đoạn khủng hoảng này, cần phải thu hồi lại số tiền đã bị tham nhũng. Số tiền này là rất lớn. Tại Mỹ, Tổng thống Buhari đã đề nghị người đồng cấp Barack Obama giúp đỡ để thu về 150 tỷ USD. Số tiền gấp hơn 2 lần tổng nợ của Nigeria.
Tại Angola, chính phủ nước này cũng đã phải chấm dứt trợ giá nhiên liệu và nước sinh hoạt và có tác động lớn tới người dân. Hơn nửa người dân Angola đang sống chỉ với dưới 2 USD/ngày. Dầu mỏ chiếm 72% nguồn thu của đất nước này, việc giá dầu giảm càng làm cho tình hình tồi tệ thêm. Chi phí sinh hoạt tăng cao, nhiều công chức không được trả lương đều đặn. Từ hơn 9 tháng qua, người làm công ăn lương trong các công ty vận tải quốc doanh ở thủ đô Luanda không được nhận lương. Các dự án hạ tầng lớn bị dừng lại.
Người nước ngoài mà phần lớn là người Bồ Đào Nha đã không được tái ký hợp đồng do thiếu tiền. Để đối phó với nguồn thu bị giảm sút, nhà nước đã cải cách hệ thống trợ giá nước sinh hoạt và nhiên liệu. Rút USD tại các ngân hàng rất khó khăn. Đồng nội tệ (kwanzas) bị mất giá 35% trong 1 năm. Tại chợ đen, 1 USD đổi được 335 kwanzas, cao hơn nhiều so với mức 155 kwanzas theo tỷ giá chính thức. Hồi tháng 12/2015, Thống đốc Ngân hàng trung ương José Pedro de Morais từng tuyên bố dù cán cân thanh toán bị thâm hụt và trữ lượng ngoại hối thấp, nhưng ngân sách Nhà nước trong năm tài khóa 2016 sẽ vượt qua được khó khăn tạm thời này.
Angola đã yêu cầu WB cho vay 650 triệu USD. Quốc gia miền Nam châu Phi này sẽ thực hiện tăng thuế trong năm 2016, cho thôi việc hàng nghìn công chức, giảm mạnh chi tiêu công. Ngoài ra hạn hán đang đe dọa làm cho 800.000 người Angola thiếu lương thực.
Trong chuyến công du Kenya, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã tái khẳng định không phá giá đồng nội tệ (naira) vì điều đó sẽ tác động tiêu cực đến những người nghèo nhất. Đồng nội tệ nước này đã bị mất giá trên thị trường chợ đen kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng, và tình hình còn nghiêm trọng hơn so với đồng dinar của Algeria. Chuyên gia phân tích kinh tế Imad Mesdoua cho biết nền kinh tế Nigieria mở hơn nên có nhiều doanh nghiệp cần nhập khẩu hơn. Ngân hàng trung ương Nigeria đã lập một danh sách các hàng hóa không được nhập khẩu để bảo vệ trữ lượng ngoại hối của đất nước được sử dụng để duy trì giá trị của đồng nội tệ.
Nhưng ưu tiên chính trị lúc này của Nigeria đó là cuộc chiến chống tham nhũng và nhất là trong giai đoạn khủng hoảng này, cần phải thu hồi lại số tiền đã bị tham nhũng. Số tiền này là rất lớn. Tại Mỹ, Tổng thống Buhari đã đề nghị người đồng cấp Barack Obama giúp đỡ để thu về 150 tỷ USD. Số tiền gấp hơn 2 lần tổng nợ của Nigeria.
Tại Angola, chính phủ nước này cũng đã phải chấm dứt trợ giá nhiên liệu và nước sinh hoạt và có tác động lớn tới người dân. Hơn nửa người dân Angola đang sống chỉ với dưới 2 USD/ngày. Dầu mỏ chiếm 72% nguồn thu của đất nước này, việc giá dầu giảm càng làm cho tình hình tồi tệ thêm. Chi phí sinh hoạt tăng cao, nhiều công chức không được trả lương đều đặn. Từ hơn 9 tháng qua, người làm công ăn lương trong các công ty vận tải quốc doanh ở thủ đô Luanda không được nhận lương. Các dự án hạ tầng lớn bị dừng lại.
Người nước ngoài mà phần lớn là người Bồ Đào Nha đã không được tái ký hợp đồng do thiếu tiền. Để đối phó với nguồn thu bị giảm sút, nhà nước đã cải cách hệ thống trợ giá nước sinh hoạt và nhiên liệu. Rút USD tại các ngân hàng rất khó khăn. Đồng nội tệ (kwanzas) bị mất giá 35% trong 1 năm. Tại chợ đen, 1 USD đổi được 335 kwanzas, cao hơn nhiều so với mức 155 kwanzas theo tỷ giá chính thức. Hồi tháng 12/2015, Thống đốc Ngân hàng trung ương José Pedro de Morais từng tuyên bố dù cán cân thanh toán bị thâm hụt và trữ lượng ngoại hối thấp, nhưng ngân sách Nhà nước trong năm tài khóa 2016 sẽ vượt qua được khó khăn tạm thời này.
Angola đã yêu cầu WB cho vay 650 triệu USD. Quốc gia miền Nam châu Phi này sẽ thực hiện tăng thuế trong năm 2016, cho thôi việc hàng nghìn công chức, giảm mạnh chi tiêu công. Ngoài ra hạn hán đang đe dọa làm cho 800.000 người Angola thiếu lương thực.
Thanh Bình (P/v TTXVN tại Alger)
Relate Threads