Việc hàng loạt nhà máy lọc hóa dầu nhỏ, độc lập tại Trung Quốc bùng nổ trong vài năm trở lại đây đã giúp quốc gia này vượt qua Mỹ trở thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, “con sóng” lớn vẫn ở phía trước khi hiện tại, một thế hệ các nhà máy tinh chế với kích cỡ khổng lồ đang được xây dựng, chuẩn bị khuấy động thị trường toàn cầu.
Cách đây vài năm, một loạt các nhà máy lọc dầu tư nhân với kích cỡ nhỏ, hay được gọi là teapots (ấm trà), đã mọc lên tại khu vực phía tây tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, với sản phẩm chính là khí đốt và dầu diesel.
Vài năm trở lại đây, một loạt nhà máy lọc dầu tư nhân quy mô nhỏ đã mọc lên tại Trung Quốc
Hiện tại, các dự án nhà máy tinh chế dầu mỏ được sự ủng hộ của chính quyền địa phương tại Chiết Giang và Liêu Ninh đang được triển khai, sẽ tập trung vào việc chế tạo hóa chất dầu mỏ - nguyên liệu được sử dụng để sản xuất mọi thứ, từ quần áo thể thao, lon nước ngọt cho tới đồ chơi.
Tuần trước, tại Hội nghị Dầu mỏ châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Singapore, một trong những cuộc họp lớn nhất ngành dầu mỏ, lãnh đạo các quốc gia xuất khẩu dầu thô, cũng như các doanh nghiệp hóa dầu toàn cầu đã tập trung đưa ra dự báo về việc làn sóng các nhà máy tinh chế dầu mỏ của Trung Quốc sắp tới sẽ khuấy động thị trường dầu mỏ toàn cầu như thế nào, khi sức mạnh của những teapots kể trên đã rất đáng gờm.
Cụ thể, Ả Rập Xê út, nhà sản xuất dầu lớn nhất Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã phá vỡ truyền thống không bán hàng cho các nhà máy lọc dầu nhỏ lẻ khi bán một tàu chở dầu thử nghiệm cho 1 trong các teapots tại Trung Quốc.
Trong khi Trafigura Group, nhà giao dịch dầu lớn nhất thế giới cũng tìm kiếm cơ hội cung cấp nguyên liệu cho các công ty này. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng là khách hàng lớn của nhà sản xuất dầu thô Mỹ. Theo các chuyên gia, nếu các teapots có sức mạnh lớn tới vậy, thì điều mà những siêu dự án lọc hóa dầu sắp tới có thể làm được là cực kỳ ấn tượng.
Một trong những nhà máy lọc hóa dầu thế hệ mới là dự án trị giá 24 tỷ USD tại tỉnh Chiết Giang, dự kiến tinh chế được 20 triệu tấn dầu mỗi năm, tương đương 400.000 thùng/ngày, sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Chủ đầu tư dự án là Rongsheng Petrochemical Co. đang lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất vào năm 2020, khiến nhà máy này sẽ lớn hơn cả nhà máy lớn nhất của Royal Dutch Shell Plc tại Singapore, cũng như nhà máy tại Texas của Exxon Mobil Corp. Trong khi đó, công suất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 6,5 triệu tấn/năm, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là 8,4 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, Hengli Group, một doanh nghiệp lọc hóa dầu khổng lồ khác của Trung Quốc, đang sở hữu nhà máy có thể sản xuất 20 triệu tấn dầu tại tỉnh Liêu Ninh. Nhà máy này được chính quyền địa phương hết sức ủng hộ với các thông tin quảng bá và chính sách ưu đãi.
Một nhược điểm lớn của các nhà máy lọc dầu nhỏ tại tỉnh Sơn Đông đó là sự khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, khi cảng tại đây nông và thiếu hệ thống các ống dẫn dầu. Trong khi các siêu dự án mới tại Chiết Giang và Liêu Ninh lại có lợi thế khi có cảng nước sâu. Điều này làm giảm chi phí vận chuyển, thuận lợi trong giao thông với các con tàu lớn, giúp gia tăng sức mạnh đáng kể của các nhà máy lọc hóa dầu.
Theo đó, nhà máy của Rongsheng sẽ nhập khẩu dầu thô bằng các con tàu chở dầu rất lớn tại cảng nước sâu đang được xây dựng, trong khi điểm trung chuyển của Hengli có khả năng đón được tàu VLCCs, loại tàu chở hàng lớn nhất được đóng cho tới ngày nay.
Trong bối cảnh này, để chuẩn bị cho trận chiến với các công ty dầu khí nhà nước lớn và các đối thủ tư nhân tầm cỡ “khủng”, các teapots tại tỉnh Sơn Đông đang tập hợp lại để gia tăng sức mạnh.
Zhang Liucheng, Phó chủ tịch Dongming Petrochemical Group, một trong những teapots lớn nhất cho biết: “Các nhà máy lọc dầu tư nhân tại Sơn Đông nghĩ rằng mình là bầy sói, bên cạnh những con hổ là các công ty dầu khí nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các đối thủ tư nhân lớn hơn đang trỗi dậy mới là bầy sói, trong khi những con hổ giữ nguyên và chúng ta chỉ là bầy cừu”.
