Giá dầu lao dốc đã tác động mạnh tới đa số các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Giá dầu vẫn đang đi xuống và viễn cảnh hồi phục gần như chưa thấy. Algeria, Venezuela, Saudi Arabia, Iran, Nga đã phải đề ra các biện pháp nhằm làm giảm thiểu tác động tiêu cực do giá dầu xuống thấp tới mức thấp nhất trong 12 năm qua.
Venezuela có lẽ là quốc gia lâm vào tình cảnh bi đát nhất vì giá dầu giảm.
Nền kinh tế nước này đang bị lún sâu vào khủng hoảng kể từ sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Hugo Chavez trùng với thời điểm thị trường dầu mỏ đi xuống.
Thu nhập của nước này phục thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu khí và dùng để nhập lương thực. Thu nhập sụt giảm gây ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Theo các dữ liệu kinh tế lần đầu tiên được công bố từ hơn 1 năm qua, Tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước này tính đến cuối năm ngoái giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước đó. Tỷ lệ lạm phát vào cuối quý 3 cùng năm là 141,5%.
Venezuela đang phải dùng dự trữ ngoại hối để chi tiêu công. Chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 15/1/2016 đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 60 ngày nhằm giải cứu nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới sẽ tiếp tục giảm, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự báo nền kinh tế vốn phụ thuộc tới 96% vào xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela sẽ suy giảm từ 6-10% và tỷ lệ lạm phát có thể lên tới 200% trong năm nay và có khả năng Venezuela sẽ lâm vào tình trạng phá sản.
Các nước khai thác dầu của châu Phi cũng đang trong tình cảnh khó khăn.
Algeria dự kiến thâm hụt ngân sách trong năm 2016 ở mức 30 tỷ USD. Trong thời gian từ tháng 1 - 11/2015, thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia Bắc Phi này ở mức 12,6 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối chỉ còn 152,7 tỷ USD. Dự kiến, quỹ điều chỉnh thu nhập của Algeria sẽ bị cạn kiệt vào cuối năm 2016. Thu nhập từ xuất khẩu dầu khí sụt giảm đã buộc Chính phủ Algeria phải dừng nhiều dự án và giảm đầu tư công 16% trong năm nay.
Để đối phó với giá dầu giảm mạnh, Chính phủ Algeria đã quyết định giảm trợ giá nhiên liệu, điện, khí đốt, đồng thời tăng thuế giá trị gia tăng từ 7% lên 17%. Nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá với việc tăng thuế tiêu thụ trong nước.
Algeria đã khó khăn, Angola lại càng khó khăn gấp bội khi doanh thu từ dầu mỏ chiếm 75% thu nhập của đất nước này. Nguồn thu nhập này đã bị giảm 1/4 . Khu vực công bắt đầu gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên. Những lao động làm việc trong lĩnh vực vận tải công cộng đã không được nhận lương trong 9 tháng.
Bên cạnh những thách thức về an ninh liên quan đến cuộc chiến chống phiến quân Boko Haram, Nigeria, nước khai thác dầu lớn nhất lục địa Đen cũng đang phải đối mặt với việc nguồn thu từ dầu khí giảm xuống. Do vậy, chính phủ nước này đã quyết định giảm trợ giá nhiên liệu.
Trong khi đó, nền kinh tế Nga đang rơi vào khủng hoảng. Nguồn thu từ dầu mỏ chiếm 1/2 ngân sách của Nga. Chính phủ Nga đã quyết định cắt giảm chi tiêu trong những lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, giáo dục, y tế để cân bằng ngân sách của năm 2016. Nền kinh tế xứ sở bạch dương gặp nhiều khó khăn trong nhiều tháng qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moskva do những bất đồng trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
Đồng nội tệ ruble (rúp) mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong năm ngoái. Tuy nhiên, việc giá dầu tiếp tục giảm sâu đã phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế Nga. Kể từ đầu năm 2016 đến nay, đồng ruble đã mất hơn 5% giá trị. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Trong thông điệp liên bang hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trấn an người dân khi nói rằng Moskva đã có sự chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào, kể cả sự bất ổn của giá dầu.
Được xem như có phần trách nhiệm khi gây ra tình trạng giá dầu thấp như hiện nay với chính sách bảo vệ thị phần, Saudi Arabia cũng không tránh khỏi lao đao. Là nước khai thác dầu lớn nhất thế giới, có trữ lượng dầu lớn thứ 2 thế giới và dự trữ ngoại tệ gần 650 tỷ USD, Saudi Arabia cũng đang gặp khó khăn về ngân sách. Với mức thâm hụt ngân sách dự kiến 110 tỷ USD năm 2016 (năm 2015 là 130 tỷ USD), Saudi Arabia đang áp dụng chính sách khắc khổ.
Sau khi Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận được áp dụng 20 năm qua với Iran vào ngày 16/1/2016, giới đầu tư dầu mỏ đã lo ngại rằng, Iran sẽ xuất khẩu ồ ạt dầu để “bù đắp” cho những năm tháng bị “cấm cửa”. Iran được cho là sẽ tiếp thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 12 tháng tới và khiến lượng dầu trên thế giới, hiện đã nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ 1,5 triệu thùng/ngày thêm dư thừa. Nếu Saudi Arabia và các thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn cứ tiếp tục duy trì mức sản lượng cao để bảo vệ thị phần như hiện nay, thì khả năng, giá dầu sẽ còn giảm xuống nữa do cung vượt cầu quá mức.
Trong khi đó, dù có nền kinh tế tương đối đa dạng, nhưng Tehran vẫn phụ thuộc vào dầu mỏ và do vậy cũng cảm nhận được khó khăn khi giá dầu thấp. Do đó, Iran cần có kế hoạch nâng sản lượng khai thác dầu của mình theo lộ trình từ từ, căn cứ vào diễn biến thị trường. Hiện Chính phủ Iran đã tăng thuế giá trị gia tăng, thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài để khôi phục nền kinh tế sau nhiều năm bị cấm vận.
