Tổng Thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo cho biết đầu tư vào ngành dầu mỏ đang gia tăng khi giá dầu phục hồi song chưa đạt mức trước khi thị trường đi xuống năm 2014.
Tổng Thư ký Barkindo cho biết nhóm 14 thành viên OPEC đang liên tục đánh giá tác động của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu đã được ký kết nhằm đưa ra “hành động thích hợp” khi thỏa thuận hết hạn vào cuối năm nay.
Liên quan đến hoạt động này, Tổng Thư ký Barkindo còn cho biết ngoài 24 quốc gia ký tuyên bố hợp tác hồi tháng 11 năm ngoái về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018, OPEC còn nhận được sự hợp tác từ sáu quốc gia sản xuất dầu thô khác.
Đầu tuần này Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tiết lộ nhà sản xuất dầu thô hàng đầu OPEC này và Nga, quốc gia ngoài OPEC, đang cân nhắc một thỏa thuận dài hạn, theo đó gia hạn thỏa thuận giám sát nguồn cung dầu thô toàn thế giới lên tới 20 năm.
Nga đang thảo luận với 14 quốc gia thành viên OPEC về tình hình dư cung dầu thô trước đây nhằm hạn chế nguồn cung và giúp phục hồi giá "vàng đen". Tuy nhiên, việc bàn thảo về thỏa thuận giám sát nguồn cung giữa hai bên từ 10 năm đến 20 năm như trên sẽ là điều chưa từng có.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar al-Luaibi cho biết một số nhà xuất khẩu dầu thô khác đề xuất gia hạn thỏa thuận giám sát nguồn cung nói trên thêm sáu tháng, do nhận định thị trường này đang dần bình ổn với mức giá được cải thiện.
Cũng theo Bộ trưởng al-Luaibi, quyết định về việc gia hạn thỏa thuận sẽ hết hạn vào cuối năm 2018 này sẽ phụ thuộc vào các cuộc họp của các nhà xuất khẩu dầu thô, dự kiến được tổ chức cuối năm nay.
OPEC, Nga và một số nhà sản xuất dầu thô ngoài OPEC nhất trí cắt giảm nguồn cung nhiên liệu này kể từ tháng 1/2017 nhằm vực dậy giá dầu lao dốc từ mức 110 USD/thùng hồi năm 2014 xuống chỉ còn 30 USD hồi năm 2016. Thỏa thuận này đã giúp giá dầu tăng trở lại.
Khép phiên giao dịch ngày 28/3, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 5/2018 đứng ở mức 64,38 USD/thùng trên sàn giao dịch New York, trong khi dầu Brent giao cùng kỳ hạn đứng ở mức 69,53 USD/thùng tại London.
Tổng Thư ký Barkindo cho biết nhóm 14 thành viên OPEC đang liên tục đánh giá tác động của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu đã được ký kết nhằm đưa ra “hành động thích hợp” khi thỏa thuận hết hạn vào cuối năm nay.
Liên quan đến hoạt động này, Tổng Thư ký Barkindo còn cho biết ngoài 24 quốc gia ký tuyên bố hợp tác hồi tháng 11 năm ngoái về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018, OPEC còn nhận được sự hợp tác từ sáu quốc gia sản xuất dầu thô khác.
Đầu tuần này Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tiết lộ nhà sản xuất dầu thô hàng đầu OPEC này và Nga, quốc gia ngoài OPEC, đang cân nhắc một thỏa thuận dài hạn, theo đó gia hạn thỏa thuận giám sát nguồn cung dầu thô toàn thế giới lên tới 20 năm.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar al-Luaibi cho biết một số nhà xuất khẩu dầu thô khác đề xuất gia hạn thỏa thuận giám sát nguồn cung nói trên thêm sáu tháng, do nhận định thị trường này đang dần bình ổn với mức giá được cải thiện.
Cũng theo Bộ trưởng al-Luaibi, quyết định về việc gia hạn thỏa thuận sẽ hết hạn vào cuối năm 2018 này sẽ phụ thuộc vào các cuộc họp của các nhà xuất khẩu dầu thô, dự kiến được tổ chức cuối năm nay.
OPEC, Nga và một số nhà sản xuất dầu thô ngoài OPEC nhất trí cắt giảm nguồn cung nhiên liệu này kể từ tháng 1/2017 nhằm vực dậy giá dầu lao dốc từ mức 110 USD/thùng hồi năm 2014 xuống chỉ còn 30 USD hồi năm 2016. Thỏa thuận này đã giúp giá dầu tăng trở lại.
Khép phiên giao dịch ngày 28/3, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 5/2018 đứng ở mức 64,38 USD/thùng trên sàn giao dịch New York, trong khi dầu Brent giao cùng kỳ hạn đứng ở mức 69,53 USD/thùng tại London.
bnews.vn
Relate Threads