Khi giá dầu thô khó có triển vọng bứt phá qua ngưỡng 60 đô la Mỹ/thùng, các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới xác định, để cải thiện tình hình kinh doanh, họ phải tìm cách giảm mức giá hòa vốn, theo Wall Street Journal.
Mức giá hòa vốn, từng là thước đo ít được chú ý và khá mập mờ, nhưng nay trở thành mối quan tâm hàng đầu đang ám ảnh các ông lớn dầu khí toàn cầu như Exxon Mobil, BP và Chevron trong bối cảnh giá dầu lừng khừng trong khoảng 50-60 đô la Mỹ/thùng.
Nói một cách đơn giản, mức giá hòa vốn là mức giá dầu cần thiết để một công ty dầu khí thu về lượng tiền mặt đủ trang trải chi phí đầu tư và trả cổ tức.
Hòa vốn khi giá dầu 50 đô la Mỹ/thùng
Tập đoàn dầu khí BP cho biết mức giá hòa vốn của tập đoàn này trong nửa đầu năm nay là 47 đô la Mỹ/thùng dầu. BP đang đặt mục tiêu giảm mức giá hòa vốn xuống còn 35-40 đô la Mỹ/thùng vào năm 2021 để cải thiện bức tranh lợi nhuận với giả định giá dầu lúc đó sẽ duy trì ở mức hiện nay.
Nhìn chung, các công ty dầu khí lớn nhất châu Âu đã giảm mức giá hòa vốn về khoảng 50 đô la Mỹ/thùng, theo ngân hàng Barclays (Anh).
Tập đoàn Exxon Mobil không công bố mức giá hòa vốn nhưng đã thành công trong nỗ lực cải thiện doanh thu để trang trải chi phí hoạt động trong ba quí gần nhất khi giá dầu Brent đạt mức trung bình 51 đô la Mỹ/thùng.
Trong thời gian gần đây, nhiều công ty dầu khí đã cải thiện lợi nhuận và doanh thu trong khi giảm dần gánh nợ.
Giới đầu tư đang chú ý hơn đến mức cổ tức của các công ty dầu khí. Họ cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin về mức giá hòa vốn khi các tập đoàn như Exxon, Chevron Total, BP, Shell chuẩn bị công bố kết quả kinh doanh quí 3-2017
“Đó là điểm mấu chốt mà chúng tôi quan sát”, Rohan Murphy, nhà phân tích năng lượng ở Công ty quản lý đầu tư Allianz Global Investors (Mỹ), cho biết. Công ty này đang nắm giữ cổ phiếu của BP và nhiều công ty dầu khí lớn khác. “Nếu giá dầu tiến đến mức 70 đô la Mỹ/thùng, chúng tôi sẽ không chú ý nhiều đến mức giá hòa vốn nhưng với giá dầu hiện tại, chúng tôi đang rất lo lắng nên mức giá hòa vốn trở thành yếu tố quan trọng”, Murphy nói thêm.
Sự tập trung căng thẳng của ngành dầu khí vào mức giá hòa vốn phản ánh một sự thay đổi lớn so với kỷ nguyên giá dầu tăng liên tục lên các đỉnh cao mới. Vào thời kỳ đó, mối quan tâm của giới đầu tư thường đặt nhiều hơn vào khả năng tăng sản lượng hơn là khả năng tăng doanh thu của các công ty dầu khí.
Tại hội nghị nhà đầu tư của Total vào tháng trước, cụm từ “mức giá hòa vốn” được nêu ra đến 30 lần. Phương pháp mà các công ty sử dụng để xác định mức giá hòa vốn thường khác nhau. Chevron cho biết mức giá hòa vốn của tập đoàn này trong năm nay là 50 đô la Mỹ/thùng dầu nếu tính cả doanh thu từ việc thanh lý các tài sản. Total nói rằng có thể đạt mức giá hòa vốn dưới 30 đô la Mỹ/thùng dầu trong năm 2019 nếu không tính chi phí trả cổ tức.
Cắt giảm chi phí để hạ mức giá hòa vốn
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới cho biết họ đã đạt được một số tiến triển trong nỗ lực cắt giảm chi phí từ năm 2014 khi giá dầu bắt đầu đi vào chu kỳ giảm giá dài hạn.
Giá dầu Brent đang giao dịch ở mức dưới 60 đô la Mỹ/thùng trong tuần này, giảm so với mức đỉnh 114 đô la Mỹ/thùng vào tháng 6-2014.
Giá cổ phiếu của BP giảm 4% trong tháng 2-2017 sau khi tập đoàn này nói rằng để chạm đến điểm hòa vốn trong năm nay, giá dầu phải lên mức 60 đô la Mỹ/thùng.