Hiện tại, nhóm các teapot nhỏ đã tập hợp với giá trị khoảng 33,19 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, theo ông Zhang, mục tiêu là tập hợp được một nhóm các nhà máy lọc dầu tư nhân nhỏ với tổng giá trị khoảng 90 tỷ nhân dân tệ, năng lực sản xuất khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày.
Cách đây vài năm, một loạt các nhà máy lọc dầu tư nhân với kích cỡ nhỏ, hay được gọi là teapots (ấm trà), đã mọc lên tại khu vực phía tây tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, với sản phẩm chính là khí đốt và dầu diesel.
Vài năm trở lại đây, một loạt nhà máy lọc dầu tư nhân quy mô nhỏ đã mọc lên tại Trung Quốc
Tuần trước, tại Hội nghị Dầu mỏ châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Singapore, một trong những cuộc họp lớn nhất ngành dầu mỏ, lãnh đạo các quốc gia xuất khẩu dầu thô, cũng như các doanh nghiệp hóa dầu toàn cầu đã tập trung đưa ra dự báo về việc làn sóng các nhà máy tinh chế dầu mỏ của Trung Quốc sắp tới sẽ khuấy động thị trường dầu mỏ toàn cầu như thế nào, khi sức mạnh của những teapots kể trên đã rất đáng gờm.
Cụ thể, Ả Rập Xê út, nhà sản xuất dầu lớn nhất Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã phá vỡ truyền thống không bán hàng cho các nhà máy lọc dầu nhỏ lẻ khi bán một tàu chở dầu thử nghiệm cho 1 trong các teapots tại Trung Quốc.
Trong khi Trafigura Group, nhà giao dịch dầu lớn nhất thế giới cũng tìm kiếm cơ hội cung cấp nguyên liệu cho các công ty này. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng là khách hàng lớn của nhà sản xuất dầu thô Mỹ. Theo các chuyên gia, nếu các teapots có sức mạnh lớn tới vậy, thì điều mà những siêu dự án lọc hóa dầu sắp tới có thể làm được là cực kỳ ấn tượng.
Một trong những nhà máy lọc hóa dầu thế hệ mới là dự án trị giá 24 tỷ USD tại tỉnh Chiết Giang, dự kiến tinh chế được 20 triệu tấn dầu mỗi năm, tương đương 400.000 thùng/ngày, sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Chủ đầu tư dự án là Rongsheng Petrochemical Co. đang lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất vào năm 2020, khiến nhà máy này sẽ lớn hơn cả nhà máy lớn nhất của Royal Dutch Shell Plc tại Singapore, cũng như nhà máy tại Texas của Exxon Mobil Corp. Trong khi đó, công suất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 6,5 triệu tấn/năm, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là 8,4 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, Hengli Group, một doanh nghiệp lọc hóa dầu khổng lồ khác của Trung Quốc, đang sở hữu nhà máy có thể sản xuất 20 triệu tấn dầu tại tỉnh Liêu Ninh. Nhà máy này được chính quyền địa phương hết sức ủng hộ với các thông tin quảng bá và chính sách ưu đãi.
Một nhược điểm lớn của các nhà máy lọc dầu nhỏ tại tỉnh Sơn Đông đó là sự khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, khi cảng tại đây nông và thiếu hệ thống các ống dẫn dầu. Trong khi các siêu dự án mới tại Chiết Giang và Liêu Ninh lại có lợi thế khi có cảng nước sâu. Điều này làm giảm chi phí vận chuyển, thuận lợi trong giao thông với các con tàu lớn, giúp gia tăng sức mạnh đáng kể của các nhà máy lọc hóa dầu.
Theo đó, nhà máy của Rongsheng sẽ nhập khẩu dầu thô bằng các con tàu chở dầu rất lớn tại cảng nước sâu đang được xây dựng, trong khi điểm trung chuyển của Hengli có khả năng đón được tàu VLCCs, loại tàu chở hàng lớn nhất được đóng cho tới ngày nay.
Trong bối cảnh này, để chuẩn bị cho trận chiến với các công ty dầu khí nhà nước lớn và các đối thủ tư nhân tầm cỡ “khủng”, các teapots tại tỉnh Sơn Đông đang tập hợp lại để gia tăng sức mạnh.
Zhang Liucheng, Phó chủ tịch Dongming Petrochemical Group, một trong những teapots lớn nhất cho biết: “Các nhà máy lọc dầu tư nhân tại Sơn Đông nghĩ rằng mình là bầy sói, bên cạnh những con hổ là các công ty dầu khí nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các đối thủ tư nhân lớn hơn đang trỗi dậy mới là bầy sói, trong khi những con hổ giữ nguyên và chúng ta chỉ là bầy cừu”.
Hiện tại, nhóm các teapot nhỏ đã tập hợp với giá trị khoảng 33,19 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, theo ông Zhang, mục tiêu là tập hợp được một nhóm các nhà máy lọc dầu tư nhân nhỏ với tổng giá trị khoảng 90 tỷ nhân dân tệ, năng lực sản xuất khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày.
Lam Phong (Theo báo chí nước ngoài)
Tinnhanhchungkhoan.vn
Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads