Các công ty Indonesia và Nhật Bản đang cân nhắc đấu thầu tài sản trị giá hơn 2 tỷ USD thuộc sở hữu của Chevron.
Một số công ty dầu lớn nhất thế giới đang rút dần khỏi châu Á, mở đường cho các đối thủ canh tranh trong khu vực nắm giữ vai trò lớn hơn.
Một ví dụ gần đây nhất, một số công ty của Indonesia và Nhật Bản đang cân nhắc đấu thầu hạ tầng địa nhiệt nằm ở Indonesia, sở hữu bởi Chevron, có giá trị hơn 2 tỷ USD.
"Với các "ông lớn" dầu mỏ, việc thu hẹp tài sản và cắt giảm chi phí là cách xoa dịu các cổ đông khi khủng hoảng giá dầu kéo dài. Các công ty này đang sở hữu khoảng 40 tỷ USD tài sản ở châu Á, những tài sản đã đến giữa hoặc cuối vòng đời của nó, điều khiến việc vận hành càng tốn kém hơn", theo Wood Mackenzie – hãng phân tích kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng và khai khoáng.
“Có nhiều tài sản đã đến hạn ở đây”, Angus Rodger - một cố vấn năng lượng của Wood Mackenzie nói. “Đây là thời điểm tốt để dọn dẹp danh mục tài sản”. Các hãng kỳ vọng rằng khoảng 1/5 sản lượng của các công ty xăng dầu phương Tây sẽ rút bớt khỏi châu Á đến năm 2020.
“Có một lịch sử lâu dài của các công ty lớn hoạt động ở châu Á”, Angus Rodger nói. “Nhưng các công ty dầu quốc gia trong khu vực đang có một nền tảng ngày càng được khẳng định”.
Theo trang Wall Street Journal, Công ty năng lượng nhà nước PT Pertamina của Indonesia là một trong số các nhà thầu khối tài sản của Chevron. Người phát ngôn của công ty này nói họ đang xem xét tình hình. Pertamina có một ngân sách khoảng 3,5 tỷ USD chi phí vốn và khoảng 70% được dành riêng cho hoạt động thăm dò và khai thác.
"Hạn gửi hồ sơ dự thầu là trong tháng Mười", một người trong cuộc nói.
Tháng trước, hãng Năng lượng quốc tế PT Medco của Indonesia đã tuyên bố một thỏa thuận được ký kết, mua lại 40% cổ phẩn của hãng Năng lượng đa quốc gia của Mỹ - ConocoPhillips - trong một mỏ dầu và khí đốt ở bờ biển phía bắc đảo Borneo, Indonesia.
Sự sụt giảm giá dầu đã là một trở ngại cho giao dịch giữa người mua và người bán, bởi khác biệt về "kỳ vọng giá dầu trong dài hạn", ông Scott Darling, nhà phân tích dầu khí châu Á tại JPMorgan Chase & cộng sự nói.
Các hãng dầu phương Tây đã thỏa thuận mua bán 3,1 tỷ USD giá trị tài sản ở châu Á, gồm cả đã hoàn tất hoặc đang chờ...
Hãng BP cũng đang cân nhắc bán lại 50% cổ phần của mình trong công ty liên doanh với Petrochemical Thượng Hải và hãng dầu thuộc sở hữu chính phủ Trung Quốc Sinopec. Lời rao bán này đã thu hút được một số bên quan tâm, trong đó có cả Sinopec. Thỏa thuận này có thể đem về khoảng 1 tỷ USD.
BP, Sinopec và Petrochemical Thượng Hải cùng đầu tư 2,7 tỷ USD vào công ty liên doanh Secco Petrochemical Thượng Hải, mà theo thông tin trên website của Secco hiện đang vận hành 8 nhà máy hóa dầu./.
Một số công ty dầu lớn nhất thế giới đang rút dần khỏi châu Á, mở đường cho các đối thủ canh tranh trong khu vực nắm giữ vai trò lớn hơn.
Một ví dụ gần đây nhất, một số công ty của Indonesia và Nhật Bản đang cân nhắc đấu thầu hạ tầng địa nhiệt nằm ở Indonesia, sở hữu bởi Chevron, có giá trị hơn 2 tỷ USD.
"Với các "ông lớn" dầu mỏ, việc thu hẹp tài sản và cắt giảm chi phí là cách xoa dịu các cổ đông khi khủng hoảng giá dầu kéo dài. Các công ty này đang sở hữu khoảng 40 tỷ USD tài sản ở châu Á, những tài sản đã đến giữa hoặc cuối vòng đời của nó, điều khiến việc vận hành càng tốn kém hơn", theo Wood Mackenzie – hãng phân tích kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng và khai khoáng.
“Có nhiều tài sản đã đến hạn ở đây”, Angus Rodger - một cố vấn năng lượng của Wood Mackenzie nói. “Đây là thời điểm tốt để dọn dẹp danh mục tài sản”. Các hãng kỳ vọng rằng khoảng 1/5 sản lượng của các công ty xăng dầu phương Tây sẽ rút bớt khỏi châu Á đến năm 2020.
“Có một lịch sử lâu dài của các công ty lớn hoạt động ở châu Á”, Angus Rodger nói. “Nhưng các công ty dầu quốc gia trong khu vực đang có một nền tảng ngày càng được khẳng định”.
Theo trang Wall Street Journal, Công ty năng lượng nhà nước PT Pertamina của Indonesia là một trong số các nhà thầu khối tài sản của Chevron. Người phát ngôn của công ty này nói họ đang xem xét tình hình. Pertamina có một ngân sách khoảng 3,5 tỷ USD chi phí vốn và khoảng 70% được dành riêng cho hoạt động thăm dò và khai thác.
"Hạn gửi hồ sơ dự thầu là trong tháng Mười", một người trong cuộc nói.
Sự sụt giảm giá dầu đã là một trở ngại cho giao dịch giữa người mua và người bán, bởi khác biệt về "kỳ vọng giá dầu trong dài hạn", ông Scott Darling, nhà phân tích dầu khí châu Á tại JPMorgan Chase & cộng sự nói.
Các hãng dầu phương Tây đã thỏa thuận mua bán 3,1 tỷ USD giá trị tài sản ở châu Á, gồm cả đã hoàn tất hoặc đang chờ...
Hãng BP cũng đang cân nhắc bán lại 50% cổ phần của mình trong công ty liên doanh với Petrochemical Thượng Hải và hãng dầu thuộc sở hữu chính phủ Trung Quốc Sinopec. Lời rao bán này đã thu hút được một số bên quan tâm, trong đó có cả Sinopec. Thỏa thuận này có thể đem về khoảng 1 tỷ USD.
BP, Sinopec và Petrochemical Thượng Hải cùng đầu tư 2,7 tỷ USD vào công ty liên doanh Secco Petrochemical Thượng Hải, mà theo thông tin trên website của Secco hiện đang vận hành 8 nhà máy hóa dầu./.
Ngọc Trang - Thời báo Tài chính Việt Nam (theo Wall Street Journal)
Relate Threads