Venezuela có lẽ là quốc gia lâm vào tình cảnh bi đát nhất vì giá dầu giảm.
Nền kinh tế nước này đang bị lún sâu vào khủng hoảng kể từ sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Hugo Chavez trùng với thời điểm thị trường dầu mỏ đi xuống.
Thu nhập của nước này phục thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu khí và dùng để nhập lương thực. Thu nhập sụt giảm gây ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Theo các dữ liệu kinh tế lần đầu tiên được công bố từ hơn 1 năm qua, Tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước này tính đến cuối năm ngoái giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước đó. Tỷ lệ lạm phát vào cuối quý 3 cùng năm là 141,5%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới sẽ tiếp tục giảm, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự báo nền kinh tế vốn phụ thuộc tới 96% vào xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela sẽ suy giảm từ 6-10% và tỷ lệ lạm phát có thể lên tới 200% trong năm nay và có khả năng Venezuela sẽ lâm vào tình trạng phá sản.
Các nước khai thác dầu của châu Phi cũng đang trong tình cảnh khó khăn.
Algeria dự kiến thâm hụt ngân sách trong năm 2016 ở mức 30 tỷ USD. Trong thời gian từ tháng 1 - 11/2015, thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia Bắc Phi này ở mức 12,6 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối chỉ còn 152,7 tỷ USD. Dự kiến, quỹ điều chỉnh thu nhập của Algeria sẽ bị cạn kiệt vào cuối năm 2016. Thu nhập từ xuất khẩu dầu khí sụt giảm đã buộc Chính phủ Algeria phải dừng nhiều dự án và giảm đầu tư công 16% trong năm nay.
Để đối phó với giá dầu giảm mạnh, Chính phủ Algeria đã quyết định giảm trợ giá nhiên liệu, điện, khí đốt, đồng thời tăng thuế giá trị gia tăng từ 7% lên 17%. Nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá với việc tăng thuế tiêu thụ trong nước.
Algeria đã khó khăn, Angola lại càng khó khăn gấp bội khi doanh thu từ dầu mỏ chiếm 75% thu nhập của đất nước này. Nguồn thu nhập này đã bị giảm 1/4 . Khu vực công bắt đầu gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên. Những lao động làm việc trong lĩnh vực vận tải công cộng đã không được nhận lương trong 9 tháng.
Bên cạnh những thách thức về an ninh liên quan đến cuộc chiến chống phiến quân Boko Haram, Nigeria, nước khai thác dầu lớn nhất lục địa Đen cũng đang phải đối mặt với việc nguồn thu từ dầu khí giảm xuống. Do vậy, chính phủ nước này đã quyết định giảm trợ giá nhiên liệu.
Trong khi đó, nền kinh tế Nga đang rơi vào khủng hoảng. Nguồn thu từ dầu mỏ chiếm 1/2 ngân sách của Nga. Chính phủ Nga đã quyết định cắt giảm chi tiêu trong những lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, giáo dục, y tế để cân bằng ngân sách của năm 2016. Nền kinh tế xứ sở bạch dương gặp nhiều khó khăn trong nhiều tháng qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moskva do những bất đồng trong cuộc khủng hoảng Ukraina.
Đồng nội tệ ruble (rúp) mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong năm ngoái. Tuy nhiên, việc giá dầu tiếp tục giảm sâu đã phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế Nga. Kể từ đầu năm 2016 đến nay, đồng ruble đã mất hơn 5% giá trị. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Trong thông điệp liên bang hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trấn an người dân khi nói rằng Moskva đã có sự chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào, kể cả sự bất ổn của giá dầu.
Được xem như có phần trách nhiệm khi gây ra tình trạng giá dầu thấp như hiện nay với chính sách bảo vệ thị phần, Saudi Arabia cũng không tránh khỏi lao đao. Là nước khai thác dầu lớn nhất thế giới, có trữ lượng dầu lớn thứ 2 thế giới và dự trữ ngoại tệ gần 650 tỷ USD, Saudi Arabia cũng đang gặp khó khăn về ngân sách. Với mức thâm hụt ngân sách dự kiến 110 tỷ USD năm 2016 (năm 2015 là 130 tỷ USD), Saudi Arabia đang áp dụng chính sách khắc khổ.
Sau khi Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận được áp dụng 20 năm qua với Iran vào ngày 16/1/2016, giới đầu tư dầu mỏ đã lo ngại rằng, Iran sẽ xuất khẩu ồ ạt dầu để “bù đắp” cho những năm tháng bị “cấm cửa”. Iran được cho là sẽ tiếp thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 12 tháng tới và khiến lượng dầu trên thế giới, hiện đã nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ 1,5 triệu thùng/ngày thêm dư thừa. Nếu Saudi Arabia và các thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn cứ tiếp tục duy trì mức sản lượng cao để bảo vệ thị phần như hiện nay, thì khả năng, giá dầu sẽ còn giảm xuống nữa do cung vượt cầu quá mức.
Trong khi đó, dù có nền kinh tế tương đối đa dạng, nhưng Tehran vẫn phụ thuộc vào dầu mỏ và do vậy cũng cảm nhận được khó khăn khi giá dầu thấp. Do đó, Iran cần có kế hoạch nâng sản lượng khai thác dầu của mình theo lộ trình từ từ, căn cứ vào diễn biến thị trường. Hiện Chính phủ Iran đã tăng thuế giá trị gia tăng, thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài để khôi phục nền kinh tế sau nhiều năm bị cấm vận.
Theo: Petrotimes.vn
Relate Threads