Sáu tháng sau đó, BP cho biết đã cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu, cho phép công ty đạt hòa vốn với mức giá dầu 47 đô la Mỹ/thùng trong nửa đầu đầu năm 2017. Sau thông tin đó, giá cổ phiếu của BP tăng 2%.
BP cho biết chi phí khai thác dầu năm nay của tập đoàn này sẽ thấp hơn 40% so với năm 2013. Ảnh: Reuters
Các tập đoàn dầu khí cho biết họ có thể duy trì các mức chi tiêu thấp hơn để giúp giảm thêm mức giá hòa vốn và bắt đầu mở rộng hoạt động trở lại mà không cần giá dầu hồi phục trở về thời kỳ hoàng kim.
“Mức giá hòa vốn của các công ty dầu khí hiện nay đang dao động ở mức 30-50 đô la Mỹ/thùng dầu. Điều này thực sự lành mạnh”, Bob Dudley, Giám đốc điều hành BP, nói tại một hội nghị dầu mỏ ở London vào tháng trước.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo lắng về khả năng chi trả cổ tức trong ngành dầu khí. Trong khi các tập đoàn dầu khí đã có lợi nhuận trở lại, nhiều công ty vẫn chưa thu về đủ nguồn tiền để trang trải cổ tức dù đặt ra các mục tiêu tham vọng để hạ mức giá hòa vốn.
Để hạ mức giá hòa vốn, Total, Shell và một số công ty dầu khí khác trả một phần cổ tức bằng cổ phiếu.
Rất ít nhà đầu tư quan tâm đến mức giá hòa vốn khi giá dầu dầu nằm chót vót ở mức từ 100 đô la Mỹ trở lên. Nhưng vào thời kỳ đó, ngành công nghiệp dầu khí đổ xô săn lùng nguồn dầu mới, khiến chi tiêu tăng vọt và đẩy mức giá hòa vốn của một số tập đoàn dầu khí lớn ở châu Âu lên đến 152 đô la Mỹ/thùng, theo Ngân hàng Barclays.
Ngày nay, các công ty dầu khí, từng chạy theo các đại dự án, đang sử dụng công nghệ mới để hút được nhiều thùng dầu hơn với chi phí thấp hơn. BP cho biết chi phí khai thác dầu năm nay của tập đoàn này sẽ thấp hơn 40% so với năm 2013. Trong khi đó, Chervon cũng đang tìm cách hạ mức giá hòa vốn xuống mức tập đoàn này có thể duy trì mức cổ tức tăng dần theo truyền thống trong nhiều thập kỷ qua.
Mức giá hòa vốn, từng là thước đo ít được chú ý và khá mập mờ, nhưng nay trở thành mối quan tâm hàng đầu đang ám ảnh các ông lớn dầu khí toàn cầu như Exxon Mobil, BP và Chevron trong bối cảnh giá dầu lừng khừng trong khoảng 50-60 đô la Mỹ/thùng.
Nói một cách đơn giản, mức giá hòa vốn là mức giá dầu cần thiết để một công ty dầu khí thu về lượng tiền mặt đủ trang trải chi phí đầu tư và trả cổ tức.
Hòa vốn khi giá dầu 50 đô la Mỹ/thùng
Tập đoàn dầu khí BP cho biết mức giá hòa vốn của tập đoàn này trong nửa đầu năm nay là 47 đô la Mỹ/thùng dầu. BP đang đặt mục tiêu giảm mức giá hòa vốn xuống còn 35-40 đô la Mỹ/thùng vào năm 2021 để cải thiện bức tranh lợi nhuận với giả định giá dầu lúc đó sẽ duy trì ở mức hiện nay.
Tập đoàn Exxon Mobil không công bố mức giá hòa vốn nhưng đã thành công trong nỗ lực cải thiện doanh thu để trang trải chi phí hoạt động trong ba quí gần nhất khi giá dầu Brent đạt mức trung bình 51 đô la Mỹ/thùng.
Trong thời gian gần đây, nhiều công ty dầu khí đã cải thiện lợi nhuận và doanh thu trong khi giảm dần gánh nợ.
