Các quốc gia tham gia dự án Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) có ý định bắt đầu đàm phán với EU về việc bổ sung nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu.
Một bản tuyên bố chung đã được những người tham gia Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 của Hội đồng Tư vấn (HĐTV) hiện thực hóa dự án SGC tại Baku ký kết.
Tuyên bố chung được ký bởi đại diện của Albania, Azerbaijan, Bulgaria, Gruzia, Hy Lạp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Montenegro, Anh, Mỹ và Ủy ban châu Âu (EC).
Tuyên bố chung nói rằng các quốc gia thành viên tham gia dự án SGC sẽ tiếp tục thắt chặt hơn mối quan hệ lâu dài giữa các nhà sản xuất năng lượng, các nhà cung cấp và khách hàng nằm dọc theo SGC để bảo đảm một nguồn cung cấp khí đốt đáng tin cậy và bền vững từ Azerbaijan cho Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Cũng theo Tuyên bố chung, những người tham gia Hội nghị sẽ đánh giá sự phát triển của SGC, bao gồm cả khối lượng tương lai của đường ống dẫn khí, việc kết nối với các tuyến ống khác và việc bổ sung, mở rộng thị trường.
Nói về kết quả cuộc họp của HĐTV, Bộ trưởng Năng lượng của Azerbaijan Natig Aliyev khẳng định rằng việc hoàn thành SGC phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính.
Cuộc họp của HĐTV ở Baku đã thảo luận không chỉ vấn đề cung cấp khí đốt cho châu Âu, mà còn về vấn đề tài chính của dự án.
Đặc biệt, vấn đề tài chính được thảo luận với các đại diện của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Theo Bộ trưởng Aliyev, bất chấp những khó khăn kinh tế trên thế giới, việc tài trợ và mời gọi các nguồn tín dụng cho dự án không gặp phải vấn đề gì.
SGC đã đạt được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu.
Chi phí thực hiện dự án SGC ước tính khoảng 40 tỷ USD.
Azerbaijan cam kết sẽ đầu tư 13 tỷ USD. Trước đây, quốc gia này đã tuyên bố rằng có thể tự tài trợ cho phần của mình mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Tuy nhiên, những nước thành viên tham gia dự án đang hy vọng vào sự ủng hộ không chỉ của Ngân hàng Thế giới mà còn của Liên minh châu Âu.
SGC sẽ đảm bảo việc vận chuyển 10 tỷ m3 khí đốt (do Azerbaijan sản xuất trong khuôn khổ giai đoạn 2 khai thác mỏ Shah Deniz) từ khu vực Caspian qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu.
Các thành phần chính của dự án là:
- Hoàn tất giai đoạn 2 của đề án khai thác mỏ Shah Deniz;
- Mở rộng tuyến đường ống Nam Caucasus, từ Baku qua Gruzia tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ;
- Xây dựng đường ống dẫn khí xuyên Anatolia, từ miền Đông đến biên giới phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ và đường ốngTrans-Adriatic Pipeline (TAP), nối Hy Lạp, Albania và xuyên biển Adriatic tới miền nam nước Ý.
Dự kiến, khí đốt của Azerbaijan sẽ được vận chuyển qua SGC tới châu Âu vào đầu năm 2020.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Một bản tuyên bố chung đã được những người tham gia Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 của Hội đồng Tư vấn (HĐTV) hiện thực hóa dự án SGC tại Baku ký kết.
Tuyên bố chung được ký bởi đại diện của Albania, Azerbaijan, Bulgaria, Gruzia, Hy Lạp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Montenegro, Anh, Mỹ và Ủy ban châu Âu (EC).
Tuyên bố chung nói rằng các quốc gia thành viên tham gia dự án SGC sẽ tiếp tục thắt chặt hơn mối quan hệ lâu dài giữa các nhà sản xuất năng lượng, các nhà cung cấp và khách hàng nằm dọc theo SGC để bảo đảm một nguồn cung cấp khí đốt đáng tin cậy và bền vững từ Azerbaijan cho Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Cũng theo Tuyên bố chung, những người tham gia Hội nghị sẽ đánh giá sự phát triển của SGC, bao gồm cả khối lượng tương lai của đường ống dẫn khí, việc kết nối với các tuyến ống khác và việc bổ sung, mở rộng thị trường.
Nói về kết quả cuộc họp của HĐTV, Bộ trưởng Năng lượng của Azerbaijan Natig Aliyev khẳng định rằng việc hoàn thành SGC phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính.
Cuộc họp của HĐTV ở Baku đã thảo luận không chỉ vấn đề cung cấp khí đốt cho châu Âu, mà còn về vấn đề tài chính của dự án.
Đặc biệt, vấn đề tài chính được thảo luận với các đại diện của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Theo Bộ trưởng Aliyev, bất chấp những khó khăn kinh tế trên thế giới, việc tài trợ và mời gọi các nguồn tín dụng cho dự án không gặp phải vấn đề gì.
SGC đã đạt được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu.
Chi phí thực hiện dự án SGC ước tính khoảng 40 tỷ USD.
Tuy nhiên, những nước thành viên tham gia dự án đang hy vọng vào sự ủng hộ không chỉ của Ngân hàng Thế giới mà còn của Liên minh châu Âu.
SGC sẽ đảm bảo việc vận chuyển 10 tỷ m3 khí đốt (do Azerbaijan sản xuất trong khuôn khổ giai đoạn 2 khai thác mỏ Shah Deniz) từ khu vực Caspian qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu.
Các thành phần chính của dự án là:
- Hoàn tất giai đoạn 2 của đề án khai thác mỏ Shah Deniz;
- Mở rộng tuyến đường ống Nam Caucasus, từ Baku qua Gruzia tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ;
- Xây dựng đường ống dẫn khí xuyên Anatolia, từ miền Đông đến biên giới phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ và đường ốngTrans-Adriatic Pipeline (TAP), nối Hy Lạp, Albania và xuyên biển Adriatic tới miền nam nước Ý.
Dự kiến, khí đốt của Azerbaijan sẽ được vận chuyển qua SGC tới châu Âu vào đầu năm 2020.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Relate Threads