Giới đầu tư đang chú ý hơn đến mức cổ tức của các công ty dầu khí. Họ cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin về mức giá hòa vốn khi các tập đoàn như Exxon, Chevron Total, BP, Shell chuẩn bị công bố kết quả kinh doanh quí 3-2017
“Đó là điểm mấu chốt mà chúng tôi quan sát”, Rohan Murphy, nhà phân tích năng lượng ở Công ty quản lý đầu tư Allianz Global Investors (Mỹ), cho biết. Công ty này đang nắm giữ cổ phiếu của BP và nhiều công ty dầu khí lớn khác. “Nếu giá dầu tiến đến mức 70 đô la Mỹ/thùng, chúng tôi sẽ không chú ý nhiều đến mức giá hòa vốn nhưng với giá dầu hiện tại, chúng tôi đang rất lo lắng nên mức giá hòa vốn trở thành yếu tố quan trọng”, Murphy nói thêm.
Sự tập trung căng thẳng của ngành dầu khí vào mức giá hòa vốn phản ánh một sự thay đổi lớn so với kỷ nguyên giá dầu tăng liên tục lên các đỉnh cao mới. Vào thời kỳ đó, mối quan tâm của giới đầu tư thường đặt nhiều hơn vào khả năng tăng sản lượng hơn là khả năng tăng doanh thu của các công ty dầu khí.
Tại hội nghị nhà đầu tư của Total vào tháng trước, cụm từ “mức giá hòa vốn” được nêu ra đến 30 lần. Phương pháp mà các công ty sử dụng để xác định mức giá hòa vốn thường khác nhau. Chevron cho biết mức giá hòa vốn của tập đoàn này trong năm nay là 50 đô la Mỹ/thùng dầu nếu tính cả doanh thu từ việc thanh lý các tài sản. Total nói rằng có thể đạt mức giá hòa vốn dưới 30 đô la Mỹ/thùng dầu trong năm 2019 nếu không tính chi phí trả cổ tức.
Cắt giảm chi phí để hạ mức giá hòa vốn
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới cho biết họ đã đạt được một số tiến triển trong nỗ lực cắt giảm chi phí từ năm 2014 khi giá dầu bắt đầu đi vào chu kỳ giảm giá dài hạn.
Giá dầu Brent đang giao dịch ở mức dưới 60 đô la Mỹ/thùng trong tuần này, giảm so với mức đỉnh 114 đô la Mỹ/thùng vào tháng 6-2014.
Giá cổ phiếu của BP giảm 4% trong tháng 2-2017 sau khi tập đoàn này nói rằng để chạm đến điểm hòa vốn trong năm nay, giá dầu phải lên mức 60 đô la Mỹ/thùng.
Sáu tháng sau đó, BP cho biết đã cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu, cho phép công ty đạt hòa vốn với mức giá dầu 47 đô la Mỹ/thùng trong nửa đầu đầu năm 2017. Sau thông tin đó, giá cổ phiếu của BP tăng 2%.
BP cho biết chi phí khai thác dầu năm nay của tập đoàn này sẽ thấp hơn 40% so với năm 2013. Ảnh: Reuters
“Mức giá hòa vốn của các công ty dầu khí hiện nay đang dao động ở mức 30-50 đô la Mỹ/thùng dầu. Điều này thực sự lành mạnh”, Bob Dudley, Giám đốc điều hành BP, nói tại một hội nghị dầu mỏ ở London vào tháng trước.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo lắng về khả năng chi trả cổ tức trong ngành dầu khí. Trong khi các tập đoàn dầu khí đã có lợi nhuận trở lại, nhiều công ty vẫn chưa thu về đủ nguồn tiền để trang trải cổ tức dù đặt ra các mục tiêu tham vọng để hạ mức giá hòa vốn.
Để hạ mức giá hòa vốn, Total, Shell và một số công ty dầu khí khác trả một phần cổ tức bằng cổ phiếu.
Rất ít nhà đầu tư quan tâm đến mức giá hòa vốn khi giá dầu dầu nằm chót vót ở mức từ 100 đô la Mỹ trở lên. Nhưng vào thời kỳ đó, ngành công nghiệp dầu khí đổ xô săn lùng nguồn dầu mới, khiến chi tiêu tăng vọt và đẩy mức giá hòa vốn của một số tập đoàn dầu khí lớn ở châu Âu lên đến 152 đô la Mỹ/thùng, theo Ngân hàng Barclays.
Ngày nay, các công ty dầu khí, từng chạy theo các đại dự án, đang sử dụng công nghệ mới để hút được nhiều thùng dầu hơn với chi phí thấp hơn. BP cho biết chi phí khai thác dầu năm nay của tập đoàn này sẽ thấp hơn 40% so với năm 2013. Trong khi đó, Chervon cũng đang tìm cách hạ mức giá hòa vốn xuống mức tập đoàn này có thể duy trì mức cổ tức tăng dần theo truyền thống trong nhiều thập kỷ qua.
thesaigontimes.vn
Relate Threads